Không chỉ củ tỏi tốt cho sức khỏe, vỏ tỏi còn có nhiều công dụng tuyệt vời hơn bạn tưởng
Vỏ tỏi có nhiều tác dụng cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết điều này.
Tỏi đã được sử dụng làm thực phẩm chức năng và dược phẩm trong y học cổ truyền qua nhiều thế kỷ. Sở hữu chất diệt khuẩn mạnh là allicin, tỏi được mệnh danh là "thuốc kháng sinh tự nhiên" bởi tác dụng phòng bệnh và nâng cao hệ miễn dịch tuyệt vời của nó. Theo Live Strong, mỗi 100g tỏi cung cấp 150 calo, 33 g carbs, 6,36 g protein và giàu các dưỡng chất như vitamin B1, B2, B3, B6, folate, C, canxi, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kali...
Tuy nhiên, vỏ tỏi được coi là chất thải nông nghiệp. Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng các chất được trích ly từ vỏ tỏi có chứa các hợp chất sinh học có hoạt tính chống oxy hóa (có thể được áp dụng trong công nghiệp thực phẩm và dược phẩm). Trong nghiên cứu này, các thông số khảo sát trong quá trình trích ly là nhiệt độ thay đổi trong khoảng 40 đến 80oC trong thời gian từ 30 đến 120 phút.
Tất cả các dịch trích đều được xác định hàm lượng các chất có hoạt tính sinh học (polyphenol tổng số, flavonoid tổng số, anthocyanin và thiosulfinate). Hàm lượng các hợp chất có hoạt tính sinh học thu được cao nhất ở nhiệt độ 60-70oC trong khoảng thời gian 60-90 phút. Vỏ tỏi là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tự nhiên đầy hứa hẹn và có thể được ứng dụng trong dược phẩm và thực phẩm.
Nhiều người không ăn vỏ tỏi vì thói quen không ăn vỏ các loại rau củ quả. Thực ra, vỏ tỏi hoàn toàn có thể ăn được và còn tốt cho sức khỏe. Theo All Recipes, vỏ tỏi không chứa tinh dầu tỏi nên không thơm nhưng đây lại là nơi chứa nhiều chất chống ôxy hóa giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa và bảo vệ tim mạch.
Theo một nghiên cứu từ Nhật Bản, vỏ tỏi có lượng chất chống ôxy hóa phenylprôpanid cao gấp 6 lần. Ngoài ra phần vỏ khô bao bọc tỏi rất giàu quercetin, giúp giảm viêm cơ và tăng cường khả năng chống dị ứng. Dù lớp vỏ này không thể ăn nhưng bạn có thể thêm vào khi nấu ăn và lấy ra trước khi ăn để các dưỡng chất hữu ích ngấm vào thức ăn trong quá trình đun nấu.
Một số tác dụng của củ tỏi
Trị cảm cúm thông thường
Bổ sung tỏi hàng ngày giúp cơ thể chống lại cơn cảm lạnh thông thường. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Advances In Therapy, việc bổ sung tỏi mỗi ngày giúp cung cấp nhiều allicin, làm giảm đến 63% nguy cơ bị cảm cúm. Đặc biệt điều này có thể làm giảm hơn 70% thời gian bị cảm, như từ 5 ngày có thể giảm xuống còn 1,5 ngày.
Tính chất kháng khuẩn của tỏi rất mạnh, nó thậm chí có thể giúp điều trị đau họng khi bị cảm cúm. Nó cũng có thể giúp bạn giảm ho và phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Trị mụn trứng cá
Theo Medical Daily, ít người biết rằng tỏi là một trong những dược phẩm điều trị mụn tại chỗ tự nhiên có hiệu quả cao. Hợp chất hữu cơ allicin trong tỏi có khả năng cản trở sự hoạt động của các gốc tự do và tiêu diệt vi khuẩn. Ở dạng phân hủy, allicin chuyển hóa thành axit sulfenic, tạo phản ứng nhanh với các gốc tự do, giúp phòng ngừa sẹo mụn, các bệnh ngoài da và dị ứng.
Giảm huyết áp
Ăn tỏi mỗi ngày giúp cơ thể duy trì mức huyết áp ổn định. Các loại hoạt chất trong tỏi có khả năng làm giảm huyết áp tương tự như các loại thuốc chuyên dùng khác. Theo ước tính đăng trên tạp chí Khoa học về dược phẩm Pakistan, khoảng 600-1.500 mg chiết xuất tỏi mang lại hiệu quả trong 24 tuần như loại thuốc Atenolol mà người cao huyết áp thường sử dụng.
Ngoài ra, do tỏi có chứa polysulfides, các phân tử lưu huỳnh giúp kích thích việc sản xuất các tế bào nội mạc, làm giãn cơ trơn và giãn mạch máu, giúp kiểm soát huyết áp.
Phòng chống ung thư
Một số nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa ăn tỏi hàng ngày với việc chống lại ung thư dạ dày và đại trực tràng. Các hợp chất alli giúp làm chậm hoặc ngừng sự phát triển các tế bào ung thư trên cơ thể. Theo Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ, tỏi có thể làm giảm tỷ lệ các khối u ung thư.
Cải thiện hệ xương
Tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu ích cho hệ xương như kẽm, mangan, vitamin B6, vitamin C. Lượng mangan cao, cùng với các enzyme và chất chống oxy hóa rất cần thiết cho sự hình thành xương, các mô liên kết, chuyển hóa xương và sự hấp thụ canxi.
Ngoài ra, tỏi còn làm chậm quá trình loãng xương ở phụ nữ bằng cách làm tăng lượng nội tiết tố estrogen. Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Phytotherapy Research, dầu tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp phát triển hệ xương khỏe mạnh.
Lưu ý khi sử dụng tỏi
- Theo Trung tâm Y tế thuộc Đại học Maryland (Mỹ), một người lớn khỏe mạnh có thể tiêu thụ khoảng 4 tép tỏi mỗi ngày, mỗi tép tương đương 1 g.
– Lựa chọn những củ tỏi rắn chắc, to, không bị sâu mọt. Kiểm tra lớp vỏ phía ngoài ở đầu mỗi củ tỏi, xem chúng có phải còn nguyên vẹn và có màu hơi trắng không.
– Nhánh của củ tỏi phải đầy đặn và không bị quá khô, nhăn và có màu hơi trắng. Những củ tỏi có nhánh màu xám hoặc màu vàng sẽ không có mùi thơm.
– Bảo quản tỏi ở nơi thoáng mát, nhiều ánh nắng mặt trời càng tốt. Không để tỏi vào ngăn mát tủ lạnh, nơi ẩm ướt.
- Không ăn tỏi khi đang bị đi tả
Với người bình thường, ăn tỏi sống đặc biệt có lợi đối với dạ dày. Nhưng với các đối tượng đang trong thời gian mắc bệnh tả, tỏi lại lại là thực phẩm nên tránh xa.
- Không ăn tỏi với các loại thực phẩm kiêng kỵ
Những loại thực phẩm tuyệt đối không nên ăn với tỏi bao gồm: Thịt gà, trứng, cá trắm, thịt chó. Tỏi kết hợp với thịt gà sẽ dẫn tới kiết lỵ, ăn cùng trứng sẽ tạo thành chất độc. Tương tự như vậy, cá trắm nấu cùng tỏi khi ăn sẽ dễ dẫn tới tình trạng chướng bụng. Tỏi ăn cùng thịt chó sẽ bị chứng khó tiêu.