Không để trâu, bò thả rông trong các khu nội thị

Tình trạng trâu, bò thả rông trên nhiều tuyến đường tồn tại lâu nay không chỉ ở nông thôn mà còn có ở cả thành thị, gây ra nhiều hệ lụy nhưng chính quyền và các cơ quan chức năng chưa có giải pháp xử lý dứt điểm.

Ngay trên tuyến đường 1A, đoạn quahuyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình, hàng ngày vào buổi sáng và chiều tối, đànbò vẫn đủng đỉnh, nghênh ngang qua đường gây ách tắc giao thông. Mặc dù là ởthành phố nhưng nhiều gia đình ở phường Ninh Khánh (thành phố Ninh Bình) vẫncòn tập quán chăn nuôi trâu, bò, do nguồn thức ăn bị khan hiếm nên nhiều đàn bòvẫn được thả rông gặm cỏ ngay trên dải phân cách.

Đáng nói là bò phóng uế rađường gây ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến người và phươngtiện tham gia giao thông. Trên một số tuyến đường du lịch, tình trạng trâu bòthả rông, bất thình lình ra chắn ngang đường khiến người tham gia giao thông nhiều phen hoảng hốt. Không chỉ ônhiễm môi trường, gây mất ATGT, những đàn gia súc này còn xéo nát thảm cỏ, ănnham nhở cây xanh trồng ven đường…

Qua tìm hiểu, Ban ATGT có văn bản yêu cầu BanATGT các huyện, thành phố tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục ngươìdân có gia súc không thả rông trên đường gây ảnh hưởng đến ATGT; UBND thành phốNinh Bình, thành phố Tam Điệp đã có quy định cấm nuôi thả gia súc, gia cầm khuvực nội thị.

Tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy địnhxử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thì:Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạmsau đây: Điều khiển, dẫn dắt súc vật đi không đúng phần đường quy định, đi vàođường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường của xe cơ giới; để súc vật đi trênđường bộ không bảo đảm an toàn cho người và phương tiện đang tham gia giaothông.

Tại Khoản 1 Điều 15 /NĐ-CP: Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến100.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:Chăn dắt súc vật ở mái đường; buộc súc vật vào hàng cây hai bên đường hoặc vàocọc tiêu, biển báo, rào chắn, các công trình phụ trợ của giao thông đường bộ.

Tại Điểm a Khoản 2 Điều 49 của Nghị định 121/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy địnhphạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vichăn, thả gia súc trong công viên, vườn hoa.

Khoản 2Điều 35 Luật Giao thông đường bộ có quy định: Không được thả rông súc vật trênđường bộ. Trường hợp người dắt súc vật đi trên đường bộ phải tuân thủ nguyêntắc sau: Phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường,trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ đi quađường khi có đủ điều kiện an toàn; Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đườngdành cho xe cơ giới.

Trường hợp chủ gia súc thả gia súc hoặc dẫn dắt gia súc đitrên đường gây tai nạn giao thông chết người thì người chủ có thể bị truy cưútrách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người theo quy định tại Điều 128 Bộluật Hình sự năm 2015 với khung xử lý thấp nhất là phạt cải tạo không giam giữđến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm. Trường hợp vô ý làm chết 2 người trở lênthì bị phạt tù từ 3 - 10 năm, đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường theo Bộluật Dân sự.

Như vậy, vềcơ sở pháp lý để xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thả rông trâu, bòlà không thiếu, tuy nhiên vướng mắc trong thực tế là: Khi phát hiện trâu, bòthả rông thì không ai nhận là chủ sở hữu nên không thể xử phạt; nếu tạm giữtrâu bò theo thủ tục hành chính thì lại không có chỗ giữ, người chăm sóc dẫnđến bò chết hoặc thất lạc thì phải đền.

Đã đến lúc các huyện, thành phố và cáccơ quan chức năng cần có giải pháp hữu hiệu; đồng thời tăng cường mức xử phạthoặc quy hoạch, khoanh vùng chăn nuôi vừa bảo đảm an toàn giao thông, mỹ quanđô thị, không ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Để giải quyết dứt điểm là cầnphải tăng hình thức xử phạt, có giải pháp mạnh tay về các hình thức xử lý viphạm.

Đặc biệt là ở các thành phố nơi không còn đất trống rộng rãi để chăn thả trâu,bò nữa. Tình trạng trâu, bò thả rông như trên không còn chấp nhận được, chínhquyền và các cơ quan chức năng cần có giải pháp xử lý dứt điểm để bảo đảm mỹquan đô thị, an toàn giao thông, không còn cảnh “dở quê, dở phố” vì tình trạngtrâu, bò thả rông như hiện nay nữa.

Trần Mạnh Dũng

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/khong-de-trau-bo-tha-rong-trong-cac-khu-noi-thi-2019112708425762p5c34.htm