Không gian văn hóa đặc sắc tại Lễ hội trà hoa vàng 2020

Hàng nghìn người dân và du khách đang cùng hòa mình vào không gian văn hóa đặc sắc của Lễ hội Trà hoa vàng lần thứ III năm 2020.

Lễ hội Trà hoa vàng lần thứ III năm 2020 nằm trong chuỗi các hoạt động kích cầu du lịch của tỉnh Quảng Ninh dịp cuối năm. Không gian Lễ hội tràn ngập sắc vàng của gần 200 cây Trà hoa vàng đang bung nở.

Lễ hội Trà hoa vàng lần thứ III năm 2020 nằm trong chuỗi các hoạt động kích cầu du lịch của tỉnh Quảng Ninh dịp cuối năm. Không gian Lễ hội tràn ngập sắc vàng của gần 200 cây Trà hoa vàng đang bung nở.

Du khách có thể thưởng thức trà, ngắm hoa và mua các sản phẩm từ cây Trà hoa vàng Ba Chẽ.

Du khách có thể thưởng thức trà, ngắm hoa và mua các sản phẩm từ cây Trà hoa vàng Ba Chẽ.

Chị Lê Vũ Hằng (bìa trái), du khách đến từ Hà Tĩnh cho biết: "Tôi được nghe sách báo, truyền thông phương tiện nói về trà hoa vàng rất nhiều rồi. Tôi đến đây để có thể tận mắt chiêm ngưỡng trà hoa vàng và tìm hiểu rõ hơn về công dụng cũng như đặc điểm của loài trà này".

Chị Lê Vũ Hằng (bìa trái), du khách đến từ Hà Tĩnh cho biết: "Tôi được nghe sách báo, truyền thông phương tiện nói về trà hoa vàng rất nhiều rồi. Tôi đến đây để có thể tận mắt chiêm ngưỡng trà hoa vàng và tìm hiểu rõ hơn về công dụng cũng như đặc điểm của loài trà này".

Lễ hội được tổ chức vào ngày cuối tuần, trong thời tiết khí hậu dễ chịu nên đã thu hút nhiều du khách từ các tỉnh khác như Hà Nội, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Phú Thọ, Nam Định,...

Lễ hội được tổ chức vào ngày cuối tuần, trong thời tiết khí hậu dễ chịu nên đã thu hút nhiều du khách từ các tỉnh khác như Hà Nội, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Phú Thọ, Nam Định,...

Du khách được thưởng thức trà hoa vàng ngay tại ngày hội.

Du khách được thưởng thức trà hoa vàng ngay tại ngày hội.

Những gian hàng OCOP giới thiệu sản phẩm đặc thù của địa phương của bà con dân tộc thiểu số nơi đây.

Những gian hàng OCOP giới thiệu sản phẩm đặc thù của địa phương của bà con dân tộc thiểu số nơi đây.

Dịp này, huyện Ba Chẽ cũng tổ chức Đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia Miếu Ông - Miếu Bà được xây dựng từ thời Trần (thế kỷ XIII - XIV), là nơi thờ những anh hùng dân tộc, những vị có công trong công cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông thế kỷ thứ XIII.

Dịp này, huyện Ba Chẽ cũng tổ chức Đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia Miếu Ông - Miếu Bà được xây dựng từ thời Trần (thế kỷ XIII - XIV), là nơi thờ những anh hùng dân tộc, những vị có công trong công cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông thế kỷ thứ XIII.

Nhiều du khách lầm tưởng Miếu Ông - Miếu Bà là 2 ngôi miếu thờ vợ chồng tướng quân Lê Bá Đức. Tuy nhiên miếu thờ tướng quân Lê Bá Đức là Miếu Ông, còn Miếu Bà nằm ở đối diện là miếu thờ " Mẫu Thượng Ngàn - Bà chúa rừng xanh" đã có từ hàng ngàn năm.

Nhiều du khách lầm tưởng Miếu Ông - Miếu Bà là 2 ngôi miếu thờ vợ chồng tướng quân Lê Bá Đức. Tuy nhiên miếu thờ tướng quân Lê Bá Đức là Miếu Ông, còn Miếu Bà nằm ở đối diện là miếu thờ " Mẫu Thượng Ngàn - Bà chúa rừng xanh" đã có từ hàng ngàn năm.

Tại Lễ hội trà hoa vàng lần thứ III năm 2020, Lễ hội Bàn Vương của người Dao Việt Nam lần đầu tiên được phục dựng, thu hút đông đảo người Dao khắp mọi miền về dự.

Tại Lễ hội trà hoa vàng lần thứ III năm 2020, Lễ hội Bàn Vương của người Dao Việt Nam lần đầu tiên được phục dựng, thu hút đông đảo người Dao khắp mọi miền về dự.

Tái hiện lại câu chuyện 12 dòng họ người Dao là họ Bàn, Triệu, Đặng, Dương, Hoàng, Linh, Lý, Trịnh, Trần, Mã, Chương, Vương... lên thuyền và hành trình “Vượt biển” đến vùng đất mới.

Tái hiện lại câu chuyện 12 dòng họ người Dao là họ Bàn, Triệu, Đặng, Dương, Hoàng, Linh, Lý, Trịnh, Trần, Mã, Chương, Vương... lên thuyền và hành trình “Vượt biển” đến vùng đất mới.

12 con thuyền này sẽ mang những lễ vật như Ba Kích, Trà hoa vàng, cây thuốc nam, một số loại cây lương thực, con giống (chó, lợn, dê, gà, vịt,…) hướng về miếu Bàn Vương để dâng lên Thủy tổ.

12 con thuyền này sẽ mang những lễ vật như Ba Kích, Trà hoa vàng, cây thuốc nam, một số loại cây lương thực, con giống (chó, lợn, dê, gà, vịt,…) hướng về miếu Bàn Vương để dâng lên Thủy tổ.

Trong tiếng trống, cồng, chiêng các dòng họ người Dao đi dọc theo con sông Ba Chẽ tiến về Miếu Bàn Vương nơi thờ thủy tổ của người Dao.

Trong tiếng trống, cồng, chiêng các dòng họ người Dao đi dọc theo con sông Ba Chẽ tiến về Miếu Bàn Vương nơi thờ thủy tổ của người Dao.

Hàng năm người Dao đều cúng lễ Bàn Vương để cầu mong mọi sự bình an cho không chỉ cho 12 dòng họ người Dao mà cầu cho toàn thể người dân vui vẻ, ấm no, hạnh phúc./.

Hàng năm người Dao đều cúng lễ Bàn Vương để cầu mong mọi sự bình an cho không chỉ cho 12 dòng họ người Dao mà cầu cho toàn thể người dân vui vẻ, ấm no, hạnh phúc./.

Thành Nam/VOV-Đông Bắc

Nguồn VOV: https://vov.vn/du-lich/khong-gian-van-hoa-dac-sac-tai-le-hoi-tra-hoa-vang-2020-827073.vov