Không phải AK, đây mới là khẩu súng có mặt trong mọi cuộc chiến

Có lẽ rằng người Nga tự hào với khẩu tiểu liên AK-47 huyền thoại, thì người Mỹ cũng 'nở mày nở mặt' với khẩu súng trường nổi tiếng M1 Carbine.

 M1 Carbine là một loại súng bán tự động do người Mỹ sản xuất và là khẩu súng tiêu chuẩn cho quân đội Mỹ trong Thế chiến II, chiến tranh Triều Tiên và cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

M1 Carbine là một loại súng bán tự động do người Mỹ sản xuất và là khẩu súng tiêu chuẩn cho quân đội Mỹ trong Thế chiến II, chiến tranh Triều Tiên và cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

Súng trường bán tự động M1 carbine được sản xuất với nhiều biến thể và được sử dụng rộng rãi bởi các lực lượng bán quân sự và cảnh sát trên khắp thế giới, đồng thời cũng trở thành một loại súng dân dụng phổ biến sau Thế chiến thứ hai.

Súng trường bán tự động M1 carbine được sản xuất với nhiều biến thể và được sử dụng rộng rãi bởi các lực lượng bán quân sự và cảnh sát trên khắp thế giới, đồng thời cũng trở thành một loại súng dân dụng phổ biến sau Thế chiến thứ hai.

Súng được sản xuất theo đơn đặt hàng cho quân đội từ tháng 7/1942 tới tháng 8/1945 với số lượng hơn 6 triệu khẩu (tất cả các phiên bản). Đây là loại vũ khí cá nhân được Mỹ sản xuất nhiều nhất trong Thế chiến II. So sánh với M1 Garand có 5,4 triệu khẩu và Thompson có 1,3 triệu khẩu.

Súng được sản xuất theo đơn đặt hàng cho quân đội từ tháng 7/1942 tới tháng 8/1945 với số lượng hơn 6 triệu khẩu (tất cả các phiên bản). Đây là loại vũ khí cá nhân được Mỹ sản xuất nhiều nhất trong Thế chiến II. So sánh với M1 Garand có 5,4 triệu khẩu và Thompson có 1,3 triệu khẩu.

Các công ty tham gia sản xuất gồm có Winchester, Inland Division-General Motors, Saginaw, Underwood, Irwin-Petersen, National Postal Meter, IBM Corps, Rock-Ola... Giá thành 1 khẩu M1 Carbine thời bấy giờ là 45 USD; tương đương với 695 USD năm 2021.

Các công ty tham gia sản xuất gồm có Winchester, Inland Division-General Motors, Saginaw, Underwood, Irwin-Petersen, National Postal Meter, IBM Corps, Rock-Ola... Giá thành 1 khẩu M1 Carbine thời bấy giờ là 45 USD; tương đương với 695 USD năm 2021.

Súng M1 Carbine có tốc độ bắn khá tốt, nhẹ hơn súng trường Garand và mang được nhiều đạn hơn. Súng M1 Carbine còn có phiên bản báng gấp dành cho lính dù. Súng M1 Carbine được quân đội Mỹ sử dụng trên cả mặt trận Bắc Phi, Thái Bình Dương và Tây Âu.

Súng M1 Carbine có tốc độ bắn khá tốt, nhẹ hơn súng trường Garand và mang được nhiều đạn hơn. Súng M1 Carbine còn có phiên bản báng gấp dành cho lính dù. Súng M1 Carbine được quân đội Mỹ sử dụng trên cả mặt trận Bắc Phi, Thái Bình Dương và Tây Âu.

Vào giai đoạn cuối của Thế chiến II, người Mỹ cho ra đời M2 Carbine. Súng M2 Carbine được phát triển dựa trên súng M1 Carbine. Điểm cải tiến lớn nhất của M2 so với M1 là có khả năng bắn tự động.

Vào giai đoạn cuối của Thế chiến II, người Mỹ cho ra đời M2 Carbine. Súng M2 Carbine được phát triển dựa trên súng M1 Carbine. Điểm cải tiến lớn nhất của M2 so với M1 là có khả năng bắn tự động.

Chính khả năng này của M2 mà quân đội Mỹ đôi lúc đã sử dụng M2 Carbine như 1 loại súng tiểu liên. Cũng giống như M1, súng Carbine M2 cũng có phiên bản báng gấp dành cho lính dù.

Chính khả năng này của M2 mà quân đội Mỹ đôi lúc đã sử dụng M2 Carbine như 1 loại súng tiểu liên. Cũng giống như M1, súng Carbine M2 cũng có phiên bản báng gấp dành cho lính dù.

Chính khả năng này của M2 mà quân đội Mỹ đôi lúc đã sử dụng M2 Carbine như 1 loại súng tiểu liên. Cũng giống như M1, súng Carbine M2 cũng có phiên bản báng gấp dành cho lính dù.

Chính khả năng này của M2 mà quân đội Mỹ đôi lúc đã sử dụng M2 Carbine như 1 loại súng tiểu liên. Cũng giống như M1, súng Carbine M2 cũng có phiên bản báng gấp dành cho lính dù.

Thông qua chương trình viện trợ quân sự Lend-Lease, Mỹ đã có ý định viện trợ cho Liên Xô M1 Carbine và đã chuyển trước 7 khẩu súng làm mẫu. Tuy vậy phía Liên Xô đã từ chối nhận loại súng này do thua kém quá nhiều các vũ khí hiện có của Liên Xô. M2 Carbine cũng không được Mỹ viện trợ cho Liên Xô qua Lend-Lease do ra đời khá muộn.

Thông qua chương trình viện trợ quân sự Lend-Lease, Mỹ đã có ý định viện trợ cho Liên Xô M1 Carbine và đã chuyển trước 7 khẩu súng làm mẫu. Tuy vậy phía Liên Xô đã từ chối nhận loại súng này do thua kém quá nhiều các vũ khí hiện có của Liên Xô. M2 Carbine cũng không được Mỹ viện trợ cho Liên Xô qua Lend-Lease do ra đời khá muộn.

Trong chiến tranh Triều Tiên, súng M2 Carbine được quân Liên Hợp Quốc sử dụng để đối đầu với tiểu liên PPSh-41, PPS-43 của liên quân Trung Quốc - Triều Tiên.

Trong chiến tranh Triều Tiên, súng M2 Carbine được quân Liên Hợp Quốc sử dụng để đối đầu với tiểu liên PPSh-41, PPS-43 của liên quân Trung Quốc - Triều Tiên.

Tại chiến trường Triều Tiên, M2 Carbine được sử dụng rộng rãi như một loại súng tiểu liên. Tuy vậy, khi nhiệt độ xuống thấp, M2 Carbine trở nên thiếu tin cậy. Nhiều bộ phận của nó bị kẹt cứng khi nhiệt độ xuống dưới 0°C.

Tại chiến trường Triều Tiên, M2 Carbine được sử dụng rộng rãi như một loại súng tiểu liên. Tuy vậy, khi nhiệt độ xuống thấp, M2 Carbine trở nên thiếu tin cậy. Nhiều bộ phận của nó bị kẹt cứng khi nhiệt độ xuống dưới 0°C.

Tại chiến trường Việt Nam, M1 và M2 Carbine lần đầu được sử dụng trong biên chế quân đội Pháp, chủ yếu là trang bị cho lính dù Pháp hoặc Lê Dương. Lính Mỹ sau này sử dụng M2 Carbine trên chiến trường Việt Nam tới khi bị thay thế hoàn toàn bằng M16.

Tại chiến trường Việt Nam, M1 và M2 Carbine lần đầu được sử dụng trong biên chế quân đội Pháp, chủ yếu là trang bị cho lính dù Pháp hoặc Lê Dương. Lính Mỹ sau này sử dụng M2 Carbine trên chiến trường Việt Nam tới khi bị thay thế hoàn toàn bằng M16.

Lực lượng quân đội tay sai của Mỹ ở Nam Việt Nam được người Mỹ viện trợ cho khoảng 80 vạn khẩu súng Carbine. Súng Carbine M1 và M2 nhỏ gọn nhẹ khá thích hợp với binh lính ở đây và điều kiện khí hậu môi trường nhiệt đới.

Lực lượng quân đội tay sai của Mỹ ở Nam Việt Nam được người Mỹ viện trợ cho khoảng 80 vạn khẩu súng Carbine. Súng Carbine M1 và M2 nhỏ gọn nhẹ khá thích hợp với binh lính ở đây và điều kiện khí hậu môi trường nhiệt đới.

Từ thập niên 1970, súng trường M16 dần dần được biên chế rộng rãi cho quân đội Sài Gòn, tuy vậy M1 và M2 Carbine vẫn được sử dụng cho tới khi chiến tranh kết thúc trong biên chế của các lực lượng Địa phương quân, Nghĩa quân... Lực lượng du kích Quân giải phóng cũng sử dụng súng Carbine chiến lợi phẩm thu được từ địch.

Từ thập niên 1970, súng trường M16 dần dần được biên chế rộng rãi cho quân đội Sài Gòn, tuy vậy M1 và M2 Carbine vẫn được sử dụng cho tới khi chiến tranh kết thúc trong biên chế của các lực lượng Địa phương quân, Nghĩa quân... Lực lượng du kích Quân giải phóng cũng sử dụng súng Carbine chiến lợi phẩm thu được từ địch.

Súng M2 Carbine còn từng có mặt trong biên chế quân đội Anh, Hàn Quốc, Philippines, Israel... Hiện nay, tại 1 số địa phương ở Việt Nam, súng Carbine M1 và M2 vẫn được lực lượng dân quân tự vệ sử dụng.

Súng M2 Carbine còn từng có mặt trong biên chế quân đội Anh, Hàn Quốc, Philippines, Israel... Hiện nay, tại 1 số địa phương ở Việt Nam, súng Carbine M1 và M2 vẫn được lực lượng dân quân tự vệ sử dụng.

Thông số kỹ thuật súng M1, súng có khối lượng 2,4kg, khi đầy đạn là 2,6kg. Chiều dài súng là 90cm, chiều dài nòng 46cm. M1 sử dụng cỡ đạn 7,62x33mm (.30 in), với hộp tiếp đạn 15 viên. Tốc độ bắn 70 viên/phút, sơ tốc đầu nòng là 607m/s. Tầm bắn hiệu quả là 270m, tầm bắn tối đa 450m. Nguồn ảnh: Warhistory.

Thông số kỹ thuật súng M1, súng có khối lượng 2,4kg, khi đầy đạn là 2,6kg. Chiều dài súng là 90cm, chiều dài nòng 46cm. M1 sử dụng cỡ đạn 7,62x33mm (.30 in), với hộp tiếp đạn 15 viên. Tốc độ bắn 70 viên/phút, sơ tốc đầu nòng là 607m/s. Tầm bắn hiệu quả là 270m, tầm bắn tối đa 450m. Nguồn ảnh: Warhistory.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/khong-phai-ak-day-moi-la-khau-sung-co-mat-trong-moi-cuoc-chien-1648790.html