Không phải cứ muốn là bốc bát hương và khi thực hiện cần tuyệt đối tránh thời gian này cuối năm
Cuối năm dọn về nhà mới, chuyển nhà, làm ăn không thuận, gặp chuyện xui xẻo, kém may mắn... nhiều người thường hay bốc bát hương để xua đuổi vận xui, chiêu đón cát lành… Tuy nhiên, theo chuyên gia phong thủy - Master Phùng Phương, việc bốc bát hương đặc biệt tránh khoảng thời gian này cuối năm và đầu năm để tránh đại họa, không may mắn... Mời bạn đọc tham khảo thông tin.
Tuyệt đối tránh bốc bát hương trong khoảng thời gian này
Bát hương là nơi để thắp hương kết nối con cháu với thế giới tâm linh, tưởng niệm tổ tiên ông bà, hay cúng lễ cầu khẩn điều mong muốn… Bát hương là nơi an vị của các đấng bề trên, là vật phẩm hội tụ nhiều linh khí nhất trên ban thờ, là đồ thờ linh thiêng và quan trọng nhất của mỗi nhà, dòng tộc…. Do đó người xưa có quan niệm tối kị việc di chuyển, xê dịch bát hương.
Mỗi khi lập ban thờ Phật, Thần linh, Gia tiên trong nhà thì việc quan trọng nhất, được gia chủ quan tâm nhất là… bốc bát hương (từ chọn bát hương loại nào, những kiêng kị về bát hương để tránh đại họa, hay thay bát hương mới… đều được gia chủ rất quan tâm).
Thứ nhất: Xác định nguyên nhân hãy bốc bát hương kẻo có thể đem lại hậu quả khó lường
Theo Chuyên gia phong thủy – Master Phùng Phương thì bát hương thờ cúng có ý nghĩa rất quan trọng trong các gia đình.
Bốc bát hương vốn có ý nghĩa xua đuổi vận xui, chiêu đón cát lành. Do đó khi bát hương đang được an vị an ổn thì tránh mọi sự thay đổi, xáo động.
Nhưng không phải cứ thấy vận trình xấu đi thì gia chủ lại vội vã đi bốc bát hương để mong cải vận - mà trước hết cần tìm hiểu nguyên nhân do đâu. Nếu chưa xác định được nguyên nhân thì theo qua niệm phong thủy, việc vội vàng bốc lại bát hương, hay thay đổi ban thờ sẽ có thể gây phản tác dụng, đem lại những hậu quả khó lường.
Nếu phải bốc lại bát hương thì đặc biệt tránh bốc bát hương trong khoảng từ 23 tháng Chạp đến 3 ngày đầu năm là mùng 1, 2, 3 Tết. Việc bốc bát hương tốt nhất nên tiến hành trước ngày Rằm tháng Chạp và sau ngày Rằm tháng Giêng.
Thứ hai: Những khoảng thời gian giao thoa, giao mùa
Tránh bốc bát hương vào các thời điểm giao mùa như tiết Lập Xuân (khoảng mùng 4 - 5/2 tùy năm), Hạ Chí và Đông Chí. Bởi lúc này – theo quan niệm phong thủy là sẽ có nhiều biến động - trong khi đó bát hương hay ban thờ đòi hỏi sự yên tĩnh, tụ khí và khí trường ổn định.
Việc bốc bát hương vào thời điểm giao mùa sẽ khiến cho khí trường của bát hương trở nên xáo động (nhất là khoảng từ 23 tháng Chạp đến 3 ngày đầu năm là mùng 1, 2, 3 Tết).
Thứ ba: Khi chuẩn bị tiến hành đại sự
Nhiều người cho rằng khi chuẩn bị bước vào đại sự cuộc đời thì nên bốc lại bát hương để nhờ đến phần tâm linh, cầu mong thuận buồm xuôi gió.
Nhưng việc này là không cần thiết - bởi khi bát hương đang được an vị an ổn thì tránh mọi sự thay đổi, xáo động.
Hơn nữa càng những lúc có công việc quan trọng, các bạn càng phải duy trì sự ổn định cho khí trường tại ban thờ, sau đó mới có thể tính đến việc dùng các đấu pháp chiêu tài đón lộc, giúp phát huy vận trình ngày càng thăng tiến hơn.
Thứ 4: Bát hương và tôn tượng nhất định phải có Cốt Thất bảo
Nạp cốt thất bảo theo phong thủy là để tiếp dẫn linh khí, thổi hồn cho các tôn tượng, hơn thế nữa là giúp ổn định khí trường ban thờ, vững chân linh để gia chủ thờ cúng linh ứng.
Cốt Thất bảo – pháp bảo dựa trên 7 linh khí của đất trời giúp gia đạo luôn được hưng thịnh và phát tài. Cốt Thất bảo trong phong thủy hội tụ năng lượng từ linh khí đất trời, có thể sử dụng để nạp cốt cho bát hương, hoặc nạp tượng đem lại vượng khí. Cốt Thất bảo đủ 7 bảo vật gồm: lá vàng, lá bạc, hổ phách, phỉ thúy, san hô đỏ, mã não, ngọc trai - nếu được loại bảo vật trải qua hàng trăm năm hình thành trong quá trình kiến tạo của trái đất hội tụ thì càng quý.
Cũng theo phong thủy, nếu không có Cốt Thất bảo thì việc thờ cúng trở nên vô nghĩa - vì nó không có linh thần. Bát hương và các vị tôn tượng khi để trên bàn thờ cần có đôn kê - thể hiện sự tôn nghiêm, tôn kính với các vị thần và gia tiên.