Không phải tiêm kích Nga, S-400 mới là mục tiêu tối thượng của Mỹ

Quân đội Mỹ cho rằng, sự xuất hiện của các loại hệ thống phòng không tầm xa như S-400, đã làm tăng áp lực lên không quân nước này; do vậy, tiêu diệt S-400 luôn là mục tiêu hàng đầu, trong các cuộc tập trận của Quân đội Mỹ.

Theo chuyên mục “Theatre Zone” trong trang web Drive, cuộc tập trận “Sư tử châu Phi 2021” đang diễn ra của quân đội Mỹ, đã mô phỏng các cuộc tấn công nhằm vào hai hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất, đã gây sự chú ý rộng rãi từ giới quan sát quân sự.

Theo chuyên mục “Theatre Zone” trong trang web Drive, cuộc tập trận “Sư tử châu Phi 2021” đang diễn ra của quân đội Mỹ, đã mô phỏng các cuộc tấn công nhằm vào hai hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất, đã gây sự chú ý rộng rãi từ giới quan sát quân sự.

Truyền thông Mỹ cũng cho rằng, với việc Nga tích cực xuất khẩu hệ thống phòng không S-400, sang cả những quốc gia nhỏ; vì vậy, quân đội Mỹ “tiếp tục lo lắng” về sự “gia tăng phổ biến”, của các hệ thống phòng không tầm cao, trên khắp thế giới.

Truyền thông Mỹ cũng cho rằng, với việc Nga tích cực xuất khẩu hệ thống phòng không S-400, sang cả những quốc gia nhỏ; vì vậy, quân đội Mỹ “tiếp tục lo lắng” về sự “gia tăng phổ biến”, của các hệ thống phòng không tầm cao, trên khắp thế giới.

Trong một video được công bố gần đây trên mạng Internet, về Cuộc tập trận Chỉ huy tham mưu (CPX), đã công bố Lực lượng Đặc nhiệm Quân đội Mỹ ở Nam Âu và Châu Phi (SETAF-AF), đã thực hiện một cuộc tấn công mô phỏng vào hệ thống phòng không S-300 và S-400.

Trong một video được công bố gần đây trên mạng Internet, về Cuộc tập trận Chỉ huy tham mưu (CPX), đã công bố Lực lượng Đặc nhiệm Quân đội Mỹ ở Nam Âu và Châu Phi (SETAF-AF), đã thực hiện một cuộc tấn công mô phỏng vào hệ thống phòng không S-300 và S-400.

Các cuộc tập trận chỉ huy tham mưu của Quân đội Mỹ, thường là các trận chiến mô phỏng hoàn toàn. Các phương tiện truyền thông Mỹ cũng cho biết, địa điểm mô phỏng nằm trong một căn cứ quân sự ở Agadir, Ma-rốc. Cuộc tập trận Sư tử châu Phi năm nay bắt đầu từ ngày 7/6/2021 đến ngày 18/6/2021.

Các cuộc tập trận chỉ huy tham mưu của Quân đội Mỹ, thường là các trận chiến mô phỏng hoàn toàn. Các phương tiện truyền thông Mỹ cũng cho biết, địa điểm mô phỏng nằm trong một căn cứ quân sự ở Agadir, Ma-rốc. Cuộc tập trận Sư tử châu Phi năm nay bắt đầu từ ngày 7/6/2021 đến ngày 18/6/2021.

Theo thông tin được công khai, Lực lượng Đặc nhiệm Nam Âu-Phi của Quân đội Mỹ là lực lượng tinh nhuệ của Quân đội Mỹ tại Châu Phi. Lực lượng này có trụ sở chính tại Italia và đang chỉ huy cuộc tập trận quân sự “Sư tử châu Phi 2021”.

Theo thông tin được công khai, Lực lượng Đặc nhiệm Nam Âu-Phi của Quân đội Mỹ là lực lượng tinh nhuệ của Quân đội Mỹ tại Châu Phi. Lực lượng này có trụ sở chính tại Italia và đang chỉ huy cuộc tập trận quân sự “Sư tử châu Phi 2021”.

Năm ngoái, Mỹ đã thông báo hợp nhất Bộ Chỉ huy Châu Âu và Bộ Chỉ huy Châu Phi của Quân đội Mỹ, để tạo thành một Bộ Chỉ huy Châu Âu và Châu Phi thống nhất của Quân đội nước này; chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động của hai lục địa và các khu vực xung quanh.

Năm ngoái, Mỹ đã thông báo hợp nhất Bộ Chỉ huy Châu Âu và Bộ Chỉ huy Châu Phi của Quân đội Mỹ, để tạo thành một Bộ Chỉ huy Châu Âu và Châu Phi thống nhất của Quân đội nước này; chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động của hai lục địa và các khu vực xung quanh.

Hiện tại, vẫn chưa rõ quân đội Mỹ sử dụng phương thức tấn công nào để mô phỏng cuộc tấn công vào tên lửa phòng không S-400 trong cuộc tập trận “Sư tử châu Phi 2021”; Bộ Tư lệnh châu Phi của Mỹ cho biết, các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của Mỹ và Ma-rốc đã đã tham gia cuộc tập trận.

Hiện tại, vẫn chưa rõ quân đội Mỹ sử dụng phương thức tấn công nào để mô phỏng cuộc tấn công vào tên lửa phòng không S-400 trong cuộc tập trận “Sư tử châu Phi 2021”; Bộ Tư lệnh châu Phi của Mỹ cho biết, các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của Mỹ và Ma-rốc đã đã tham gia cuộc tập trận.

Ít nhất một máy bay ném bom B-52H đã bay từ Căn cứ Không quân Moron ở Tây Ban Nha đến Vịnh Guinea ở Tây Phi vào ngày 9/6, để thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện; nhưng không rõ liệu điều này có liên quan đến Cuộc tập trận quân sự “Sư tử châu Phi 2021” hay không?

Ít nhất một máy bay ném bom B-52H đã bay từ Căn cứ Không quân Moron ở Tây Ban Nha đến Vịnh Guinea ở Tây Phi vào ngày 9/6, để thực hiện các nhiệm vụ huấn luyện; nhưng không rõ liệu điều này có liên quan đến Cuộc tập trận quân sự “Sư tử châu Phi 2021” hay không?

Ngoài ra, Ma-rốc còn có các máy bay chiến đấu tiên tiến F-16C/ D Block 52, có thể được sử dụng để chế áp và tiêu diệt các hệ thống phòng không của đối phương. Năm 2018, có nguồn tin cho biết, Ma-rốc đang tìm mua tên lửa dẫn đường chống bức xạ tiên tiến AGM-88E, nhằm nâng cao khả năng thực hiện nhiệm vụ của F-16.

Ngoài ra, Ma-rốc còn có các máy bay chiến đấu tiên tiến F-16C/ D Block 52, có thể được sử dụng để chế áp và tiêu diệt các hệ thống phòng không của đối phương. Năm 2018, có nguồn tin cho biết, Ma-rốc đang tìm mua tên lửa dẫn đường chống bức xạ tiên tiến AGM-88E, nhằm nâng cao khả năng thực hiện nhiệm vụ của F-16.

Ngoài máy bay chiến đấu, hệ thống phóng tên lửa cơ động cao 227mm Himars của Mỹ, còn có khả năng phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn, với mức chính xác rất cao, cũng là một thành phần của cuộc tập trận.

Ngoài máy bay chiến đấu, hệ thống phóng tên lửa cơ động cao 227mm Himars của Mỹ, còn có khả năng phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn, với mức chính xác rất cao, cũng là một thành phần của cuộc tập trận.

Như vậy có thể hiểu rằng, Quân đội Mỹ và quân đội các nước tham gia cuộc tập trận, đã xây dựng một “chiến trường ảo” đặc biệt, lấy địa hình ở khu vực đông bắc Algeria làm chiến trường; và các cuộc tấn công mô phỏng vào hệ thống phòng không S-400, cũng được thực hiện tại khu vực này.

Như vậy có thể hiểu rằng, Quân đội Mỹ và quân đội các nước tham gia cuộc tập trận, đã xây dựng một “chiến trường ảo” đặc biệt, lấy địa hình ở khu vực đông bắc Algeria làm chiến trường; và các cuộc tấn công mô phỏng vào hệ thống phòng không S-400, cũng được thực hiện tại khu vực này.

Hiện chưa rõ quân đội Algeria có tham gia cuộc tập trận hay không, nhưng Tunisia, quốc gia láng giềng của Algeria, cũng tham gia cuộc tập trận. Các phương tiện truyền thông Mỹ cho rằng, Algeria luôn là đối tác quan trọng của Mỹ, trong việc chống lại các tổ chức khủng bố trong khu vực.

Hiện chưa rõ quân đội Algeria có tham gia cuộc tập trận hay không, nhưng Tunisia, quốc gia láng giềng của Algeria, cũng tham gia cuộc tập trận. Các phương tiện truyền thông Mỹ cho rằng, Algeria luôn là đối tác quan trọng của Mỹ, trong việc chống lại các tổ chức khủng bố trong khu vực.

Các phương tiện truyền thông Mỹ cũng cho rằng, phần đông bắc của Tunisia, giáp với Libya đang bất ổn; hiện tại Libya có hai lực lượng chính, một là Chính phủ đoàn kết dân tộc (GNA) ở phía tây, hai là Quân đội Quốc gia Libya (LNA) ở phía đông, chủ yếu được hỗ trợ bởi Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó là sự hỗ trợ của Nga và các nước khác.

Các phương tiện truyền thông Mỹ cũng cho rằng, phần đông bắc của Tunisia, giáp với Libya đang bất ổn; hiện tại Libya có hai lực lượng chính, một là Chính phủ đoàn kết dân tộc (GNA) ở phía tây, hai là Quân đội Quốc gia Libya (LNA) ở phía đông, chủ yếu được hỗ trợ bởi Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó là sự hỗ trợ của Nga và các nước khác.

Vào tháng 8/2020, một số bức ảnh xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy, các hệ thống phòng không S-300 hoặc S-400 đã được triển khai ở Libya. Nhưng sĩ quan tình báo cao cấp của Bộ Tư lệnh Châu Phi, Heidi Berg cho rằng, không thể có chuyện Libya đã triển khai S-300 hoặc S-400.

Vào tháng 8/2020, một số bức ảnh xuất hiện trên mạng xã hội cho thấy, các hệ thống phòng không S-300 hoặc S-400 đã được triển khai ở Libya. Nhưng sĩ quan tình báo cao cấp của Bộ Tư lệnh Châu Phi, Heidi Berg cho rằng, không thể có chuyện Libya đã triển khai S-300 hoặc S-400.

Tình báo Mỹ cũng cho rằng, việc phổ biến S-400 hiện nay không chỉ giới hạn ở châu Phi, mà S-400 của Nga đã được triển khai ở Syria và Crimea. Trong những năm gần đây, Nga đã xúc tiến việc xuất khẩu S-400 cho một số quốc gia khác, nhất là ở khu vực Trung Đông, bao gồm cả Iran.

Tình báo Mỹ cũng cho rằng, việc phổ biến S-400 hiện nay không chỉ giới hạn ở châu Phi, mà S-400 của Nga đã được triển khai ở Syria và Crimea. Trong những năm gần đây, Nga đã xúc tiến việc xuất khẩu S-400 cho một số quốc gia khác, nhất là ở khu vực Trung Đông, bao gồm cả Iran.

Chính phủ Nga cũng bán S-400 cho Trung Quốc, Ấn Độ và Belarus; những hệ thống phòng không này có thể phát hiện và bắn hạ những máy bay tàng hình hiện đại nhất của Mỹ như F-22, F-35 và thậm chí là cả máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit.

Chính phủ Nga cũng bán S-400 cho Trung Quốc, Ấn Độ và Belarus; những hệ thống phòng không này có thể phát hiện và bắn hạ những máy bay tàng hình hiện đại nhất của Mỹ như F-22, F-35 và thậm chí là cả máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit.

Hiện nay, S-400 và S-300 không phải là hệ thống phòng không tầm xa duy nhất trên thị trường quốc tế; các phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không Hồng Kỳ 9 - FD-2000 của Trung Quốc cũng được chào bán rộng rãi. Quân đội Mỹ cho rằng, sự xuất hiện của các loại hệ thống phòng không tầm xa này đã làm tăng áp lực lên quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: BI.

Hiện nay, S-400 và S-300 không phải là hệ thống phòng không tầm xa duy nhất trên thị trường quốc tế; các phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không Hồng Kỳ 9 - FD-2000 của Trung Quốc cũng được chào bán rộng rãi. Quân đội Mỹ cho rằng, sự xuất hiện của các loại hệ thống phòng không tầm xa này đã làm tăng áp lực lên quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: BI.

Tên lửa phòng không S-400 của Nga có sức mạnh tới đâu mà khiến Mỹ phải run sợ? Nguồn: PTA7.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/khong-phai-tiem-kich-nga-s-400-moi-la-muc-tieu-toi-thuong-cua-my-1551060.html