Không quân Mỹ điều tra nhân viên… hút cần sa cạnh tên lửa ICBM
Căn cứ Không quân Minot vừa chính thức tiến hành vụ điều tra để tìm kiếm thủ phạm đã hút cần sa ngay cạnh giếng phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Sự việc hy hữu xảy ra ở căn cứ Không quân Minot vừa khiến cả Không quân Mỹ choáng váng khi phát hiện ra có người hút cần sa ngay cạnh giếng phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM. Nguồn ảnh: BI.
Sự việc khiến truyền thông Mỹ ngạc nhiên vì đây vốn dĩ là nơi được bảo vệ an toàn bậc nhất nước Mỹ với rất nhiều vòng an ninh cực kỳ cẩn trọng. Nguồn ảnh: BI.
Không hiểu bằng cách nào, một hoặc nhiều nhân viên đã mang được cần sa tới nơi làm việc và sử dụng giữa "thanh thiên bạch nhật" trong giờ làm việc. Nguồn ảnh: BI.
Trả lời về việc liệu cần sa có ảnh hưởng tiêu cực tới tên lửa ICBM hay không, Không quân Mỹ khẳng định tên lửa ICBM được thiết kế để có thể "dầm mưa dãi nắng" trong thời gian dài và việc bị khói thuốc hay khói cần sa ám vào sẽ không ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của ICBM. Nguồn ảnh: BI.
Tuy nhiên, việc nhân viên sử dụng cần sa trong giờ làm việc đặc biệt là khi làm việc với tên lửa đạn đạo liên lục địa sẽ ảnh hưởng tới khả năng nhận biết, phán đoán và phản ứng của nhân viên này, gián tiếp ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của hệ thống ICBM khi có yêu cầu. Nguồn ảnh: BI.
Không quân Mỹ cho biết, sự việc diễn ra ở một giếng phóng ngầm và các bằng chứng cho thấy không có dấu hiệu của việc sử dụng cần sa bên cạnh tên lửa ICBM mà thực tế là ở bên trên quả tên lửa này. Nguồn ảnh: BI.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa hay tên lửa vượt đại châu được viết tắt theo tiếng Anh là ICBM. Đây là loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn xa hơn 5.500 km, được chế tạo để mang theo nhiều đầu đạn hạt nhân cùng lúc. Nguồn ảnh: BI.
Các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể được phóng đi từ nhiều cơ cấu phóng khác nhau bao gồm từ trên mặt đất hoặc trên tàu ngầm. Nguồn ảnh: BI.
Trong số năm thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Mỹ, Nga và Trung Quốc đều đã sở hữu loại vũ khí này tỏng khi Anh và Pháp chủ yếu sử dụng các tên lửa tầm trung phóng từ tàu ngầm. Nguồn ảnh: BI.