Không quân Mỹ mang F-16 sang Bulgaria học cách hạ MiG-29 Liên Xô

Để có cơ hội được 'thử lửa' với chiến đấu cơ MiG-29 của Nga, Mỹ đã phải mang chiến đấu cơ sang tận Bulgaria để... tìm đối thủ.

Đầu tháng 10 vừa rồi, Không quân Mỹ đã có cuộc "thử lửa" hiếm hoi với các chiến đấu cơ MiG-29 hiện đang phục vụ trong Không quân Bulgaria. Nguồn ảnh: Defpost.

Đầu tháng 10 vừa rồi, Không quân Mỹ đã có cuộc "thử lửa" hiếm hoi với các chiến đấu cơ MiG-29 hiện đang phục vụ trong Không quân Bulgaria. Nguồn ảnh: Defpost.

 Trong cuộc tập trận không đối không này, Mỹ đã đưa các chiến đấu cơ F-16 ra tham chiến cùng các tiêm kích MiG-29 để tính điểm. Chủ yếu bài huấn luyện nhằm so sánh khả năng cơ động giữa hai loại tiêm kích trong những cuộc quần chiến trên không. Nguồn ảnh: Defpost.

Trong cuộc tập trận không đối không này, Mỹ đã đưa các chiến đấu cơ F-16 ra tham chiến cùng các tiêm kích MiG-29 để tính điểm. Chủ yếu bài huấn luyện nhằm so sánh khả năng cơ động giữa hai loại tiêm kích trong những cuộc quần chiến trên không. Nguồn ảnh: Defpost.

 Mặc dù chỉ được trang bị một động cơ duy nhất, tuy nhiên chiến đấu cơ F-16 của Mỹ đã thể hiện rất tốt khả năng tham chiến trên không, chứng tỏ được sức mạnh gần như ngang ngửa của mình so với tiêm kích MiG-29 của phía bạn. Nguồn ảnh: Defpost.

Mặc dù chỉ được trang bị một động cơ duy nhất, tuy nhiên chiến đấu cơ F-16 của Mỹ đã thể hiện rất tốt khả năng tham chiến trên không, chứng tỏ được sức mạnh gần như ngang ngửa của mình so với tiêm kích MiG-29 của phía bạn. Nguồn ảnh: Defpost.

 MiG-29 là chiến đấu cơ huyền thoại của Liên Xô, ra đời từ những năm 80 của thế kỷ trước và hiện nay vẫn là xương sống của rất nhiều lực lượng Không quân trên khắp thế giới trong đó có Không quân Bulgaria. Nguồn ảnh: Defpost.

MiG-29 là chiến đấu cơ huyền thoại của Liên Xô, ra đời từ những năm 80 của thế kỷ trước và hiện nay vẫn là xương sống của rất nhiều lực lượng Không quân trên khắp thế giới trong đó có Không quân Bulgaria. Nguồn ảnh: Defpost.

 Loại chiến đấu cơ này được ra đời để thực hiện nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, MiG-29 có kích thước cực lớn, lớn hơn cả Su-27 và được ra đời để làm đối trọng với F-16 Fighting Falcon cũng như F-15 Eagle của Mỹ. Nguồn ảnh: Defpost.

Loại chiến đấu cơ này được ra đời để thực hiện nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, MiG-29 có kích thước cực lớn, lớn hơn cả Su-27 và được ra đời để làm đối trọng với F-16 Fighting Falcon cũng như F-15 Eagle của Mỹ. Nguồn ảnh: Defpost.

 Loại chiến đấu cơ này chỉ có một ghế lái duy nhất, chiều dài lên tới 17,32 mét trong khi đó sải cánh rộng 11,36 mét. Máy bay được trang bị hai động cơ Klimov RD-33 cho phép nó cất cánh với trọng lượng tối đa 18 tấn. Nguồn ảnh: Defpost.

Loại chiến đấu cơ này chỉ có một ghế lái duy nhất, chiều dài lên tới 17,32 mét trong khi đó sải cánh rộng 11,36 mét. Máy bay được trang bị hai động cơ Klimov RD-33 cho phép nó cất cánh với trọng lượng tối đa 18 tấn. Nguồn ảnh: Defpost.

 MiG-29 có tốc độ tối đa ở độ cao lớn lên tới Mach 2,25 tương đương với 2400 km/h. Tầm bay tối đa của loại chiến đấu cơ này khi mang theo bình xăng phụ lên tới 1430 km và có trần bay 18.000 mét. Nguồn ảnh: Defpost.

MiG-29 có tốc độ tối đa ở độ cao lớn lên tới Mach 2,25 tương đương với 2400 km/h. Tầm bay tối đa của loại chiến đấu cơ này khi mang theo bình xăng phụ lên tới 1430 km và có trần bay 18.000 mét. Nguồn ảnh: Defpost.

 Chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không MiG-29 được trang bị hỏa lực chính bao gồm một khẩu pháo 30mm cùng 150 viên đạn kèm theo 7 giá treo và tối đa 4 tấn vũ khí các loại bao gồm pháo phản lực, tên lửa dẫn đường hoặc bom các loại. Nguồn ảnh: Plannespotters.

Chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không MiG-29 được trang bị hỏa lực chính bao gồm một khẩu pháo 30mm cùng 150 viên đạn kèm theo 7 giá treo và tối đa 4 tấn vũ khí các loại bao gồm pháo phản lực, tên lửa dẫn đường hoặc bom các loại. Nguồn ảnh: Plannespotters.

 Có ít nhất 1600 chiếc MiG-29 từng được sản xuất trên khắp thế giới với giá hiện tại vào khoảng hơn 22 triệu USD mỗi chiếc. Tới năm 2018, MiG-29 vẫn còn phục vụ trong không quân của hơn 20 quốc gia trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: Defpost.

Có ít nhất 1600 chiếc MiG-29 từng được sản xuất trên khắp thế giới với giá hiện tại vào khoảng hơn 22 triệu USD mỗi chiếc. Tới năm 2018, MiG-29 vẫn còn phục vụ trong không quân của hơn 20 quốc gia trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: Defpost.

 Năm 2017, Bulgaria từng cấm bay toàn bộ các chiến đấu cơ MiG-29 trong biên chế của mình do vấn đề an toàn. Tuy nhiên, vì không thể tìm được loại chiến đấu cơ này thay thế, tới nay MiG-29 vẫn tiếp tục được Bulgaria sử dụng như loại tiêm kích chính trong Không quân nước này. Nguồn ảnh: Defpost.

Năm 2017, Bulgaria từng cấm bay toàn bộ các chiến đấu cơ MiG-29 trong biên chế của mình do vấn đề an toàn. Tuy nhiên, vì không thể tìm được loại chiến đấu cơ này thay thế, tới nay MiG-29 vẫn tiếp tục được Bulgaria sử dụng như loại tiêm kích chính trong Không quân nước này. Nguồn ảnh: Defpost.

Theo Tuấn Anh/Kiến thức

Theo Tuấn Anh/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/khong-quan-my-mang-f-16-sang-bulgaria-hoc-cach-ha-mig-29-lien-xo/20191025105537957