Không quân Mỹ thử bom xuyên siêu lớn nhằm răn đe Iran, Triều Tiên

Nhằm răn đe Iran, Triều Tiên và một số đối thủ khác, Không quân Mỹ vừa qua đã tiến hành thử nghiệm loại bom có sức xuyên đất siêu lớn có tên GBU-72, với khả năng trang bị cho các máy bay chiến thuật.

Bộ phận thử nghiệm vũ khí của Không quân Mỹ, đã thử nghiệm một quả bom xuyên mới nặng 5.000 pound (tương đương 2.260 kg) vào ngày 12/10 vừa qua. Các phương tiện truyền thông Mỹ cho rằng, loại bom xuyên hầm ngầm này, được phát triển chủ yếu để tiêu diệt các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên hoặc Iran được xây dựng dưới lòng đất.

Bộ phận thử nghiệm vũ khí của Không quân Mỹ, đã thử nghiệm một quả bom xuyên mới nặng 5.000 pound (tương đương 2.260 kg) vào ngày 12/10 vừa qua. Các phương tiện truyền thông Mỹ cho rằng, loại bom xuyên hầm ngầm này, được phát triển chủ yếu để tiêu diệt các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên hoặc Iran được xây dựng dưới lòng đất.

Theo thông tin vào ngày 7/10, một máy bay chiến đấu đa năng F-15E Strike Eagle của “Phi đội thử nghiệm số 96”, thuộc Căn cứ Không quân Eglin của Mỹ ở Florida, đã thả quả bom xuyên GBU-72 nặng 2.260 ở độ cao 10.668 mét. Quả bom đã trúng mục tiêu mô phỏng và phát nổ thành công.

Theo thông tin vào ngày 7/10, một máy bay chiến đấu đa năng F-15E Strike Eagle của “Phi đội thử nghiệm số 96”, thuộc Căn cứ Không quân Eglin của Mỹ ở Florida, đã thả quả bom xuyên GBU-72 nặng 2.260 ở độ cao 10.668 mét. Quả bom đã trúng mục tiêu mô phỏng và phát nổ thành công.

Quân đội Mỹ tuyên bố rằng, độ cao mà máy bay ném bom phóng quả bom GBU-72, đã vượt quá độ cao tính toán. Trước đó, vào tháng 7 năm nay, Không quân Mỹ đã thử thành công bom xuyên giáp BLU-138, còn đầu đạn xuyên đất GBU-72 đây là lần đầu tiên.

Quân đội Mỹ tuyên bố rằng, độ cao mà máy bay ném bom phóng quả bom GBU-72, đã vượt quá độ cao tính toán. Trước đó, vào tháng 7 năm nay, Không quân Mỹ đã thử thành công bom xuyên giáp BLU-138, còn đầu đạn xuyên đất GBU-72 đây là lần đầu tiên.

Phi đội bay thử nghiệm Số 96 gần đây đã hoàn thành loạt thử nghiệm nhiều bom xuyên của Quân đội Mỹ, trên nhiều loại máy bay khác nhau. Với bom xuyên GBU-72, đây là lần đầu họ thả một vũ khí nặng 2.260 kg, từ một máy bay chiến đấu chiến thuật.

Phi đội bay thử nghiệm Số 96 gần đây đã hoàn thành loạt thử nghiệm nhiều bom xuyên của Quân đội Mỹ, trên nhiều loại máy bay khác nhau. Với bom xuyên GBU-72, đây là lần đầu họ thả một vũ khí nặng 2.260 kg, từ một máy bay chiến đấu chiến thuật.

Cuộc thử nghiệm này cũng đánh dấu nhiều kỷ lục, Không quân Mỹ cho biết trong một tuyên bố: “Ngoài vụ thử ném bom thành công, đây còn là vụ thử bom thật lớn nhất từng được thực hiện tại Căn cứ Eglin, gấp hơn hai lần kỷ lục của cuộc thử nghiệm trực tiếp trước đó, giúp xác định khả năng sát thương của vũ khí”.

Cuộc thử nghiệm này cũng đánh dấu nhiều kỷ lục, Không quân Mỹ cho biết trong một tuyên bố: “Ngoài vụ thử ném bom thành công, đây còn là vụ thử bom thật lớn nhất từng được thực hiện tại Căn cứ Eglin, gấp hơn hai lần kỷ lục của cuộc thử nghiệm trực tiếp trước đó, giúp xác định khả năng sát thương của vũ khí”.

GBU-72 là bom xuyên đất thông minh tầm xa phóng từ trên không, được thiết kế cho máy bay chiến đấu và máy bay ném bom. Tuy nhiên, Không quân Mỹ không tiết lộ những loại máy bay chiến đấu nào khác ngoài F-15E, có thể mang loại bom xuyên mới này.

GBU-72 là bom xuyên đất thông minh tầm xa phóng từ trên không, được thiết kế cho máy bay chiến đấu và máy bay ném bom. Tuy nhiên, Không quân Mỹ không tiết lộ những loại máy bay chiến đấu nào khác ngoài F-15E, có thể mang loại bom xuyên mới này.

Về lý thuyết, các máy bay ném bom chiến lược đang hoạt động của quân đội Mỹ là B-52, B-1B và B-2 (tương lai là máy bay ném bom chiến lược B-21), đều có thể mang loại vũ khí này. Hiện tại, máy bay F-15E đang sử dụng bom dẫn đường bằng laser GBU-28, để phá hủy các hầm trú ẩn dưới lòng đất.

Về lý thuyết, các máy bay ném bom chiến lược đang hoạt động của quân đội Mỹ là B-52, B-1B và B-2 (tương lai là máy bay ném bom chiến lược B-21), đều có thể mang loại vũ khí này. Hiện tại, máy bay F-15E đang sử dụng bom dẫn đường bằng laser GBU-28, để phá hủy các hầm trú ẩn dưới lòng đất.

So với các loại bom xuyên đất trước đây, GBU-72 có khả năng xuyên đất lớn hơn và mạnh hơn. Hiện nay, khả năng của bom xuyên GBU-28 đang có trong trang bị của Không quân Mỹ, có thể xuyên sâu xuống mặt đất 45,7 mét; bê tông cốt thép dày ít nhất 4,57 mét.

So với các loại bom xuyên đất trước đây, GBU-72 có khả năng xuyên đất lớn hơn và mạnh hơn. Hiện nay, khả năng của bom xuyên GBU-28 đang có trong trang bị của Không quân Mỹ, có thể xuyên sâu xuống mặt đất 45,7 mét; bê tông cốt thép dày ít nhất 4,57 mét.

Bom xuyên GBU-72 sử dụng bộ dẫn hướng GPS và cụm đuôi tương tự như Vũ khí công trực tiếp chung (JDAM), nhằm nâng cao độ chính xác khi tấn công. Phi công sau khi thả bom, không cần quan tâm, vì bom được điều khiển tự động đến mục tiêu.

Bom xuyên GBU-72 sử dụng bộ dẫn hướng GPS và cụm đuôi tương tự như Vũ khí công trực tiếp chung (JDAM), nhằm nâng cao độ chính xác khi tấn công. Phi công sau khi thả bom, không cần quan tâm, vì bom được điều khiển tự động đến mục tiêu.

Loại bom xuyên kiểu cũ của Mỹ, như GBU-28, thường sử sử dụng phương pháp dẫn đường bằng laser bán chủ động. Máy bay sau khi cắt bom, phải chiếu xạ laser liên tục vào mục tiêu, cho đến khi bom chạm mục tiêu mới thôi.

Loại bom xuyên kiểu cũ của Mỹ, như GBU-28, thường sử sử dụng phương pháp dẫn đường bằng laser bán chủ động. Máy bay sau khi cắt bom, phải chiếu xạ laser liên tục vào mục tiêu, cho đến khi bom chạm mục tiêu mới thôi.

Bom GBU-72 sử dụng hệ thống dẫn đường điện tử thông minh, tọa độ mục tiêu được cài đặt trước, nên tầm phóng có thể xa hơn, ít nguy hiểm cho máy bay hơn và mức chính xác cao hơn; do vậy cũng cần ít bom để phá hủy một mục tiêu và giá thành sẽ hạ hơn.

Bom GBU-72 sử dụng hệ thống dẫn đường điện tử thông minh, tọa độ mục tiêu được cài đặt trước, nên tầm phóng có thể xa hơn, ít nguy hiểm cho máy bay hơn và mức chính xác cao hơn; do vậy cũng cần ít bom để phá hủy một mục tiêu và giá thành sẽ hạ hơn.

Theo Chương trình ngân sách phân bổ năm 2022, Không quân Mỹ đã nghiên cứu bom GBU-72 này ít nhất là từ năm 2017, và có kế hoạch bắt đầu mua nó vào năm tới. Các tài liệu đấu thầu của Không quân Mỹ xác nhận rằng, họ có thể mua tới 2.000 quả bom như vậy.

Theo Chương trình ngân sách phân bổ năm 2022, Không quân Mỹ đã nghiên cứu bom GBU-72 này ít nhất là từ năm 2017, và có kế hoạch bắt đầu mua nó vào năm tới. Các tài liệu đấu thầu của Không quân Mỹ xác nhận rằng, họ có thể mua tới 2.000 quả bom như vậy.

Không quân Mỹ hiện có nhiều loại bom xuyên phá boongke, trong đó loại nhỏ nhất là GBU-28 nặng 907 kg và loại lớn nhất là “Mẹ của các loại bom (MOP)” GBU-57 nặng 13.607 kg.

Không quân Mỹ hiện có nhiều loại bom xuyên phá boongke, trong đó loại nhỏ nhất là GBU-28 nặng 907 kg và loại lớn nhất là “Mẹ của các loại bom (MOP)” GBU-57 nặng 13.607 kg.

Tuy nhiên số lượng bom xuyên MOP tương đối ít và hiện chỉ có máy bay ném bom tàng hình B-2 có thể được sử dụng được loại bom này. Với loại bom GBU-72 với trọng lượng trung bình 2.260 kg, Không quân Mỹ hy vọng sẽ bù vào chỗ trống.

Tuy nhiên số lượng bom xuyên MOP tương đối ít và hiện chỉ có máy bay ném bom tàng hình B-2 có thể được sử dụng được loại bom này. Với loại bom GBU-72 với trọng lượng trung bình 2.260 kg, Không quân Mỹ hy vọng sẽ bù vào chỗ trống.

Theo các thông tin, GBU-72 mới trông giống như một phiên bản phóng to của bom dẫn đường chính xác GBU-31, được trang bị đầu đạn xuyên mới và bộ dẫn đường cải tiến. GBU-72 cũng là loại vũ khí tấn công trực tiếp các mục tiêu boongke ngầm, sẽ không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết như bom dẫn đường bằng laser.

Theo các thông tin, GBU-72 mới trông giống như một phiên bản phóng to của bom dẫn đường chính xác GBU-31, được trang bị đầu đạn xuyên mới và bộ dẫn đường cải tiến. GBU-72 cũng là loại vũ khí tấn công trực tiếp các mục tiêu boongke ngầm, sẽ không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết như bom dẫn đường bằng laser.

Theo Defense News, loại bom xuyên này không sử dụng chống các tổ chức khủng bố ở Tây Nam Á, mà được sử dụng để răn đe Triều Tiên và Iran, những quốc gia có số lượng lớn các cơ sở quân sự dưới lòng đất.

Theo Defense News, loại bom xuyên này không sử dụng chống các tổ chức khủng bố ở Tây Nam Á, mà được sử dụng để răn đe Triều Tiên và Iran, những quốc gia có số lượng lớn các cơ sở quân sự dưới lòng đất.

Mikhail Hanlon, giám đốc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Viện Brookings, nói với Air Force Times: “Triều Tiên là một mục tiêu khả dĩ, họ có thể có nhiều boongke làm giàu hạt nhân dưới lòng đất. Điều này cũng đúng với Iran; và đó cũng là một mục tiêu khả thi khác”. Nguồn ảnh: Pinterest.

Mikhail Hanlon, giám đốc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Viện Brookings, nói với Air Force Times: “Triều Tiên là một mục tiêu khả dĩ, họ có thể có nhiều boongke làm giàu hạt nhân dưới lòng đất. Điều này cũng đúng với Iran; và đó cũng là một mục tiêu khả thi khác”. Nguồn ảnh: Pinterest.

Cận cảnh sức mạnh và độ nguy hiểm của tiêm kích F-15 - loại máy bay chiến thuật hạng nặng bậc nhất của Mỹ hiện nay. Nguồn: USAF.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/khong-quan-my-thu-bom-xuyen-sieu-lon-nham-ran-de-iran-trieu-tien-1608437.html