Khi mới thành lập, Không quân Singapore rất quan tâm đến tiêm kích F-4E Phantom của hãng McDonnell (Mỹ). Đây là loại máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hạng nặng hai động cơ; tính đến giữa những năm 1970, F-4E là loại máy bay chiến đấu hàng đầu của phương Tây, được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
F-4E là phiên bản hiện đại hóa sâu rộng của thiết kế F-4 ban đầu, và những cải tiến trong thiết kế của nó, dựa trên kinh nghiệm chiến đấu của Không quân Mỹ, trong cuộc chiến trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam; trong đó tiêm kích F-4 phải đối mặt với những chiến đấu cơ hàng đầu của Liên Xô, là MiG-21.
Về phía Mỹ, họ đã từ chối cung cấp cho các quốc gia Đông Nam Á các máy bay chiến đấu hiện đại, vốn chỉ dành cho các đồng minh cao cấp như Iran, Nhật Bản và Israel và không bao giờ được bán cho các quốc gia Đông Nam Á.
Đây chủ yếu là một biện pháp để bảo vệ bí mật công nghệ của chiến đấu cơ F-4E, do tầm quan trọng của nó đối với khả năng tác chiến trên không của Không quân Mỹ. Bên cạnh đó là chi phí hoạt động của F-4E, vượt xa ngân sách của hầu hết các đồng minh thế giới thứ ba của Mỹ.
Thay vào đó, Mỹ chỉ bán những chiếc tiêm kích F-5 nhẹ hơn và kém hiện đại hơn, cho các khách hàng thế giới thứ ba. Những chiếc F-5, đã được bán rộng rãi trên khắp Đông Nam Á, bao gồm cả Thái Lan, Philippines và Indonesia.
Chính vì vậy, Không quân Singapore phải chuyển sang mua F-5E Tiger II, loại máy bay này, hiện vẫn tiếp tục phục vụ trong Không quân của Singapore, và đã được hiện đại hóa sâu rộng, theo tiêu chuẩn tiêm kích thế hệ thứ tư.
F-5E của Singapore có thể sử dụng tên lửa không đối không tầm xa AIM-120; đồng thời được trang bị hệ thống tác chiến điện tử hiện đại và radar mạnh hơn, khiến nó trở thành mối đe dọa tiềm tàng, ngay cả đối với các máy bay chiến đấu hiện đại hơn.
Vào giữa những năm 1970, khi Mỹ xem xét lại việc cung cấp F-4E cho Singapore, nhưng vào thời điểm đó, Mỹ đã bắt đầu đưa các loại chiến đấu cơ thế hệ 4 vào trang bị là F-14 Tomcat và F-15 Eagle. Lúc này, Singapore đã không còn “hứng thú” với F-4E, mà họ muốn chiến đấu cơ thế hệ 4 như của Mỹ.
F-14 và F-15 là hai loại chiến đấu cơ hàng đầu của Mỹ trong hơn 30 năm, cho đến khi tiêm kích F-22 Raptor đi vào biên chế vào tháng 12/2005. Đồng thời xuất khẩu của F-14 và F-15 bị hạn chế hơn so với F-4E.
Chỉ có ba khách hàng đầu tiên, được Mỹ “ưu ái” bán cho các biến thể F-15 chiếm ưu thế trên không là Nhật Bản, Ả Rập Xê-út và Israel, và chỉ một khách hàng mua được tiêm kích F-14 là Iran (lúc này vẫn dưới sự trị vì của vua Pahlavi).
Không quân Singapore đã kiên quyết bỏ qua chiếc F-4E, mà chọn một phiên bản máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ 4 là F-16; kết hợp với số F-5E được nâng cấp, tạo thành xương sống của lực lượng Không quân Singapore đến đầu thập niên 2000.
Vào đầu những năm 2000, Singapore một lần nữa cố gắng mua máy bay chiến đấu hạng nặng F-15 của Mỹ; thời điểm này, Mỹ dường như đã nới lỏng đáng kể các hạn chế xuất khẩu đối với F-15 Eagle, do lúc này, F-22 sắp đưa vào sử dụng, nên các công nghệ của F-15, không còn được coi là nhạy cảm như trước.
Nhà sản xuất Boeing, lúc này bắt đầu đẩy mạnh tiếp thị F-15 cho các đồng minh của Mỹ và phiên bản F-15SG cho Singapore được chấp nhận. Ngày 22/8/2005, Không quân Singapore đã đặt hàng ban đầu cho một lô 12 chiếc F-15SG đầu tiên.
Không quân Singapore tiếp tục mua thêm F-15SG từ năm 2007, và số lượng được “chốt” là 40 chiếc F-15SG. Năm 2018, Singapore đã nhận đủ 40 chiếc và đưa vào trực chiến toàn bộ; đưa Không quân Singapore thành quốc gia có lực lượng Không quân mạnh nhất khu vực.
Hiện nay quốc gia láng giềng Malaysia, đang triển khai một phi đội gồm hàng chục máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không Su-30MKM, Indonesia cũng mua Su-30 và dự kiến sẽ trang bị Su-35 của Nga hoặc Rafale của Pháp.
Tuy nhiên với số lượng F-15SG tương đối lớn, có tính năng “nhỉnh” hơn so với các chiến đấu cơ hạng nặng chiếm ưu thế trên không của các quốc gia láng giềng và Trung Quốc đang sở hữu. Cùng với số F-16C và F-5E hiện có, Không quân Singapore được đánh giá, là lực lượng không quân mạnh bậc nhất khu vực hiện nay.
Tiêm kích hạng nặng F-15 - loại chiến đấu cơ nguy hiểm bậc nhất thế giới hiện nay, chưa bao giờ bị bắn hạ trong thực chiến. Nguồn: Elwyn R.
Tiến Minh