Không thể ngừng ngoáy mũi, cẩn thận 4 hiểm họa ập đến
Ngoáy mũi thường xuyên tưởng chừng như là một hành động vô ý nhưng thực chất lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe.
Cô Xiaoli 23 tuổi rất thích ngoáy lỗ mũi, nhất là khi thời tiết hanh khô, cô luôn cảm thấy mũi không sạch, ngứa ngáy nên ngoái liên tục.
Một ngày nọ, Xiaoli thức dậy vào buổi sáng và phát hiện ra rằng mũi của mình bị đau và ngứa, đồng thời phát hiện bên ngoài hốc mũi có mụn mủ nên cố nặn ra. Sau đó không lâu, cô phát sốt cao , uống thuốc mãi không đỡ, sau khi đến bệnh viện kiểm tra thì phát hiện Xiaoli bị nhiễm trùng não. “Thủ phạm” chính là nhọt ở mũi do thói quen thường xuyên ngoái lỗ mũi gây ra.
May mắn, sau nửa tháng điều trị, Xiaoli đã bình phục và xuất viện mà không để lại di chứng gì.
Trong khoang mũi của chúng ta có rất nhiều tuyến nhầy, các tuyến nhầy này sẽ liên tục tiết ra chất nhầy để đảm bảo không khí khô được hít vào trở nên ẩm và tránh những kích thích bất lợi cho đường hô hấp.
Gỉ mũi thực chất là bụi bị nước mũi trong khoang mũi chặn lại, trộn lẫn với nó tạo thành dị vật màu xám đen.
Không thể ngừng ngoáy mũi, cẩn thận 4 hiểm họa ập đến
Trên thực tế, ngoáy mũi không phải là hành vi nên làm, ngoáy mũi thường xuyên có thể tiềm ẩn 4 mối nguy hại cho sức khỏe.
Chảy máu cam
Niêm mạc mũi của chúng ta rất mong manh và mỏng, việc ngoáy mũi lâu ngày dễ dẫn đến tổn thương niêm mạc, từ đó có thể gây vỡ mao mạch và chảy máu cam bất thường.
Dễ gây nhiễm trùng đường hô hấp
Việc ngoáy mũi thường xuyên có thể khiến lông mũi trở nên mỏng hơn, làm hỏng hàng rào đầu tiên của đường thở. Vi khuẩn, vi rút trong không khí có khả năng xâm nhập trực tiếp vào đường hô hấp gây viêm đường hô hấp.
Khả năng phòng vệ của khoang mũi giảm sút
Ngoáy mũi cũng dễ dẫn đến tình trạng khoang mũi nhạy cảm, dễ bị nhiễm vi trùng gây hắt hơi thường xuyên, dị ứng trong sinh hoạt. Nếu bạn có vi trùng trên tay khi ngoáy mũi, nguy cơ nhiễm trùng sẽ tăng lên rất nhiều.
Nhiễm trùng não
Khoang mũi là một phần quan trọng trong tam giác mặt của chúng ta, giao tiếp với một số tĩnh mạch và xoang hang nội sọ. Một khi niêm mạc mũi bị tổn thương, nếu kèm theo bội nhiễm vi khuẩn, nhiễm trùng rất có thể sẽ ngược dòng lên xoang hang, gây nhiễm trùng nội sọ, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng ở những trường hợp nặng.
Việc ngoáy mũi thường xuyên còn có thể dẫn đến các bệnh như viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mũi dị ứng mãn tính,… Nếu khoang mũi bị tổn thương, lở loét nhiều lần thậm chí có thể làm tăng nguy cơ ung thư mũi, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe.
Làm thế nào để vệ sinh mũi một cách khoa học?
Khi rửa mặt, bạn có thể rửa sạch tiền đình mũi bằng nước để giữ ẩm cho khoang mũi và cẩn thận để không bị sặc.
Khi xì mũi, lưu ý không được xì đồng thời cả 2 lỗ mũi, nếu không sẽ dễ khiến áp suất trong khoang mũi tăng cao, một số chất tiết có vi khuẩn, vi rút sẽ đi vào tai giữa theo vòi Eustachian, khiến dễ gây viêm tai giữa. Cách xì mũi đúng cách là bịt một hốc mũi và xì mũi bên kia.
Trong những trường hợp bình thường, không cần phải cố tình làm sạch gỉ mũi, bởi vì mũi của chúng ta có chức năng tự làm sạch. Tuy nhiên, nếu cảm thấy đặc biệt khó chịu, bạn có thể rửa khoang mũi bằng nước muối sinh lý để làm mềm, sau đó nhẹ nhàng làm sạch chúng bằng tăm bông.
Ngoáy mũi thường xuyên có làm lỗ mũi to ra không?
Trên thực tế, ngoáy lỗ mũi không làm lỗ mũi to ra, kích thước hốc mũi của một người là do yếu tố bẩm sinh quyết định.
Nếu sau khi ngoáy mũi, bạn cảm thấy khoang mũi bị rộng ra thì có thể do yếu tố tâm lý. Tất nhiên, không loại trừ khả năng một số người thường xuyên ngoáy lỗ mũi khiến mũi bị viêm nhiễm nhiều lần, có thể dẫn đến mô trong khoang mũi tăng sinh, khiến hình dạng mũi thay đổi. Nhưng về thể chất thì không có gì thay đổi.
Nếu có cảm giác khó chịu, đau ở mũi hoặc chảy máu cam nhiều lần, chảy máu mũi,… hãy đi khám và điều trị kịp thời.