Không tin nổi sự thật ẩn sau loạt ảnh nổi tiếng nhất mọi thời đại

Những bức ảnh nổi tiếng thế giới dưới đây ẩn chứa những câu chuyện thú vị đằng sau. Những câu chuyện này hấp dẫn công chúng với những chi biết bất ngờ.

"Bữa trưa trên đỉnh tòa nhà chọc trời" chụp ngày 20/9/1932 của nhiếp ảnh gia Charles C.Ebbets là một trong những bức ảnh nổi tiếng thế giới. Khi xem ảnh, nhiều người không khỏi kinh ngạc và thú vị khi nhìn thấy 11 công nhân ngồi vắt vẻo trên tòa nhà chọc trời GE ở trung tâm Rockefeller, New York. Họ ngồi ăn bữa trưa ở độ cao hơn 250m.

"Bữa trưa trên đỉnh tòa nhà chọc trời" chụp ngày 20/9/1932 của nhiếp ảnh gia Charles C.Ebbets là một trong những bức ảnh nổi tiếng thế giới. Khi xem ảnh, nhiều người không khỏi kinh ngạc và thú vị khi nhìn thấy 11 công nhân ngồi vắt vẻo trên tòa nhà chọc trời GE ở trung tâm Rockefeller, New York. Họ ngồi ăn bữa trưa ở độ cao hơn 250m.

Bức ảnh trên lần đầu tiên được công bố trên tờ New York Herald Tribune vào ngày 2/10/1932. Bức hình thuộc quyền sở hữu của Corbis Image. Vào năm 2003, Corbis tiết lộ sự thật đằng sau bức ảnh khiến công chúng tò mò. Đó là việc vào thời điểm bức ảnh được chụp có khá nhiều người có mặt tại tòa nhà. Do vậy, họ không chắc rằng nhiếp ảnh gia Ebbets có thật sự là người chụp bức ảnh này không.

Bức ảnh trên lần đầu tiên được công bố trên tờ New York Herald Tribune vào ngày 2/10/1932. Bức hình thuộc quyền sở hữu của Corbis Image. Vào năm 2003, Corbis tiết lộ sự thật đằng sau bức ảnh khiến công chúng tò mò. Đó là việc vào thời điểm bức ảnh được chụp có khá nhiều người có mặt tại tòa nhà. Do vậy, họ không chắc rằng nhiếp ảnh gia Ebbets có thật sự là người chụp bức ảnh này không.

Bên cạnh đó, nhiều người tò mò về danh tính của những công nhân trong bức ảnh "Bữa trưa trên đỉnh tòa nhà chọc trời". Đến nay, giới nghiên cứu đã xác định được người đàn ông đầu tiên từ bên trái qua là công nhân người Slovakia có tên Gusti (Gustáv) Popovič đến từ ngôi làng ở Vyšný Slavkov, quận Levoča.

Bên cạnh đó, nhiều người tò mò về danh tính của những công nhân trong bức ảnh "Bữa trưa trên đỉnh tòa nhà chọc trời". Đến nay, giới nghiên cứu đã xác định được người đàn ông đầu tiên từ bên trái qua là công nhân người Slovakia có tên Gusti (Gustáv) Popovič đến từ ngôi làng ở Vyšný Slavkov, quận Levoča.

Người đàn ông thứ 3 từ phải qua tên là Joe Curtis. Người đàn ông thứ 4 là Michael Rafferty cũng đến từ Ireland ngồi cùng với người bạn thân. Kế bên phải Rafferty là người đàn ông đến từ Ireland tên Stretch Donahue. Từ những thông tin này có thể cho thấy nhiều công nhân tham gia xây dựng tòa nhà chọc trời GE là những người di cư tới từ Ireland.

Người đàn ông thứ 3 từ phải qua tên là Joe Curtis. Người đàn ông thứ 4 là Michael Rafferty cũng đến từ Ireland ngồi cùng với người bạn thân. Kế bên phải Rafferty là người đàn ông đến từ Ireland tên Stretch Donahue. Từ những thông tin này có thể cho thấy nhiều công nhân tham gia xây dựng tòa nhà chọc trời GE là những người di cư tới từ Ireland.

Bức ảnh "Nụ hôn ở quảng trường Thời đại" do nhiếp ảnh gia Alfred Eisenstaedt chụp đã trở thành một bức hình lịch sử, thậm chí là biểu tượng của niềm vui trong Ngày Chiến thắng (V-J Day, 9/5/1945). Thủy thủ trong ảnh là George Mendonsa đang ôm hôn nữ y tá tên Greta Zimmer. Nhiều người cứ ngỡ họ là một cặp tình nhân nhưng sự thật không phải vậy.

Bức ảnh "Nụ hôn ở quảng trường Thời đại" do nhiếp ảnh gia Alfred Eisenstaedt chụp đã trở thành một bức hình lịch sử, thậm chí là biểu tượng của niềm vui trong Ngày Chiến thắng (V-J Day, 9/5/1945). Thủy thủ trong ảnh là George Mendonsa đang ôm hôn nữ y tá tên Greta Zimmer. Nhiều người cứ ngỡ họ là một cặp tình nhân nhưng sự thật không phải vậy.

Theo lời kể của thủy thủ George, ông đã ôm hôn nồng nhiệt một cô gái ở thành phố New York vào ngày 14/8/1945 - thời điểm Nhật Bản đầu hàng quân đồng minh. George không hề quen biết Greta từ trước. Sau khi nghe tin mừng trên, ông đã vô cùng hưng phấn và ôm hôn một phụ nữ xa lạ chưa từng quen biết.

Theo lời kể của thủy thủ George, ông đã ôm hôn nồng nhiệt một cô gái ở thành phố New York vào ngày 14/8/1945 - thời điểm Nhật Bản đầu hàng quân đồng minh. George không hề quen biết Greta từ trước. Sau khi nghe tin mừng trên, ông đã vô cùng hưng phấn và ôm hôn một phụ nữ xa lạ chưa từng quen biết.

“Tôi không có sự lựa chọn nào cả. Người thanh niên đó chợt đi đến, tóm lấy và hôn tôi”, bà Greta kể lại trong cuộc phỏng vấn vào năm 2005.

“Tôi không có sự lựa chọn nào cả. Người thanh niên đó chợt đi đến, tóm lấy và hôn tôi”, bà Greta kể lại trong cuộc phỏng vấn vào năm 2005.

Đến năm 2012, ông George có cuộc phỏng vấn với CBS News và thừa nhận: “Tôi hưng phấn vì chiến tranh kết thúc. Sau vài ly rượu, tôi thấy cô y tá và ôm chầm lấy cô ấy để hôn”.

Đến năm 2012, ông George có cuộc phỏng vấn với CBS News và thừa nhận: “Tôi hưng phấn vì chiến tranh kết thúc. Sau vài ly rượu, tôi thấy cô y tá và ôm chầm lấy cô ấy để hôn”.

Bức ảnh thú vị chụp hai ngôi mộ của hai người yêu nhau nhưng không thể chôn cất cạnh nhau vì khác biệt tôn giáo. Bức hình được chụp ở thành phố Roermond, Hà Lan năm 1888. Bà J.C.P.H van Aefferden là người theo Công giáo trong khi chồng - ông J.W.C van Gorcum theo đạo Tin lành.

Bức ảnh thú vị chụp hai ngôi mộ của hai người yêu nhau nhưng không thể chôn cất cạnh nhau vì khác biệt tôn giáo. Bức hình được chụp ở thành phố Roermond, Hà Lan năm 1888. Bà J.C.P.H van Aefferden là người theo Công giáo trong khi chồng - ông J.W.C van Gorcum theo đạo Tin lành.

Khi qua đời năm 1880, ông Gorcum được chôn cất trong ngôi mộ nằm trong một mảnh đất dành riêng cho các tín đồ theo đạo Tin lành. 8 năm sau, bà Aefferden từ giã cõi đời.

Khi qua đời năm 1880, ông Gorcum được chôn cất trong ngôi mộ nằm trong một mảnh đất dành riêng cho các tín đồ theo đạo Tin lành. 8 năm sau, bà Aefferden từ giã cõi đời.

Trước khi mất, bà đã trăng trối rằng muốn được chôn cất ngay bên ngoài khoảnh đất mà chồng yên nghỉ. Bà cũng yêu cầu con cháu xây hai cánh tay nắm lấy nhau từ 2 ngôi mộ ở 2 mảnh đất.

Trước khi mất, bà đã trăng trối rằng muốn được chôn cất ngay bên ngoài khoảnh đất mà chồng yên nghỉ. Bà cũng yêu cầu con cháu xây hai cánh tay nắm lấy nhau từ 2 ngôi mộ ở 2 mảnh đất.

Mời độc giả xem video: Những bức ảnh gợi nhớ Tết xưa, chỉ nhìn thôi đã thấy nao lòng. Nguồn: Kienthuc.net.vn.

Thùy Liên (theo VT)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/khong-tin-noi-su-that-an-sau-loat-anh-noi-tieng-nhat-moi-thoi-dai-1889764.html