Khu cảng tập kết quặng bauxite làm đổi màu nước biển: Thông tin mới nhất

Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế vẫn chưa được cấp giấy phép môi trường, chưa thực hiện đấu nối vào khu xử lý nước thải tập trung sau khi làm nước biển đổi màu.

Video: Nước biển quanh khu cảng tập kết quặng bauxite ở Huế đổi màu nâu đỏ

Liên quan đến khu cảng tập kết quặng bauxite xả thải làm đổi màu nước biển, đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường (thuộc Sở TN&MT TP Huế) cho biết, căn cứ quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2022 thì đến hết ngày 31/12/2024 Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế buộc phải có giấy phép môi trường. Đơn vị này chỉ không cần giấy phép môi trường trong trường hợp đấu nối thành công vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải khu công nghiệp và khu phi thuế quan của Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp TP Huế.

Khu bến số 3 - cảng Chân Mây vẫn hoạt động dù chưa được cấp giấy phép môi trường, chưa thực hiện đấu nối xử lý nước thải vào nhà máy xử lý tập trung của Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp TP Huế.

Khu bến số 3 - cảng Chân Mây vẫn hoạt động dù chưa được cấp giấy phép môi trường, chưa thực hiện đấu nối xử lý nước thải vào nhà máy xử lý tập trung của Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp TP Huế.

Trả lời Báo Điện tử VTC News, lãnh đạo Phòng TN&MT - Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp TP Huế thừa nhận, đến nay Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế vẫn chưa được Bộ TN&MT cấp giấy phép môi trường và cũng chưa thực hiện đấu nối vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của Ban Quản lý khu kinh tế, công nghiệp TP Huế.

Mặc dù vậy, ghi nhận của PV Báo Điện tử VTC News, hiện nay khu bến số 3 - cảng Chân Mây của Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế vẫn đang hoạt động tập kết lượng lớn quặng bauxite.

Lãnh đạo Phòng TN&MT - Ban Quản lý khu kinh tế, công nghiệp TP Huế giải thích: "Luật pháp quy định, doanh nghiệp có phát sinh nước thải phải xử lý hoặc chất thải nguy hại trên 1200kg/năm thì thuộc diện phải có giấy phép môi trường. Trường hợp không xả thải ra môi trường, chất thải nguy hại dưới 1200kg/năm thì không thuộc diện cấp giấy phép môi trường.

Đối với trường hợp Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế, hiện doanh nghiệp này đã làm thủ tục cấp giấy phép môi trường nhưng chưa được Bộ TN&MT phê duyệt. Tuy nhiên, hiện nay, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp TP Huế chấp nhận về mặt chủ trương cho Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế đấu nối vào khu xử lý nước thải tập trung của Ban Quản lý. Trong thời gian chưa thi công đường ống thì doanh nghiệp sẽ lưu giữ nước thải và vận chuyển bằng xe bồn rồi đổ tại khu xử lý tập trung".

Ghi nhận ngày 8/1, lượng lớn quặng bauxite vẫn đang tập kết trong khu cảng của Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế nhưng không được che đậy kỹ càng; dưới nền đọng lượng lớn nước thải màu nâu đỏ.

Ghi nhận ngày 8/1, lượng lớn quặng bauxite vẫn đang tập kết trong khu cảng của Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế nhưng không được che đậy kỹ càng; dưới nền đọng lượng lớn nước thải màu nâu đỏ.

Khi PV Báo Điện tử VTC News đặt nhiều câu hỏi liên quan đến tính pháp lý cũng như kẽ hở có thể xảy ra lúc giám sát công tác xả, thu gom và xử nước thải của Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế trong thời gian chờ cấp giấy phép môi trường hoặc đấu nối thì lãnh đạo Phòng TN&MT Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp TP Huế trả lời: "Vì liên quan đến pháp lý nên chúng tôi cần thêm thời gian phối hợp với sở TN&MT; cần thiết sẽ mời Sở họp để nghiên cứu".

Trong khi đó, lãnh đạo Trung tâm Quản lý, khai thác hạ tầng và tư vấn đầu tư khu kinh tế, công nghiệp TP Huế (thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp TP Huế) cho biết, hiện Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế mới đang lập phương án kỹ thuật để xây dựng hệ thống thu gom nước thải dự án bến số 3 cảng Chân Mây vào nhà máy xử lý tập trung của đơn vị. Trong thời gian này, đơn vị sẽ tiếp nhận nước thải của Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế thông qua xe bồn chở về.

"Chúng tôi bắt đầu tiếp nhận xử lý nước thải từ dự án khu bến số 3 - cảng Chân Mây của Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế từ đầu tháng 1/2025. Trước đó, nước thải của doanh nghiệp này được đưa đi đâu, xử lý thế nào thì chúng tôi không rõ.

Theo kết luận của cơ quan chức năng TP Huế, hoạt động xả thải từ việc tập kết quặng bauxite tại khu bến số 3 - cảng Chân Mây của Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế là nguyên nhân khiến nước biển đổi màu.

Theo kết luận của cơ quan chức năng TP Huế, hoạt động xả thải từ việc tập kết quặng bauxite tại khu bến số 3 - cảng Chân Mây của Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế là nguyên nhân khiến nước biển đổi màu.

Khi tiếp nhận nước thải, chúng tôi cũng yêu cầu Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế cam kết thu gom triệt để và kế hoạch vận chuyển chi tiết của công ty. Tuy nhiên, nhiệm vụ quản lý công ty có thu gom triệt để hoặc có xả nước thải ra môi trường hay không thì không thuộc chức năng, nhiệm vụ của chúng tôi", lãnh đạo Trung tâm Quản lý, khai thác hạ tầng và tư vấn đầu tư khu kinh tế, công nghiệp TP Huế nói.

Đáng nói, khu bến số 3 - cảng Chân Mây được Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế đưa vào hoạt động từ năm 2021. Như vậy, nước thải phát sinh từ hoạt động bến số 3 - càng Chân Mây thời điểm trước ngày 31/12/2024 được thải đi đâu, xử lý thế nào thì chưa có đơn vị quản lý nào ở TP Huế trả lời được.

Khi Báo Điện tử VTC News phản ánh hoạt động xả thải của doanh nghiệp này làm nước biển đổi màu thì TP Huế mới lập đoàn kiểm tra và kết luận: "Trong quá trình hoạt động, việc phủ bạt che chắn nước mưa tại bến số 3 - cảng Chân Mây chưa triệt để nên nước mưa chảy tràn qua khu vực các bãi tập kết bauxite, dăm dỗ cuốn theo vật chất chảy vào bể lọc của hệ thống xử lý tập trung.

Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế cũng bị kết luận là có hành vi xả nước thải vào môi trường có Coliform vượt 48 quy chuẩn 48 lần.

Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế cũng bị kết luận là có hành vi xả nước thải vào môi trường có Coliform vượt 48 quy chuẩn 48 lần.

Nước sau khi qua bể lọc được chảy vào hai bể lắng rồi thải ra môi trường nước biển ven bờ. Tuy nhiên, qua kiểm tra, đánh giá thực tế, hiện công đoạn lắng, lọc này không có tác dụng xử lý lượng lớn nước mưa chảy tràn từ các khu vực trên. Đây là các nguyên nhân chính gây đổi màu nguồn nước".

Ngoài ra, kết quả lấy, phân tích mẫu nước thải sau hệ thống xử lý nước thải tập trung của Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế cũng có các thông số vượt quy chuẩn kỹ thuật. Cụ thể, độ màu = 369 (Pt-Co), vượt 2,46 lần; TSS = 253mg/l, vượt 1,94 lần; Coliform = 2,4 x 105 (MPN/100mL) vượt 48 lần.

Liên quan đến những vi phạm của Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế mà Báo Điện tử VTC News phản ánh, ngày 29/11/2024 ông Phan Quý Phương - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế (nay là TP Huế) ký quyết định xử phạt doanh nghiệp này 532 triệu đồng. Trong đó, mức phạt 380 triệu đồng với thông số Coliform; phạt tăng thêm 40% là 152 triệu đồng đối với thông số màu và TSS. Ngoài ra, Công ty TNHH MTV Hào Hưng Huế bị buộc phải chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường với số tiền là 5.336.000 đồng.

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/khu-cang-tap-ket-quang-bauxite-lam-doi-mau-nuoc-bien-thong-tin-moi-nhat-ar918997.html