Khu trục hạm dự án DDG-1000 Zumwalt, siêu phẩm công nghệ tương lai
Ngày 20.05.2016, lực lượng hải quân Mỹ đưa vào biên chế một trong những chiến hạm dự án gây nhiều tranh cãi nhất, tàu khu trục dự án DDG-1000 Zumwalt, được các phương tiện truyền thông Mỹ ca ngợi là chiến hạm 'vô song', 'chiến thắng của công nghệ cao' và 'sấm sét đại dương'.
Một số chuyên gia Hải quân Mỹ cảm thấy nghi ngờ tương lai không mấy sáng sủa của chiến hạm siêu hiện đại này mà còn là giá trị thực tế chiến đấu của chiến hạm, trong tỷ lệ "giá thành - chất lượng". Cựu Tổng tham mưu trưởng Hải quân, Đô đốc Gary Roughead năm 2008, khi quá trình đóng chiến hạm đầu tiên mới bắt đầu (dự kiến đóng 3 chiến hạm), đã nhận xét những nhược điểm của nó. Roughead cho rằng khu trục hạm có khả năng đi biển thấp, khả năng phòng thủ yếu và thiếu vũ khí siêu hiện đại, dự kiến là (pháo laser và railgun).
Nhận xét này thực sự khá gần với thứ đồ chơi chiến tranh đắt giá yêu thích của Lầu Năm Góc, cũng có được những lý do chính đáng.
Khu trục hạm thực sự rất đẹp
Điểm nổi bật then chốt của khu trục hạm tàng hình là khả năng tàng hình, có cấu hình nhận biết khá thấp đối với các thiết bị trinh sát radar. Chính vì vậy cấu trục hình học của thân tàu và cấu trúc thượng tầng rất đặc biệt – phẳng lỳ, thon dần lên phía trên, cho con tàu là rất không bình thường, có ngoại hình rất viễn tưởng, cũng lớp phủ bề mặt đặc biệt hấp thụ sóng bức xạ radar. Cấu trúc thiết kế này cho phép sóng vô tuyến phản xạ trên bề mặt thân tàu không lan tỏa trên mặt nước mà hất người lên trên bầu trời. Điều đó khiến cho trên màn hình radar đối phương, tín hiệu của khu trục hạm thật sự rất nhỏ, nhỏ hơn 50 lần so với một chiến hạm thông thường.
Nhập mô tả video
Những nhược điểm tạm thời
Tàu khu trục có hình dáng thân tàu kiểu lưỡi rìu, mũi tàu dạng đao ngược, được cho là để "cắt sóng." Điều này khiến đường nét của Zumwalt rất giống với thiết giáp hạm casements armadillos thời kỳ nội chiến tại Hoa Kỳ và cũng vì cấu hình này, các thiết giáp hạm trước đây có khả năng đi biển mức trung bình, như Đô đốc Roughead nhậ xét, có sự ổn định thân tàu thấp.
Biên chế vũ khí trang bị của Zumwalt gồm có 20 giếng phóng đa năng Mk-57 với khả năng lắp đặt đến 80 tên lửa, hai pháo hạm tầm xa AGS 155-mm và hệ thống súng tự động phòng không 30 mm tốc độ cao. Khu trục hạm được trang bị một hầm chứa máy bay trực thăng và một số máy bay không người lái.
Một đặc trưng kỹ chiến thuật nổi trội của siêu khu trục hạm phải là súng laser và đại bác raingun, nhưng Mỹ đến thời điểm này vẫn chưa sản xuất được và còn trong giai đoạn thử nghiệm. Zumwalt được lắp đặt hệ thống tên lửa và pháo thông thường.
Phòng không chiến hạm là một trong những nội hàm tác chiến then chốt của Zumwalt. Tên lửa phòng không được chỉ định là loại tên lửa RIM-162 ESSM có tầm bắn lên tới 50 km và trần đánh chặn 15 km, tính năng kỹ chiến thuật của tên lửa này rõ ràng không phù hợp cho một khu trục hạm điện tử gần đến trí tuệ nhân tạo, khi nhiệm vụ then chốt của nó là bảo vệ cụm tàu sân bay tấn công chủ lực SVG hoặc một khu vực mục tiêu.
Trong biên chế của khu trục hạm tương lai không có một loại vũ khí bắt buộc phải có đối với tất cả các khu trục hạm hiện đại ngày nay, đó là hệ thống tên lửa chống tàu. Để hy sinh cho tính năng tàng hình siêu việt của khu trục hạm, tổ hợp tên lửa chống tàu Haphoon đã không được lắp đặt, do đó khả năng chống tàu của Zumwalt chỉ có thể hy vọng vào tô hợp pháo hạm siêu hiện đại 155 mm, nhưng tiếc là tốc độ bắn không cao lắm – 9 phát phút.
Ngoài khả năng tàng hình, các chiến hạm hiện đại phải có khả năng phát hiện mục tiêu sớm hơn đối phương. Do nếu như khu trục hạm đã hoàn toàn tàng hình trước đối phương, thì phải có khả năng phát hiện đối phương tầm xa, nếu không tính năng tàng hình không còn giá trị.
Đối với tàu khu trục Dòng DD (X) lúc đầu các kỹ sư điện tử Mỹ dự kiến phát triển kết hợp hai hệ thống radar mạnh mẽ với hai phạm trù hoạt động khác nhau: AN / SPY-3 – kiểm soát dẫn bắn mục tiêu trên độ cao thấp / kiểm soát, theo dõi và dẫn bắn các mục tiêu trên độ cao, trong tầng không gian gần và AN / SPY-4 radar "tìm kiếm, kiểm soát bao quát". Nhưng thực tế SPY-4, được phát triển cho tàu tuần dương CG (X) “không tồn tại”, không thể lắp đặt được vào khu trục hạm dự án DDG1000. Lầu Năm Góc không cần suy nghĩ quá lâu, quyết định ngừng phát triển vào năm 2010 và thiết kế một hệ thống AMDR mới (Air Missile Defense Radar) đặc biệt dành cho khu trục DDG-1000 Zumwalt.
Nhưng với phát triển mới AMDR bắt đầu có những vấn đề liên quan nhiều đến kỹ thuật, khả năng tích hợp hai loại nhiệm vụ và hứa hẹn thời gian phát triển sẽ không ngắn, do đó để đáp ứng tiến độ, DDG-1000 Zumwalt được trang bị hệ thống radar AN/SPY-3, đáp ứng ½ yêu cầu kỹ chiến thuật đặt ra với khu trục hạm điện tử siêu hiện đại này.
Khu trục hạm Zumwalt không được bọc giáp. Tàu khu trục được bọc các miếng giáp Kevlar gia cố trên nguyên tắc dán miếng, có thể chống được các mảnh đạn. Nhưng khu trục hạm không thể chịu được các đòn tấn công bằng tên lửa có khả năng xuyên giáp. Các trang thiết bị trên mặt boong tàu, nhất là hệ thống phóng tên lửa hầu như không được bảo vệ, có thể bị gây hư hỏng từ đạn súng máy tự động cỡ nòng lớn.
Giá thành tổng thể của khu trục hạm Zumwalt vào khoảng 7 tỷ USD, đắt hơn cả tàu sân bay hiện đại lớp Nimitz, chiếc gần đây nhất được đưa vào biên chế của hải quân Mỹ.
Tương lai siêu chiến hạm
Nhưng trên thực tế, các kỹ sư Mỹ đã đưa ra một khu trục hạm nền tảng với những ý tưởng thực sự đột phá đi trước thời gian. Khu trục hạm hầu như không có một thiết bị nào thừa nhô ra trên mặt boong tầu. Đảm bảo khả năng tàng hình cao nhất. Hệ thống điều khiển, điều hành tác chiến và kiểm soát hỏa lực siêu hiện đại với cấp độ tự động hóa cao nhất, cho phép giảm biên chế xuống chỉ còn 140 nhân viên thủy thủ đoàn, trạm nguồn lai ghép thế hệ mới cho công suất tối đa và có những tính năng đặc biệt chưa từng có.
Những nhược điểm đã nêu hoàn toàn có thể được loại bỏ trong tương lai gần, như có thể phát triển các tên lửa chống tàu thế hệ mới ống phóng thẳng đứng. Tăng cường tốc độ bắn của súng phòng không tự động, lắp đặt các tên lửa phòng không có tầm bắn xa hơn, hoàn thiện hệ thống radar đa năng AMDR và lắp đặt hệ thống phòng thủ chủ động chống tên lửa chống tàu, các khu trục hạm lớp DD (X) sẽ trở thành siêu quái thú “cơn bão đại dương”.
QA