Khủng hoảng chip bán dẫn: 'Cơn điên' gom hàng và loạn giá smartphone trên toàn cầu
Việc các công ty rót hàng chục tỷ USD để xây nhà máy chip có thể là tín hiệu cho thấy khủng hoảng chip toàn cầu đang xấu đi. Các ngành thiết bị điện tử đang rơi vào tình cảnh điêu đứng và khiến giá bán smartphone trên toàn cầu đang ngày càng trở nên đắt đỏ.
Tình trạng thiếu chíp ban đầu xảy ra chủ yếu trong ngành công nghiệp ôtô, sau đó lan rộng ra các ngành nghề khác như truyền thông, điện tử.
Với việc mọi công ty sử dụng chíp trong sản phẩm đều hoảng sợ và "điên cuồng" gom hàng tích trữ, tình trạng thiếu hụt càng nghiêm trọng, thổi giá chíp tăng vọt.
Tình trạng thiếu chíp ban đầu xảy ra chủ yếu trong ngành công nghiệp ôtô, sau đó lan rộng ra các ngành nghề khác như truyền thông, điện tử.
Theo Reuters, tâm lý hoảng loạn mua vào do lo sợ thiếu chíp cũng góp phần đẩy nhu cầu đối với linh kiện quan trọng này tăng vọt. Các công ty sợ rằng giá chíp tăng sẽ khiến họ gặp khó trong việc cân đối chi phí sản phẩm trong thương lai.
Đây là nguyên nhân khiến các công ty này đua nhau đặt nhiều đơn hàng từ bây giờ. Điều này đã tới nhu cầu tăng quá mạnh trong khi nguồn cung lại có xu hướng giảm do nhiều yếu tố.
Nhiều chuyên gia nhận định nhu cầu quá "nóng" có thể dẫn đến sự sụp đổ của ngành chíp bán dẫn trong tương lai, đặc biệt là khi các nhà sản xuất chíp không kịp tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu.
Thời điểm hiện tại, nhiều công ty rót hàng chục tỷ USD để xây nhà máy chip. Đây là dấu hiệu không mấy khả quan cho thị trường này mà còn có thể báo hiệu khủng hoảng chip toàn cầu vẫn đang xấu đi.
Ngày 15/3, Intel công bố kế hoạch xây nhà máy chip trị giá 19 tỷ USD tại Magdeburg (Đức). Trước đó một tháng, công ty cũng cho biết sẽ đầu tư ít nhất 20 tỷ USD vào cơ sở chip mới tại New Albany, bang Ohio (Mỹ).
Theo CEO Pat Gelsinger, đây là một phần trong kế hoạch hạn chế phụ thuộc vào châu Á và giải quyết cơn khát chip toàn cầu.
Việc các công ty rót hàng chục tỷ USD để xây nhà máy chip có thể là tín hiệu cho thấy khủng hoảng chip toàn cầu đang xấu đi.
Theo Bloomberg, nhà máy 19 tỷ USD của Intel ở Đức chỉ là phần mở đầu cho tham vọng của liên minh Mỹ và châu Âu. Họ dự định chi 100 tỷ USD để mở các nhà máy chip nhằm tránh phụ thuộc vào Trung Quốc trong tương lai.
Tuy nhiên, giới phân tích lo ngại điều này có thể phản tác dụng. Việc gắn ngành chip với các khoản viện trợ của chính phủ có thể làm phức tạp thêm chuỗi cung ứng toàn cầu.
Rudi De Winter, CEO của nhà sản xuất chip X-Fab Silicon Foundries (Đức), nói: "Ngành công nghiệp bán dẫn từ lâu đã là một ngành kinh doanh toàn cầu và đã hoạt động rất tốt. Những nỗ lực xây dựng các trung tâm chip độc lập ở từng quốc gia, khu vực với chuỗi cung ứng riêng mang nặng yếu tố chính trị hơn là vì sự phát triển tự nhiên của ngành chip thế giới".
Trong nỗ lực tránh phụ thuộc vào Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên kế hoạch đầu tư 52 tỷ USD vào nghiên cứu, phát triển và sản xuất chất bán dẫn trong nước.
Trong khi đó, 27 quốc gia thành viên EU đang xem xét gói đề xuất trị giá 48 tỷ USD để tăng năng lực chip của khu vực. Trung Quốc cũng không ngồi yên trong cuộc đua này.
Dự tính đến 2030, chính quyền Bắc Kinh có thể chi 150 tỷ USD để nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty chip nội địa.
Mới đây, theo dữ liệu từ Strategy Analytics cho thấy, giá bán smartphone trên toàn cầu đang ngày càng trở nên đắt đỏ. Và nguyên nhân chắc hẳn không nằm ngoài cơn khủng hoảng này.
Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Strategy Analytics, mức giá trung bình của smartphone trong năm 2021 đã vượt qua mốc 300 USD. Đây được cho là mức cao nhất của smartphone kể từ năm 2013 đến nay.
Cuộc khủng hoảng đã khiến giá bán smartphone trên toàn cầu đang ngày càng trở nên đắt đỏ.
Cũng theo báo cáo, châu Phi và châu Á - Thái Bình Dương hiện là những khu vực có giá bán smartphone rẻ nhất thế giới. Tuy nhiên, một số quốc gia châu Á cũng là nơi có giá bán điện thoại cao nhất.
Trước đó, Nhật Bản là quốc gia có giá bán smartphone trung bình cao nhất thế giới vào năm 2020. Bước sang năm 2021, vị trí này đã thuộc về Hàn Quốc.
Nguyên nhân được cho là bởi những chiếc smartphone màn hình gập từ ông lớn Samsung đã đẩy mức giá trung bình của điện thoại thông minh tại Hàn Quốc tăng cao. Thậm chí, nhiều chuyên gia còn dự đoán vị trí này vẫn sẽ tiếp tục thuộc về Hàn Quốc cho đến năm 2027.