Khuyến cáo đặc biệt về PCCC và thoát nạn sau hàng loạt vụ cháy nghiêm trọng

Công an thành phố Hà Nội vừa đưa ra khuyến cáo đặc biệt về an toàn PCCC và thoát nạn đối với loại hình nhà ống, nhà ở cao tầng.

Thời gian gần đây Hà Nội xảy ra nhiều vụ cháy lớn gây thiệt hại về người và tài sản. Do đó, để giảm thiểu rủi ro khi hỏa hoạn xảy ra, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC, cách thoát nạn đối với loại hình nhà ống, nhà ở cao tầng.

Theo đó, Công an thành phố Hà Nội yêu cầu các chủ hộ gia đình cần chấp hành nghiêm các quy định về PCCC&CNCH; lắp đặt các hệ thống, phương tiện, thiết bị PCCC đảm bảo theo đúng quy định.

Người dân nên hạn chế xây chuồng cọp hay bịt kín toàn bộ tòa nhà vì khi xảy ra sự cố cháy nổ rất khó thoát nạn.

Người dân nên hạn chế xây chuồng cọp hay bịt kín toàn bộ tòa nhà vì khi xảy ra sự cố cháy nổ rất khó thoát nạn.

Đối với nhà ở gia đình, nhà dạng ống, nhà liên kế: Không sắp xếp vật dụng cản trở lối thoát nạn; không lắp đặt biển quảng cáo, lồng sắt, lưới sắt tại các ban công, lô gia của nhà; tầng sân thượng, mái cần thông thoáng và có lối lên cố định, không khóa cửa lối lên mái, trường hợp cửa có khóa, cần quy định vị trí để chìa khóa trong nhà.

Đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, chứa hàng hóa, chất nguy hiểm về cháy, nổ nên bố trí tách biệt với nơi ở, sinh hoạt; không sản xuất, kinh doanh chất, hàng hóa dễ cháy, nổ trong ngôi nhà (xăng, dầu, hóa chất dễ cháy, nổ…).

Lắp đặt, sử dụng hệ thống điện, thiết bị điện bảo đảm an toàn PCCC, bảo đảm đủ công suất cấp cho các thiết bị sử dụng, có thiết bị đóng, ngắt, bảo vệ cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, nhánh và thiết bị tiêu thụ điện có công suất lớn.

Chuẩn bị phương án thoát nạn khi có cháy xảy ra

Đối với nhà có 1 lối thoát nạn, cần hướng dẫn bố trí thêm phương án thoát nạn thứ 2. Đối với lối đi, lối thoát nạn không để phương tiện, hàng hóa, đồ dùng, vật liệu dễ cháy hoặc nguồn lửa, nguồn nhiệt chắn đường.

Cầu thang bộ thoát nạn trong nhà nên sử dụng vật liệu không cháy hoặc khó cháy; hạn chế cầu thang xoắn ốc; cửa đi ra ngoài nên là cửa có bản lề (cửa cánh), hạn chế lắp đặt cửa trượt, cửa cuốn; nên bố trí nơi để chìa khóa, dụng cụ phá dỡ thông thường (búa, rìu, xà beng...) trong nhà để kịp thời mở cửa khi xảy ra sự cố cháy, nổ.

Khi xảy ra cháy cần bình tĩnh xử lý tình huống, không hoảng loạn. Song song với việc thoát nạn cần thông báo cho hàng xóm và gọi cho lực lượng chức năng.

Khi xảy ra cháy cần bình tĩnh xử lý tình huống, không hoảng loạn. Song song với việc thoát nạn cần thông báo cho hàng xóm và gọi cho lực lượng chức năng.

Đối với nhà ở có ban công, lô gia hoặc cửa sổ ở mặt tiếp giáp với đường giao thông, cần bảo đảm thông thoáng để thoát nạn khi cần thiết; trường hợp lắp đặt lồng sắt, lưới sắt thì nên bố trí ô cửa để thoát nạn khi có cháy, nổ. Việc lắp đặt biển quảng cáo bên ngoài nhà cần bảo đảm an toàn PCCC và thực hiện theo quy định.

Đối với tầng mái (sân thượng), nên có lối lên từ tầng dưới qua cầu thang hoặc ô cửa có kích thước đủ rộng để có thể di chuyển lên tầng mái và tính toán đến khả năng thoát nạn sang nhà liền kề.

Ngoài ra, người dân nên chủ động đầu tư lắp đặt các thiết bị cảnh báo cháy sớm và trang bị, chuẩn bị sẵn sàng phương tiện chữa cháy tại chỗ, các dụng cụ phá dỡ phù hợp để thoát nạn. Các phương tiện, thiết bị bố trí ở nơi phù hợp và thuận lợi cho việc thao tác sử dụng khi cần thiết, bảo đảm yêu cầu dễ thấy, dễ lấy và gần lối thoát nạn.

Hướng dẫn thoát nạn khi có cháy

Thành viên hộ gia đình cần nắm rõ, chủ động di chuyển ra lối ra thoát nạn tại tầng 1, lối ra khẩn cấp, vị trí để chìa khóa, dụng cụ phá dỡ trong nhà; tại khu vực sản xuất, kinh doanh, cần phổ biến cho người lao động về nội quy, biện pháp thoát nạn, nhận biết chỉ dẫn thoát nạn, sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn để kịp thời thoát nạn, CNCH khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

Khi phát hiện có cháy, nổ hãy bình tĩnh suy xét, hô hoán báo động cho tất cả các thành viên trong gia đình biết để mau chóng di chuyển ra ngoài qua lối thoát nạn an toàn hoặc qua lối lên mái, ban công, cửa sổ sang nhà bên cạnh hoặc thoát xuống bằng thang dây. Đồng thời gọi điện báo cháy ngay cho lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH theo số máy 114, hoặc sử dụng App BAOCHAY 114, báo cho Đội CS PCCC&CNCH.

Trường hợp không còn lối thoát nào khác hãy dùng chăn thấm ướt, trùm kín người, hạn chế hít phải khói độc và cố gắng thoát qua đám cháy nhanh nhất có thể.

Trường hợp không còn lối thoát nào khác hãy dùng chăn thấm ướt, trùm kín người, hạn chế hít phải khói độc và cố gắng thoát qua đám cháy nhanh nhất có thể.

Trong quá trình di chuyển qua đám cháy nên dùng khăn thấm ướt che kín miệng, mũi và cúi thấp người, bò khom để tránh nguy cơ bị ngạt khói, men theo tường và di chuyển đến nơi an toàn. Tuyệt đối không được núp trong phòng, nhà vệ sinh.

Trường hợp cửa chính bị lửa bao trùm hãy nhanh chóng tìm và mở lối thoát nạn khác qua ban công, cửa sổ, sân thượng sang nhà bên cạnh hoặc thoát xuống bằng thang dây hoặc bố trí lối thoát lên mái nếu mái nhà có kết cấu bằng các tấm lợp; tuyệt đối không núp trong phòng, nhà vệ sinh.

Trường hợp lối và đường thoát nạn bị nhiễm khói, lửa mà không thể thoát từ gian phòng ra ngoài theo lối cầu thang bộ, cửa chính; nhanh chóng sử dụng khăn vải, băng dính để chèn, dán kín vào khe cửa để ngăn khói, khí độc vào phòng đang ở, di chuyển ra ban công để báo hiệu cho lực lượng PCCC hỗ trợ biết, ứng cứu kịp thời.

Tổ chức chữa cháy giai đoạn đầu, sử dụng phương tiện tại chỗ để chữa cháy và thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, tùy theo tình huống cụ thể và trong khả năng xử lý.

Bản tin dự báo thời tiết mới nhất hôm nay ngày 21/6.

Thành Long

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/khuyen-cao-dac-biet-ve-pccc-va-thoat-nan-sau-hang-loat-vu-chay-nghiem-trong-169240621074855293.htm