Kiếm hiệp Kim Dung: Những cao thủ lừng danh thiên hạ nhưng bị vợ 'cắm sừng'

Trong những trang tiểu thuyết nổi tiếng mang thương hiệu Kim Dung, không chỉ nổi bật lên hình ảnh của vô số anh hùng, hảo hán kiệt xuất mà còn có những cao thủ lừng danh thiên hạ nhưng lại bị vợ phản bội và cắm sừng.

Mã Đại Nguyên

Khang Mẫn đã phản bội Mã Đại Nguyên.

Khang Mẫn đã phản bội Mã Đại Nguyên.

Trong tiểu thuyết Thiên long bát bộ, Mã Đại Nguyên là Phó bang chủ Cái Bang vốn có địa vị giang hồ không hề thấp nhưng lại xui xẻo cưới phải Khang Mẫn một người vợ lẳng lơ. Sở hữu nét đẹp trời phú, thu hút mọi ánh nhìn, song cái tâm của Khang Mẫn vô cùng độc ác. Ngưỡng mộ Tiêu Phong cũng như thèm muốn vị trí vợ của bang chủ Cái Bang, Khang Mẫn đã ra sức quyến rũ anh nhưng thất bại. Căm thù Tiêu Phong chỉ vì chàng không quan tâm đến ả, Khang Mẫn hiến thân cho Bạch Thế Kính và Toàn Quán Thanh để giết chồng, sau đó vu khống cho Tiêu Phong, không dừng lại ở đó, Khang Mẫn còn tiết lộ lá thư chứa bí mật về gốc gác người Khiết Đan của Tiêu Phong, khiến anh bị hãm hại, mất chức Bang chủ và thân bại danh liệt.

Đoàn Chính Thuần

Đoàn Chính Thuần.

Đoàn Chính Thuần.

Đoàn Chính Thuần cũng là một nhân vật trong tiểu thuyết kiếm hiệp Thiên long bát bộ của cố nhà văn Kim Dung. Ông được Kim Dung miêu tả ở lần đầu tiên, khi xuất hiện bên Tiểu Kính hồ: "Gương mặt hình chữ quốc, khoảng chừng ngoài bốn mươi nhưng chưa đến năm mươi, hình mạo uy võ nhưng áo thùng thình, xem chừng có vẻ tiêu sái". Lúc đấy, Đoàn Chính Thuần là em trai của đương kim hoàng đế nước Đại Lý Bảo Định Đế, giữ chức vụ Trấn Nam vương, tước hiệu Hoàng Thái đệ (sẽ được kế vị ngôi Hoàng đế). Ông được mô tả là một con người đa tình, "Yêu mỹ nữ hơn giang sơn", quan hệ với rất nhiều mỹ nữ nhưng tình cảm của ông dành cho họ đều rất thật lòng, và xem ra ông thật sự yêu thương, say mê họ (khi ở cạnh nhau).

Tuy nhiên, Đoàn Chính Thuần bị Đao Bạch Phượng (vợ chính thức của Đoàn Chính Thuần), bỏ rơi sau khi phát hiện mối quan hệ ngoài hôn nhân của Đoàn Chính Thuần và quyết định ngoại tình với một người "thấp hèn" để chọc tức phu quân. Bà đã ngoại tình với một người ăn xin bẩn thỉu, thực ra vốn là thái tử Đoàn Diên Khánh khi đó đang bị trọng thương, và sau đó sinh ra Đoàn Dự.

Đoàn Trí Hưng

Nam Đế – Đoàn Trí Hưng trong phim Thần điêu đại hiệp.

Nam Đế – Đoàn Trí Hưng trong phim Thần điêu đại hiệp.

Trong tiểu thuyết võ hiệp Anh hùng xạ điêu của cố nhà văn Kim Dung, Đoàn Trí Hưng là một nhân vật khá quan trọng. Ông cũng tiếp tục xuất hiện trong tiểu thuyết tiếp theo Thần điêu đại hiệp. Ông là con trai của Đoàn Chính Hưng, cháu nội của Đoàn Dự và Mộc Uyển Thanh trong tác phẩm Thiên long bát bộ.

Sau khi xuống tóc trút bỏ phiền muộn, ông có pháp hiệu là Nhất Đăng Đại Sư. Là một nhân vật quang minh, trọng nghĩa khí và si võ, Đoàn Trí Hưng đã chiếm được cảm tình từ đông đảo độc giả.

Tuy nhiên, chỉ vì đam mê võ học, trong thời gian Vương Trùng Dương dẫn sư đệ Chu Bá Thông tới trao đổi võ học và truyền thụ Tiên thiên công, Chu Bá Thông tư thông với Anh Cô, một phi tần rất được sủng ái của Đoàn Trí Hưng, sinh ra một đứa con.

Vì việc này Đoàn Trí Hưng hết sức tức giận. Tiếp đó, Cừu Thiên Nhận lại tìm đến đánh đứa bé một chưởng rất nặng nhằm khiến Đoàn Trí Hưng hao tổn nội lực để cứu nó nhưng vì ghen tuông, ông đã không cứu đứa bé, khiến Anh Cô tự giết chết đứa con của mình và bỏ đi. Bi kịch này khiến Đoàn Trí Hưng bị giày vò vô cùng, cũng là nguyên nhân ông quyết định thoái vị đi tu.

Vô Nhai Tử

Vô Nhai Tử.

Vô Nhai Tử.

Dù trong Thiên long bát bộ không nói đến việc thành thân của Vô Nhai Tử và Lý Thu Thủy nhưng chắc chắn ông đã coi sư muội là vị hôn thê. Hai người có với nhau một người con gái, sau làm dâu nhà họ Vương ở Tô Châu (mẹ ruột của Vương Ngữ Yên).

Hai người sống chung ở một hang động, sưu tập võ công các môn phái nhưng bà luôn cảm thấy Vô Nhai Tử luôn lạnh nhạt với mình. Sau này khi Vô Nhai Tử tạc bức tượng ngọc giống bà rồi si mê nó mà bỏ mặc bà (thực ra là tượng em gái bà), vì hận Vô Nhai Tử nên bà bỏ sang Tây Hạ và trở thành Thái Phi, lập ra Tây Hạ Nhất Phẩm Đường.

Trong ấn bản đầu tiên của Thiên Long Bát Bộ, Lý Thu Thủy không có em và Vô Nhai Tử cũng không yêu người con gái nào khác. Thứ mà ông say mê chính là pho tượng ngọc bích. Vốn ban đầu Vô Nhai Tử muốn tạc một bức tượng giống Lý Thu Thủy, đến khi hoàn thành ông đã điểm thêm một nốt ruồi dưới mắt phải, vô tình làm cho vẻ đẹp của pho tượng trở nên toàn mỹ.

Dương Đỉnh Thiên

Dương Đỉnh Thiên.

Dương Đỉnh Thiên.

Trong Ỷ thiên đồ long ký, Dương Đỉnh Thiên là giáo chủ đời thứ 33 của Minh Giáo, luyện tuyệt kĩ Càn khôn đại na di đến được tầng thứ 4, ông đánh bại cả ba đại sư chữ Độ của Thiếu Lâm và rất nhiều người khác. Dương Đỉnh Thiên chủ trương lật đổ nhà Nguyên, khôi phục giang sơn cho người Hán. Tuy nhiên đại nghiệp chưa thành.

Vợ ông - Dương phu nhân vốn là thanh mai trúc mã, có tư tình với Thành Côn, bị ép gả cho Dương Đình Thiên, nên vẫn bí mật gặp Thành Côn trong mật đạo dưới Quang Minh Đỉnh. Dương Đỉnh Thiên chết do bị tẩu hỏa nhập ma khi đang luyện công vì phát hiện vợ mình và Thành Côn gian díu. Dương phu nhân nhìn thấy đau lòng chết theo chồng.

Miêu Nhân Phụng

Miêu Nhân Phụng là một hậu duệ của dòng họ Miêu trong ân oán 4 họ, ông mặt vàng, võ nghệ cao cường và luôn hành hiệp trượng nghĩa nên được gọi là Kim Diện Phật (Phật mặt vàng). Kim Diện Phật nổi tiếng với Miêu gia kiếm pháp. Nam Lan là vợ của Miêu Nhân Phụng, và cũng là người đã chịu ơn cứu mạng của chàng. Cứ ngỡ chuyện tình anh hùng cứu mỹ nhân này sẽ kéo dài một cách êm đẹp. Nhưng đáng tiếc là không. Thật sự thì lúc ấy Nam Lan chỉ cần một chỗ dựa, và sau này, cuộc sống vợ chồng bắt đầu phát sinh nhiều mâu thuẫn.

Đó cũng là lý do mà nàng ta bỏ cả chồng con để chạy theo Điền Quy Nông – gã trai phong lưu hào hoa và nhất là biết cách chiều lòng phụ nữ. Nhưng rồi gieo nhân nào gặp quả đấy, số phận của Điền Quy Nông cũng chẳng thể có hậu được trong Tuyết sơn phi hồ. Nhiều người trách Điền Quy Nông vô sỉ háo sắc còn Nam Lan không chung tình nhưng một phần nguyên nhân cũng là do Miêu Nhân Phụng chỉ quan tâm đến việc luyện võ mà bỏ bê vợ.

Hồng An Thông

Hồng An Thông.

Hồng An Thông.

Trong Lộc đỉnh ký, Hồng An Thông là giáo chủ Thần Long giáo, là một vị tuyệt đỉnh cao thủ của võ lâm nhưng cũng không giữ được vợ là Tô Thuyên. Vì Hồng An Thông đã quá ngây thơ mà tin dùng tên Vi Tiểu Bảo một người khôn ngoan xảo trá. Nhưng một phần lỗi nữa là do Hồng An Thông quá tập trung vào tu luyện võ công nên dù vẫn ngưỡng mộ và nhất mực cưng chiều, nhưng Hồng An Thông lại không làm tròn trách nhiệm của người chồng với Tô Thuyên, hay còn gọi là Hồng phu nhân. Để rồi trong một lần, Vi Tiểu Bảo nắm lấy cơ hội và nhập nhằng với Tô Thuyên. Cũng từ ấy, tỉnh cảm của Tô Thuyên với Hồng An Thông thay đổi, và sau này nàng còn trở thàn 1 trong 7 cô vợ của Vi Tiểu Bảo.

Quốc Tiệp (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/kiem-hiep-kim-dung-nhung-cao-thu-lung-danh-thien-ha-nhung-bi-vo-cam-sung-a465910.html