Kiên Giang vận hành hệ thống cống ngăn mặn, bảo vệ sản xuất

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn từ đầu tháng 3/2024 đến nay diễn biến phức tạp, gây thiệt hại, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân nhiều tỉnh, thành ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Tại tỉnh Kiên Giang, ngành chức năng và chính quyền địa phương đã triển khai đồng bộ các giải pháp để ứng phó, đặc biệt là việc vận hành có hiệu quả hệ thống cống ngăn mặn.

Hệ thống cống, đập được xây dựng dọc theo bờ sông, ven biển giúp ngăn chặn nước mặn xâm nhập, bảo vệ nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất. Những mô hình thích ứng hiệu quả, giúp người dân vượt qua thử thách hạn mặn và bảo vệ sản xuất.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 (xây dựng trên địa bàn 2 huyện An Biên và Châu Thành của tỉnh Kiên Giang) có mức đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng, thời gian qua đã giúp điều tiết nguồn nước, phục vụ sản xuất, hỗ trợ việc bố trí sản xuất ổn định cho các địa phương vùng hưởng lợi dự án. Ảnh: Thanh Liêm – TTXVN

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1 (xây dựng trên địa bàn 2 huyện An Biên và Châu Thành của tỉnh Kiên Giang) có mức đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng, thời gian qua đã giúp điều tiết nguồn nước, phục vụ sản xuất, hỗ trợ việc bố trí sản xuất ổn định cho các địa phương vùng hưởng lợi dự án. Ảnh: Thanh Liêm – TTXVN

Ông Dư Văn Thái, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang (bên trái) giới thiệu mô hình trồng xen canh ba loại cây gồm khóm, cau và dừa. Với diện tích 2 ha mỗi năm gia đình ông Thái thu nhập hơn 800 triệu đồng. Xã Bình An là khu vực được bảo vệ bởi hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé, người dân có đủ nước ngọt để tưới cho cây trồng vào mùa khô. Ảnh: Thanh Liêm – TTXVN

Ông Dư Văn Thái, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang (bên trái) giới thiệu mô hình trồng xen canh ba loại cây gồm khóm, cau và dừa. Với diện tích 2 ha mỗi năm gia đình ông Thái thu nhập hơn 800 triệu đồng. Xã Bình An là khu vực được bảo vệ bởi hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé, người dân có đủ nước ngọt để tưới cho cây trồng vào mùa khô. Ảnh: Thanh Liêm – TTXVN

Ông Dư Văn Thái, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang cho biết trước khi có hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé thì vùng này thường xuyên bị mặn vào mùa khô. Từ khi có cống, 2 ha vườn trồng khóm, cau, dừa của ông Thái vẫn đủ nước tưới, sinh trưởng tốt, cho thu nhập khoảng 400 triệu đồng/ha/năm. Ảnh: Thanh Liêm - TTXVN

Ông Dư Văn Thái, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang cho biết trước khi có hệ thống cống Cái Lớn - Cái Bé thì vùng này thường xuyên bị mặn vào mùa khô. Từ khi có cống, 2 ha vườn trồng khóm, cau, dừa của ông Thái vẫn đủ nước tưới, sinh trưởng tốt, cho thu nhập khoảng 400 triệu đồng/ha/năm. Ảnh: Thanh Liêm - TTXVN

Bà Nguyễn Thị Phương, ấp 5, xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao dùng nước ngọt được trữ sẵn trong bồn để rửa chén. Bà Phương bỏ ra gần 10 triệu đồng để mua 3 bồn chứa, mỗi bồn dung tích 2m3 để chứa nước ngọt phục vụ ăn uống, sinh hoạt trong mùa khô. Ảnh: Thanh Liêm – TTXVN

Bà Nguyễn Thị Phương, ấp 5, xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao dùng nước ngọt được trữ sẵn trong bồn để rửa chén. Bà Phương bỏ ra gần 10 triệu đồng để mua 3 bồn chứa, mỗi bồn dung tích 2m3 để chứa nước ngọt phục vụ ăn uống, sinh hoạt trong mùa khô. Ảnh: Thanh Liêm – TTXVN

Trong quá trình vận hành cống Cái Lớn, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi miền Nam luôn linh động vừa kiểm soát nguồn nước bên trong cống để phục vụ sản xuất, vừa không để xảy ra tình trạng ngập phía hạ lưu, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Ảnh: Thanh Liêm – TTXVN

Trong quá trình vận hành cống Cái Lớn, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi miền Nam luôn linh động vừa kiểm soát nguồn nước bên trong cống để phục vụ sản xuất, vừa không để xảy ra tình trạng ngập phía hạ lưu, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Ảnh: Thanh Liêm – TTXVN

Cán bộ Chi nhánh Đồng bằng sông Cửu Long (Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi miền Nam) theo dõi thông tin độ mặn, thủy văn từ các trạm quan trắc tại phòng SCADA bên trong Nhà điều hành cống Cái Lớn. Ảnh: Thanh Liêm – TTXVN

Cán bộ Chi nhánh Đồng bằng sông Cửu Long (Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi miền Nam) theo dõi thông tin độ mặn, thủy văn từ các trạm quan trắc tại phòng SCADA bên trong Nhà điều hành cống Cái Lớn. Ảnh: Thanh Liêm – TTXVN

Nông dân xã Vình Bình Bắc, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang chăm sóc vườn sầu riêng. Hiện nay huyện Gò Quao đang phát triển mạnh diện tích cây ăn trái với các loại cây như xoài, mít, sầu riêng, khóm... sau khi hệ thống thủy lợi của tỉnh Kiên Giang dần khép kín giúp ngăn mặn, bảo vệ vùng ngọt vào mùa khô. Ảnh: Thanh Liêm – TTXVN

Nông dân xã Vình Bình Bắc, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang chăm sóc vườn sầu riêng. Hiện nay huyện Gò Quao đang phát triển mạnh diện tích cây ăn trái với các loại cây như xoài, mít, sầu riêng, khóm... sau khi hệ thống thủy lợi của tỉnh Kiên Giang dần khép kín giúp ngăn mặn, bảo vệ vùng ngọt vào mùa khô. Ảnh: Thanh Liêm – TTXVN

Chị Nguyễn Khoa Luyện, xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Gò Quao, Kiên Giang có 2,4 ha trồng khóm, mít Thái. Nhờ hệ thống thủy lợi đã dần khép kín nên nhiều nông dân ở xã Vĩnh Bình Bắc, chị đã mạnh dạn cải tạo vườn, trồng các loại cây ăn trái có giá trị cao mà không lo hạn mặn như những năm trước. Ảnh: Thanh Liêm – TTXVN

Chị Nguyễn Khoa Luyện, xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Gò Quao, Kiên Giang có 2,4 ha trồng khóm, mít Thái. Nhờ hệ thống thủy lợi đã dần khép kín nên nhiều nông dân ở xã Vĩnh Bình Bắc, chị đã mạnh dạn cải tạo vườn, trồng các loại cây ăn trái có giá trị cao mà không lo hạn mặn như những năm trước. Ảnh: Thanh Liêm – TTXVN

Ông Huỳnh Văn Bé, ấp Xẻo Dinh, xã Tây Yên, huyện An Biên khoe mớ tôm sú mới thả nuôi được 2,5 tháng đã đạt trọng lượng hơn 20 con/kg. Từ khi cống Thứ Nhất ở xã Tây Yên vận hành cách đây 2 năm đã giúp ngăn mặn vào mùa khô, bảo vệ sản xuất của người dân. Ảnh: Thanh Liêm – TTXVN

Ông Huỳnh Văn Bé, ấp Xẻo Dinh, xã Tây Yên, huyện An Biên khoe mớ tôm sú mới thả nuôi được 2,5 tháng đã đạt trọng lượng hơn 20 con/kg. Từ khi cống Thứ Nhất ở xã Tây Yên vận hành cách đây 2 năm đã giúp ngăn mặn vào mùa khô, bảo vệ sản xuất của người dân. Ảnh: Thanh Liêm – TTXVN

Ông Huỳnh Văn Bé cho biết khi chưa có cống thì người dân không kiểm soát được độ mặn. Hiện tại việc trồng lúa và nuôi tôm của gia đình ông thuận lợi hơn rất nhiều nhờ có cống Thứ Nhất (xã Tây Yên) giúp ngăn mặn từ biển Tây. Ảnh: Thanh Liêm – TTXVN

Ông Huỳnh Văn Bé cho biết khi chưa có cống thì người dân không kiểm soát được độ mặn. Hiện tại việc trồng lúa và nuôi tôm của gia đình ông thuận lợi hơn rất nhiều nhờ có cống Thứ Nhất (xã Tây Yên) giúp ngăn mặn từ biển Tây. Ảnh: Thanh Liêm – TTXVN

Thanh Liêm/TTXVN

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/kien-giang-van-hanh-he-thong-cong-ngan-man-bao-ve-san-xuat/328435.html