Kiến nghị của các hộ dân xóm Kẽm, xã Lâm Sơn về giao đất chồng lấn không có cơ sở

Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của các ông, bà: Nguyễn Thanh Đức, Nguyễn Ngọc Dũng, Kiều Đăng Nam, Lê Thị Hồng Thắng, Khuất Tự Long, cùng trú tại xóm Kẽm, xã Lâm Sơn (Lương Sơn), đại diện cho 26 hộ dân phản ánh về việc: Từ năm 1970, các hộ gia đình đã đến khu vực xóm Kẽm khai hoang, phục hóa hơn 30ha đất rừng để trồng trọt, chăn nuôi, ổn định cuộc sống. Trên phần diện tích đất này, các hộ sử dụng ổn định không có tranh chấp. Nhưng đến năm 1991, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình đã lập rào chắn và tìm cách ngăn cản các gia đình sử dụng phần diện tích đất khai hoang, phục hóa từ năm 1970, lý do hơn 30ha này đã được UBND tỉnh giao cho công ty sử dụng. Việc này người dân không được biết, gây bức xúc và ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất (SDĐ) của nhân dân...

Vừa qua, Báo Hòa Bình nhận được đơn của các ông, bà: Nguyễn Thanh Đức, Nguyễn Ngọc Dũng, Kiều Đăng Nam, Lê Thị Hồng Thắng, Khuất Tự Long, cùng trú tại xóm Kẽm, xã Lâm Sơn (Lương Sơn), đại diện cho 26 hộ dân phản ánh về việc: Từ năm 1970, các hộ gia đình đã đến khu vực xóm Kẽm khai hoang, phục hóa hơn 30ha đất rừng để trồng trọt, chăn nuôi, ổn định cuộc sống. Trên phần diện tích đất này, các hộ sử dụng ổn định không có tranh chấp. Nhưng đến năm 1991, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình đã lập rào chắn và tìm cách ngăn cản các gia đình sử dụng phần diện tích đất khai hoang, phục hóa từ năm 1970, lý do hơn 30ha này đã được UBND tỉnh giao cho công ty sử dụng. Việc này người dân không được biết, gây bức xúc và ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất (SDĐ) của nhân dân...

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, kiến nghị của các hộ dân xóm Kẽm, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) về việc UBND tỉnh giao đất cho Công ty lâm nghiệp Hòa Bình chồng lấn vào đất của các hộ dân là không có cơ sở. Ảnh: Khu vực đất các hộ dân có kiến nghị.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, kiến nghị của các hộ dân xóm Kẽm, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) về việc UBND tỉnh giao đất cho Công ty lâm nghiệp Hòa Bình chồng lấn vào đất của các hộ dân là không có cơ sở. Ảnh: Khu vực đất các hộ dân có kiến nghị.

Liên quan đến nội dung này, ngày 9/1/2025, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) có công văn gửi Báo Hòa Bình thông tin kết quả giải quyết đơn của công dân.

Theo đó, kết quả kiểm tra, rà soát theo kiến nghị của công dân về việc UBND tỉnh giao đất cho Công ty lâm nghiệp Hòa Bình (CTLNHB) chồng lấn vào diện tích đất của các hộ đã khai hoang, sử dụng từ năm 1975, 1976 đến nay cho thấy, trong hồ sơ quản lý tại CTLNHB xác định 26 hộ có đơn kiến nghị đang sử dụng 43 thửa đất, diện tích khoảng 33,82ha. Toàn bộ diện tích đất trên nằm trong tổng diện tích đất UBND tỉnh đã cho CTLNHB thuê đất, ký hợp đồng thuê đất theo Quyết định số 2528, ngày 23/10/2013, điều chỉnh tại Quyết định số 1261, ngày 25/5/2018. Có 4 hộ đã ký hợp đồng giao nhận khoán, diện tích 3,41ha với CTLNHB, gồm các hộ: Bùi Văn Cởi ký hợp đồng năm 2014, Lã Đức Ngọc ký hợp đồng năm 2019, Lã Đức Lai ký hợp đồng năm 2020, Kiều Đăng Thích (con là Kiều Đăng Nam đứng tên đơn khiếu nại) ký hợp đồng năm 2014. Có 24/26 hộ có Biên bản kiểm kê hiện trạng làm cơ sở để Lâm trường Lương Sơn thực hiện khoán sử dụng đất năm 2013 giữa lâm trường và các hộ, trong đó xác định vị trí, diện tích đất các hộ đang sử dụng (các hộ đã ký biên bản kiểm kê hiện trạng). Thực trạng vị trí, diện tích hộ dân đang sử dụng: Nằm giữa khu vực đất của CTLNHB được UBND tỉnh cho thuê đất và nằm xen kẹp với diện tích rừng trồng của công ty. Trong đó, 16 hộ sử dụng đất nằm trên địa giới xã Lâm Sơn; 5 hộ sử dụng đất nằm trên địa giới xã Cao Sơn (xã Trường Sơn cũ); 5 hộ có đất nằm trên địa giới 2 xã Lâm Sơn và Cao Sơn. Trên đất hiện các hộ trồng keo, chè...

Về nguồn gốc sử dụng đất, 9 hộ hiện sử dụng diện tích đất trước đây là đất trại rừng 327 được Lâm trường Lương Sơn giao khoán, gồm ông Khuất Tự Lộc (con là Khuất Tự Long, Khuất Tự Cương, Khuất Tự Biên, Khuất Tự Quang); ông Nguyễn Thanh Hải (vợ là Đoàn Thị Quy, con là Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Thị Hoa); ông Đặng Văn Hòa (con là Đặng Văn Bình, Đặng Văn Nhị, Đặng Văn Bảy), có biên bản nghiệm thu của lâm trường cho 3 hộ để trồng rừng theo dự án 327, sau này chia tách cho các con tiếp tục sử dụng. 4 hộ đang sử dụng đất nguyên là cán bộ, công nhân viên của lâm trường, trong đó 2 hộ đã ký hợp đồng giao nhận khoán với CTLNHB từ năm 2014; 13 hộ còn lại có nguồn gốc SDĐ lấn chiếm đất do CTLNHB quản lý và sử dụng từ trước năm 2013.

Năm 2013, Lâm trường Lương Sơn thuộc CTLNHB đã thực hiện kiểm kê hiện trạng SDĐ của các hộ đang SDĐ của công ty từ trước đến nay để đo đạc diện tích, làm cơ sở ký hợp đồng giao khoán với các hộ (kiểm kê hiện trạng cả diện tích các hộ đã ký hợp đồng giao khoán và các hộ chưa ký hợp đồng giao khoán với công ty). Công ty và các hộ đã ký biên bản kiểm kê hiện trạng, trong đó thừa nhận vị trí, diện tích đất các hộ đang sử dụng là diện tích đất của CTLNHB quản lý. Quá trình SDĐ các năm trước đây có 4 hộ (gồm: Kiều Đăng Thích, Khuất Tự Lộc, Khuất Tự Long, Nguyễn Thanh Ân) đã lấn chiếm đất, xây dựng nhà trái phép trên đất của Lâm trường Lương Sơn, lâm trường đã lập biên bản đình chỉ việc lấn chiếm, xây dựng trái phép. Thời điểm tháng 11/2022 có hộ Khuất Tự Long, Khuất Tự Biên mang máy vào khu vực đất rừng của CTLNHB để san ủi và đào đắp trái phép, công ty đã phối hợp chính quyền địa phương lập biên bản đình chỉ việc san ủi, đào đắp trái phép.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, rà soát nêu trên xác định diện tích đất các hộ đang sử dụng có nguồn gốc trước đây do Lâm trường Lương Sơn quản lý. Diện tích đất trên hiện do CTLNHB quản lý, được UBND tỉnh cho thuê đất theo Quyết định số 2528, ngày 23/10/2013, điều chỉnh tại Quyết định số 1261, ngày 25/5/2018. Do đó, nội dung kiến nghị của các hộ về việc diện tích UBND tỉnh giao đất cho CTLNHB chồng lấn vào diện tích đất của các hộ đã khai hoang, sử dụng từ năm 1975, 1976 đến nay là không có cơ sở.

Đối với kiến nghị việc CTLNHB thu tiền thuế nông, lâm sản của các hộ mới mở rào chắn cho vận chuyển sản phẩm ra khỏi nơi canh tác. Theo báo cáo của CTLNHB: tuyến đường lâm nghiệp công ty lập trạm barie do công ty tự bỏ chi phí đầu tư san ủi. Hàng năm công ty phải duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa những chỗ bị xói mòn, sạt lở để đảm bảo cho xe cộ lưu thông. Đây là tuyến đường được mở vào khu vực đất công ty được UBND tỉnh cho thuê, không có hộ dân sinh sống và đi lại thường xuyên, là tuyến đường công vụ để phục vụ cho công tác trồng, quản lý, bảo vệ, khai thác và phòng, chống cháy rừng, không phải tuyến đường phục vụ dân sinh. Việc công ty thu tiền của các hộ theo quy định tại Điều 2, Hợp đồng giao nhận khoán giữa công ty với các hộ nhận khoán (các khoản phải nộp cho bên giao khoán và thời gian nộp khoán được thể hiện trong hợp đồng).

Phòng Xây dựng Đảng, Nội chính

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/217/197523/kien-nghi-cua-cac-ho-dan-xom-kem,-xa-lam-son-ve-giao-dat-chong-lan-khong-co-co-so.htm