Kiên trì ứng dụng loạt 'kế sách' hay, nàng công sở chiếm trọn cảm tình của vị sếp khó tính chỉ trong vài tháng
Chẳng ai mong bản thân mình bị sếp ghét. Tuy nhiên, nếu đã trót bị không ưa, chúng ta vẫn có cách để lấy lại thiện cảm trong mắt sếp.
Thúy Quỳnh là một cô gái có năng lực chuyên môn khá vững vàng cũng như tâm tính hiền lành. Cô luôn thận trọng trong mọi trường hợp, tập trung làm tốt công việc mà bản thân được giao, hạn chế đến mức tối đa những hiểu lầm không đáng có với đồng nghiệp.
Ấy vậy mà chẳng hiểu vì sao, sếp trực tiếp cứ có ác cảm với Thúy Quỳnh. Nhất cử nhất động của cô gái trẻ đều bị sếp soi một cách vô cùng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, những tiêu chuẩn mà sếp đặt ra cho cô trong công việc cũng khắt khe không kém.
Và còn rất nhiều thứ khác nữa khiến cô gái trẻ gặp vô vàn khó khăn trong công việc. Nhìn cô vật lộn với mọi thứ, đồng nghiệp không tránh được mà cảm thán: “Em làm gì mà bị sếp ghét dữ vậy Thúy Quỳnh?”.
Tuy nhiên, vì yêu công việc và tâm huyết với những thứ mình làm, Thúy Quỳnh luôn cố gắng chăm chỉ, tích cực nhất có thể. Cô vẫn hy vọng 1 ngày nào đó, sếp có thể thấy được sự chân thành của cô để thay đổi suy nghĩ và cách cư xử.
Mọi nỗ lực của Thúy Quỳnh cuối cùng cũng được đền đáp. Sau một thời gian, sếp không những không còn bực bội nữa mà còn trân quý cô nhiều hơn.
Chắc hẳn không ít chị em công sở đã từng bị sếp không ưa. Tuy nhiên, như cách của Thúy Quỳnh, chúng ta vẫn có thể xoay chuyển tình thế, lấy lại thiện cảm trong mắt sếp nhờ sự kiên trì áp dụng những bí quyết bên dưới đây:
Tìm kiếm dấu hiệu cảnh báo
Nếu sếp bắt đầu mất niềm tin, họ sẽ trở nên rất nguyên tắc và khắt khe trong những lần định hướng. Khi đó, sếp thường nói những câu như: "Hãy chắc chắn làm những việc a, b, c khi đang hoàn thiện dự án này!" hay "Từ hôm nay, anh muốn em tham gia các biểu họp sớm hơn".
Sếp sẽ bắt đầu kiểm tra thường xuyên hơn. Hơn nữa, nếu sếp cứ chen ngang vào phần trình bày của chúng ta thì đó cũng chính là dấu hiệu đáng sợ. Lúc đó, chúng ta có thể nhận những phản hồi tiêu cực và được đưa vào kế hoạch cải thiện hiệu suất trong khoảng 30 đến 90 ngày. Nếu không thể hiện tốt, bị sa thải là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Nhanh chóng hành động
Chúng ta có thể trực tiếp hỏi xem điều gì khiến sếp đưa ra những phản hồi tiêu cực và cách họ xử lý trong những tình huống đó. Điều quan trọng là hãy lắng nghe cẩn thận và nghiêm túc bởi những gì sếp nói chính xác là cách tiếp cận hoặc những ưu tiên mà họ thực sự muốn chúng ta tập trung vào.
Sau đó, hãy điều chỉnh quy trình làm việc để đáp ứng mong đơịđể sếp dễ dàng nhận ra biểu hiện, hành vi cải thiện của chúng ta. Thành công trong công việc luôn đi kèm với trách nhiệm và khả năng thích nghi với sếp.
Hiểu những ưu tiên của sếp
Ngay khi bắt đầu làm việc với sếp, một trong những điều cần được quan tâm là hiểu được ưu tiên của họ. Tốt nhất, chúng ta nên làm là hỏi trực tiếp về những ưu tiên, tiêu chuẩn của sếp đối với hiệu suất công việc?
Chúng ta cũng nên hỏi xem sếp muốn làm việc theo phong cách, cách thức nào. Cụ thể như tần suất gặp mặt, các công cụ báo cáo, liên lạc và cách sếp đánh giá hiệu suất của nhân viên.
Quan sát những tín hiệu phi ngôn ngữ
Tất nhiên, không phải sếp nào cũng sẵn lòng và có thể truyền đạt hết những gì được coi là quan trọng hay ưu tiên của bản thân mình.
Bởi vậy, bên cạnh việc hỏi trực tiếp, chúng ta nên quan sát phong cách, hành động, thái độ của sếp trong những buổi họp để biết điều gì làm sếp khó chịu hay hài lòng, khen ngợi.
Không chỉ vậy, chúng ta cũng cần xem xét những cá nhân được sếp đánh giá cao và tự hỏi lý do tại sao, từ đó rút ra kinh nghiệm cho chính mình.
Thêm nữa, phòng làm việc của sếp cũng có thể giúp ích cho chúng ta, bởi đây là nơi phản ánh cuộc sống, nhu cầu của họ đối với tổ chức hay thậm chí là những sở thích cá nhân. Nếu sếp có một trợ lý, hãy hỏi để hiểu hơn về phong cách và con người sếp.
- Video: Bí Quyết Trẻ Đẹp, Hạnh Phúc Cho Phụ Nữ Tuổi 40+. Nguồn: SKĐS.