Kiếp nhân sinh: tâm rộng lượng là phúc, tâm an tĩnh là yên vui
Đời người đừng quá mải mê tranh giành bởi tâm rộng lượng là phúc, tâm an tĩnh là yên vui.
Tâm rộng lượng là phúc, tâm an tĩnh là yên vui
Con người sống trong xã hội, có thể thấy được cái sai của người khác, liền nghĩ đến lỗi của chính mình; thấy chỗ không phải của người khác, lại có thể bao dung cái không hay của họ, như thế tâm mới được an yên, nhẹ nhõm.
Tâm càng xem nhẹ, tổn thương càng ít. Tâm rộng bao nhiêu, hạnh phúc có được bấy nhiêu…
Nhân sinh, không thể lúc nào cũng hài lòng, khắp nơi đều hoàn mỹ tốt đẹp. Có khi bị hiểu lầm, càng giải thích càng phí công. Chi bằng mỉm cười bỏ qua, để cho thời gian trả lời. Gặp người không hài lòng, nhiều lời thành thừa thãi, bỏ qua mới là một loại trí tuệ.
Người muốn lòng yên tĩnh, nói nhiều tất nói hớ, lảm nhảm chi bằng tự xét lại tâm, oán trách người khác chi bằng nghe đó rồi quên.
Có thể phiền người khác, thường là do mình quá để ý; có thể tổn thương người khác, thường là do mình nghĩ không ra. Người mà ôn hòa, không ai hận cả; người mà rộng lượng, không ai có thể phiền.
Không làm được mặt trời, vậy làm ngôi sao sáng nhất;
Không làm được đại lộ, vậy làm con đường mòn đẹp nhất;
Không làm được minh tinh, vậy làm bách tính bình thường,
Hết thảy đều là thoáng qua, hạnh phúc mới là đích đến của kiếp người.
Tâm an thì đâu cũng an, nơi đâu cũng tự tại; tâm rộng thì trời đất cũng rộng, không có ai đối địch…
Nhân sinh không thể lúc nào cũng hài lòng, nơi nơi hoàn mỹ, vậy nên phải học được cách bao dung được khuyết điểm của người.
Đạt được là phúc, mất đi cũng là phúc. Được và mất, ai có thể biết là phúc hay họa, vậy nên vĩnh viễn không thể để biểu hiện giả dối trước mắt làm mê mờ.
Nhân sinh không thể lúc nào cũng hài lòng, nơi nơi hoàn mỹ, vậy nên phải học được cách bao dung được khuyết điểm của người.
Đạt được là phúc, mất đi cũng là phúc. Được và mất, ai có thể biết là phúc hay họa, vậy nên vĩnh viễn không thể để biểu hiện giả dối trước mắt làm mê mờ.
Con người biết đủ mới an vui
Con người sống truy cầu danh lợi vốn là để được hạnh phúc, vui vẻ, nhưng rất nhiều người vì truy cầu không được lại đánh mất niềm vui, niềm hạnh phúc vốn có. Đây đúng là cái vòng luẩn quẩn của nhân sinh.
Có thể thấy rằng, tâm biết đủ quan trọng đến mức nào đối với sinh mệnh của một người. Suy cho cùng: “Cao ốc ngàn gian, thì đêm nằm ngủ cũng không quá hai mét, ruộng tốt vạn khoảnh, ngày ăn cũng không quá ba bữa”, hà cớ gì chúng ta phải truy cầu lắm thứ như thế? Huống chi, tiền dù nhiều đến mấy, chức vị cao đến đâu đi nữa cuối cùng đến lúc sinh mệnh lìa đời thì đâu còn ý nghĩa gì?
Có người nói: “Tôi cũng không muốn liều mạng, quả thật không cần quá nhiều vật chất và hưởng lạc, nhưng danh lợi là dấu hiệu của sự thành công. Cho nên, buông bỏ là không có chí tiến thủ, không thể buông xuống được”.
Người biết đủ sẽ không chọn cách sống như vậy, họ cự tuyệt cách sống “chui đầu vào cái giỏ danh lợi”, bởi vì họ biết sẽ bị “danh lợi” làm khổ cả đời. “Danh lợi” tuy rằng ở một mức độ nào đó sẽ khiến con người khoái hoạt hạnh phúc nhưng dục vọng “danh lợi” mãi cứ giãn nở ra vô hạn thì chỉ có thể làm cho người ta thống khổ mà thôi. Cho nên, cổ nhân giảng: “Thấy đủ thường vui!”
Có tâm biết đủ là quý trọng những gì có ở hiện tại. Chúng ta đừng nên nghĩ mình thiếu những gì mà nên nghĩ nhiều về những thứ mình đã có. Nếu không quý trọng, thì những thứ đang có hiện tại cùng rời bỏ chúng ta mà đi.