Kim Sơn: Chủ động ứng phó với cơn bão số 2

Sáng ngày 3/7, áp thấp nhiệt đới trên biển đã mạnh lên thành bão. Tỉnh ta được dự báo nằm trong vùng tâm bão với sức gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Trước những diễn biến phức tạp đó, huyện Kim Sơn đã chủ động triển khai một số biện pháp cấp bách nhằm chủ động ứng phó với tình huống bão đổ bộ và ảnh hưởng của hoàn lưu bão.

Tàu thuyền đánh bắt thủy sản của các hộ vùng ven biển Kim Sơn đã về nơi neo đậu an toàn. Ảnh: Anh Tuấn

Xã Kim Đônggiáp biển, nằm trong vùng trọng điểm PCTT và TKCN của huyện Kim Sơn. Nơi đây cóhàng trăm hộ dân là chủ ao, đầm nuôi trồng thủy sản với diện tích hàng trămhéc-ta.

Trước thông tin về bão số 2 trên phương tiện thông tin đại chúng vàthực hiện nghiêm công điện của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện Kim Sơn, xã KimĐông đã kịp thời thông tin về diễn biến của cơn bão đến nhân dân qua hệ thốngloa phát thanh, qua đó để người dân biết và chủ động phòng tránh.

Đồng chí TrầnĐức Thuận, Chủ tịch UBND xã Kim Đông cho biết: Xã đã chỉ đạo cán bộ phụ tráchtuyên truyền liên tục cập nhật tình hình, diễn biến của áp thấp nhiệt đới từngày 2/7 cho đến khi mạnh lên thành bão số 2 ngày 3/7, để thông báo tới nhândân qua loa truyền thanh.

Trước mắt, tập trung tuyên truyền để nhân dân chủđộng chằng chống nhà cửa, có biện pháp bảo vệ tài sản cũng diện tích nuôi trồngthủy sản của gia đình, sau đó sẵn sàng phương án di dân khi cần thiết. Toàn xãhiện có 579 chủ đầm với diện tích 658ha nuôi trồng thủy sản, trong đó các hộnuôi tôm, cua công nghiệp, sản xuất giống hàu tập trung chủ yếu từ ngoài khuvực đê Bình Minh 2 đến đê Bình Minh 3, từ ngoài đê Bình Minh 3 trở ra là diệntích nuôi ngao của hàng trăm hộ dân.

Theo đồng chí Chủ tịch UBND xã Kim Đông,do địa bàn trải rộng nên để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân,cần sự chủ động, kịp thời trong việc ứng phó với thiên tai. Bên cạnh việc thựchiện tốt phương châm “4 tại chỗ”, chính quyền xã luôn đề cao “Phòng hơn làchống”, nghĩa là phải nhanh chóng nắm bắt tin tức, chủ động các biện pháp ứngphó và sẵn sàng phương tiện để triển khai công tác di dân khi cần thiết.

Nhờ việcthực hiện tốt công tác tuyên truyền, đại bộ phận người dân xã Kim Đông đã nắmbắt được những thông tin cần thiết và khẩn trương thực hiện các biện pháp ứngphó.

Anh Phạm Văn Cường có gần 2 mẫu đầm nuôi tôm thuộc địa phận xã Kim Đông.Lúc chúng tôi đến, anh Cường đang hối hả kiểm tra lại các ao nuôi, xem xét kỹlưỡng những tấm bạt lót đáy ao và các mối nối dây thép. Anh cho biết: Lứa tômcũ đã thu hoạch gần hết, hiện tôi mới ươm thả 20 vạn tôm giống. Trước diễn biếncủa bão số 2, tôi thực sự lo lắng nên đang kiểm tra lại hệ thống ao nuôi, thắtchặt lại các mối buộc cho chắc chắn, tránh để gió bão cuốn bay.

Anh Cường cũngchia sẻ, các ao nuôi tôm của gia đình là ao nổi, bề mặt không có che phủ nênchắc chắn khi mưa bão sẽ bị ảnh hưởng. Tuy trong thiết kế ao đã có sẵn phươngán tiêu thoát nước tạm thời nhưng nếu mưa lớn dài ngày vẫn sẽ có thiệt hại. Trongtrường hợp mưa ngắn ngày, vẫn phải có biện pháp xử lý nước trong ao nuôi để giữcân bằng các chỉ số như độ pH, độ mặn, độ kiềm... Ngay khi mưa ngừng, cần tiếnhành thay nước có độ mặn hợp lý để tôm sinh trưởng và phát triển.

Không chỉriêng xã Kim Đông hay các xã ven biển khác như Kim Trung, Kim Hải, toàn bộ 26xã, thị trấn của huyện Kim Sơn đã chủ động trong công tác ứng phó với bão số 2.

Đại diện Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện Kim Sơn cho biết: Từ ngày 2/7, huyện đãcó Công điện số 01 yêu cầu các đồng chí thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCNhuyện, các tiểu khu, các xã, thị trấn; Đồn Biên phòng Kim Sơn và các cơ quan,đơn vị triển khai ngay một số nhiệm vụ cấp thiết để ứng phó với những ảnh hưởngcủa cơn bão số 2.

Trong đó yêu cầu việc theo dõi chặt chẽ diễn biến của bãotrên các phương tiện thông tin để chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, chínhxác, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra. Đồn Biên phòng Kim Sơn cầnthường xuyên cập nhật thông tin, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyềntrưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyểncủa bão để chủ động phòng tránh.

Tổ chức theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền đanghoạt động trên biển, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các chủ phươngtiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; quản lý chặt chẽ việcra khơi của các tàu thuyền, các hoạt động kinh tế trên biển và ven biển để đảmbảo an toàn về người và tài sản. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cưúnạn khi có yêu cầu.

Ban Chỉ huyPCTT và TKCN các tiểu khu, các xã, thị trấn tổ chức kiểm tra các công trìnhtrọng điểm xung yếu trên hệ thống đê sông, đê biển, các công trình đang thicông để có phương án xử lý, đảm bảo an toàn. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các xã,thị trấn chuẩn bị lực lượng, vật tư, thiết bị tại chỗ để sẵn sàng ứng cứu khicó tình huống xấu xảy ra, sẵn sàng chuẩn bị thực hiện phương án hậu phương vàdi dân vùng ven biển khi có lệnh. Các xã, thị trấn có bến đò ngang chịu tráchnhiệm về hoạt động giao thông của các bến đò trên địa bàn mình phụ trách.

Thái Học

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/kim-son-chu-dong-ung-pho-voi-con-bao-so-2-20190704082424375p2c20.htm