Kim Sơn: Điểm sáng về công tác xuất khẩu lao động

Thực tiễn đã có nhiều minh chứng, đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) là con đường ngắn nhất để thoát nghèo bền vững, vươn lên phát triển kinh tế trở thành hộ khá, giàu. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh ta, số lao động lựa chọn con đường này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng lao động. ở huyện Kim Sơn, nhờ biết khắc phục hạn chế bằng những cách làm sáng tạo, thời gian qua, công tác XKLĐ của huyện vẫn luôn hoàn thành vượt chỉ tiêu tỉnh giao trước thời hạn, trở thành điển hình để nhiều địa phương học tập.

Lao động làm việc tại Công ty TNHH điện máy công nghiệp Anh Tú.

Năm 2008, anh Trịnh Văn An ở xóm 5 làmột trong những lao động đầu tiên của huyện Kim Sơn đi làm việc tại Hàn Quốctheo chương trình EPS. Trước khi sang làm việc tại Hàn Quốc, anh An có mộtxưởng mộc nho nhỏ, công việc không đều do không có vốn đầu tư mua sắm trangthiết bị để làm nghề.

Sang Hàn Quốc, anh An làm cho một côngty điện tử với mức lương trung bình khoảng 40 triệu đồng/tháng, chỉ sau hơn 4năm, anh An đã tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể. Sau khi hết hạn hợp đồng,anh An trở về nước và bắt đầu hướng khởi nghiệp mới.

Với kinh nghiệm được tíchlũy, khi trở về nước, anh An thành lập Công ty TNHH điện máy công nghiệp AnhTú, chuyên cung cấp và sửa chữa các loại máy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp,nuôi trồng thủy sản cho nhân dân địa phương.

Hiện nay, Công ty đang tạo việclàm cho 6 lao động với mức lương từ 3-7 triệu đồng/người/tháng. “Nếu không điXKLĐ, tôi đã không thể tạo ra một bước ngoặt mới trong cuộc sống của mình. Saukhi hết hạn hợp đồng lao động, hành trang trở về nước không chỉ là số tiền tíchcóp được mà đó còn là những kỹ năng, kinh nghiệm giá trị mà nếu không được cọxát trong môi trường làm việc nghiêm ngặt thì sẽ không thể tích lũy được. Cóvốn, có nghề, có kinh nghiệm… thì việc khởi nghiệp sẽ thuận lợi hơn rất nhiều”-anh An nói.

Xã Cồn Thoi là một trong 5 xã bãi ngangcủa huyện Kim Sơn, đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 11,25%, nhưngnay, xã Cồn Thoi đã có nhiều tín hiệu lạc quan về hướng giảm nghèo mới, đó làXKLĐ.

Đồng chí Nguyễn Văn Thuyết, Chủ tịch UBND xã Cồn Thoi cho biết, công táctuyên truyền chỉ thực sự có hiệu quả khi trên thực tế có nhiều tấm gương “Ngươìthực, việc thực” như hộ gia đình anh Trịnh Văn An. ở địa phương, đã có nhiêùngười thực sự “đổi đời” nhờ XKLĐ. Khi về nước, một số lao động còn dạy tiếngHàn, đồng thời chia sẻ những kỹ năng, kinh nghiệm để người lao động địa phươngcó nhu cầu đi xuất khẩu được trang bị thêm, tham gia kỳ thi tiếng Hàn theochương trình EPS. Trong năm 2018, xã Cồn Thoi có 24 người đi XKLĐ, chỉ tínhriêng 6 tháng đầu năm 2019, Cồn Thoi đã có 25 người đi XKLĐ.

Đối với xã bãi ngang Kim Hải, những nămgần đây, XKLĐ được địa phương xác định là một hướng đi mới, nhiều tiềm năng đểgiảm nghèo hiệu quả. Đồng chí Đoàn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Kim Hải khẳngđịnh, XKLĐ được xác định là giải pháp hiệu quả giúp nhiều gia đình ở nông thônvươn lên thoát nghèo bền vững.

Hiện nay, Nhà nước và tỉnh ta có nhiều chínhsách đặc thù, tạo điều kiện cho người lao động ở các xã đặc biệt khó khăn vùngbãi ngang ven biển tham gia XKLĐ. Thời gian qua, chúng tôi xác định đẩy mạnhcông tác tuyên truyền là nhiệm vụ then chốt với phương châm “mưa dầm thấm lâu”.

Địa phương đã tích cực vào cuộc, trongđó ưu tiên việc nâng cao năng lực cho đối tượng là trưởng thôn, đại diện cáchội, đoàn thể, bởi đây là lực lượng tuyên truyền viên làm nhiệm vụ thông tin,tư vấn giúp người lao động đến gần hơn với cơ hội XKLĐ.

Tham gia các buổi tậphuấn nâng cao năng lực do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức, các tuyêntruyền viên được cập nhật các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho lao động đi làmviệc có thời hạn ở nước ngoài đối với người lao động các xã bãi ngang ven biển,nhất là về Đề án số 12 của UBND tỉnh về đẩy mạnh công tác XKLĐ. Được thông tinvề các thị trường XKLĐ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… ; gặp gỡ trực tiếp cáccơ quan, doanh nghiệp làm công tác XKLĐ và được giải đáp các thắc mắc; nghenhững chia sẻ về cuộc sống, thu nhập của lao động từng tham gia XKLĐ ở một sốnước…

Với sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của địa phương, trong năm 2018, xã KimHải đã có 6 lao động đi xuất khẩu ở thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản và trong 6tháng đầu năm 2019, Kim Hải đã có 6 người đi xuất khẩu, hoàn thành 100% chỉtiêu do huyện Kim Sơn giao trước thời gian quy định.

Tính đến hết tháng 9/2019, huyện KimSơn đã có 256 lao động đi xuất khẩu, vượt chỉ tiêu tỉnh giao trong năm 2019.Đáng chú ý, Kim Sơn đã tận dụng được thế mạnh miền ven biển trong việc dự thituyển lao động nghề ngư nghiệp cho thị trường lao động Hàn Quốc theo chươngtrình EPS.

9 tháng đầu năm, trong tổng số 256 lao động đi xuất khẩu, thì có tơí131 người xuất khẩu sang thị trường lao động Hàn Quốc. Đây là tín hiệu rất đángmừng, phản ánh nguồn chất lượng lao động đi xuất khẩu đã ngày càng được nângcao. Bởi lẽ để vượt qua được kỳ thi tiếng Hàn, thi tuyển tay nghề khá khắt khetrước khi được tham gia vào thị trường lao động Hàn Quốc thì người lao độngphải có kiến thức, kỹ năng tốt.Bù lại, khi làm việc ở thị trường này người laođộng sẽ được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp với mức lương khá, côngviệc rất ổn định.

Ông Bùi Sĩ Năng, Phó phòng Lao động, Thương binh và Xã hôịhuyện Kim Sơn khẳng định: Với những hiệu quả đã được chứng minh trên thực tiễn,hiện nay công tác XKLĐ đang thu hút sự quan tâm của lao động ở Kim Sơn. Đặcbiệt, nét nổi bật trong công tác XKLĐ ở Kim Sơn là hiện nay đã có nhiều xã bãingang quan tâm và thực hiện có hiệu quả, là hướng xóa đói giảm nghèo bền vững.

Bài, ảnh: Đào Hằng

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/kim-son-iiem-sang-ve-cong-tac-xuat-khau-lao-dong-2019100208015262p3c24.htm