Kim Sơn vào vụ tôm mới

Thời điểm này, người nuôi tôm vùng ven biển huyện Kim Sơn đang bước vào chính vụ thả giống. Tuy nhiên, những diễn biến xấu của dịch bệnh COVID-19 đang khiến bà con gặp khó khăn trong việc mua con giống cũng như lo lắng về đầu ra của con tôm sau này.

Bơm nước chuẩn bị cho vụ tôm mới ở HTX thủy sản Kim Đông (Kim Sơn). Ảnh: Minh Đường

Tiến độ thả giốngchậm

Một ngày nắnggiữa tháng 4, trời vẫn còn hơi se lạnh, chạy dọc các xã ven biển huyện Kim Sơn:Kim Trung, Kim Đông, Kim Hải… ao tôm nối tiếp ao tôm. Đã vào chính vụ thảgiống, nhưng không khí ở vùng này vẫn khá trầm lắng, ngoài những ao chạy quạtnước thì vẫn còn khá nhiều ao đang bỏ không.

Anh Nguyễn Văn Tượ̉ xóm 6, xã Kim Đông có hơn 3 ha nuôi tôm thẻ chân trắng nhưng nhà anh mới thảtrên diện tích 4.000 m2. Anh Tự cho hay, mấy năm trước, vào độ này gia đình anhvà bà con trong xóm đã vào vụ thả nuôi gần một tháng. Nhưng năm nay, dịch bệnhCOVID-19 ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sống xã hội, kéo theo đó giá tôm xuốngthấp chưa từng có, bà con lo sợ nếu dịch bệnh cứ kéo dài, 2-3 tháng nữa khi vàochính vụ thu hoạch, con tôm nuôi ra không có đầu ra. Nhiều hộ nấn ná chờ xemtình hình dịch bệnh diễn biến thế nào mới dám đầu tư vì vốn nuôi tôm khá lớn.Ngoài những dự cảm xấu về giá tôm, thì một khó khăn nữa đối với người nuôi tômlà vấn đề về con giống. 100% giống tôm trên địa bàn đều phải nhập từ các tỉnhmiền trong như Bình Thuận, Nha Trang… trong khi đó các chuyến bay hiện nay đãbị cắt giảm rất nhiều, dẫn tới tình trạng con giống không chuyển ra được mà cóvận chuyển được thì giá cước cũng đội lên gấp đôi gấp ba so với trước kia. Mộtchủ trại tôm giống ở xã Kim Đông cho biết, trung bình mỗi năm anh cung cấp rathị trường khoảng 2 triệu con giống, tuy nhiên năm nay anh mới lấy về cho bàcon được khoảng 50 vạn con. “Đã nửa tháng nay tôi không có chuyến tôm giống nàovề nên nhiều nông dân chưa có tôm giống để thả. Ngoài ra, các loại thuốc diệttạp trong nuôi trồng thủy sản cũng đang rất khan hàng”, chủ trại giống này nói.

Theo kế hoạch,năm 2020, vụ tôm 1, huyện Kim Sơn sẽ thả nuôi trên diện tích 2.115 ha, trong đódiện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến là 1.985 ha, diện tích nuôi tôm thẻcông nghiệp và bán công nghiệp là 130 ha. Lịch sản xuất là ương giống từ ngày15/3 đến 31/3 và bắt đầu thả là ngày 1/4. Tuy nhiên, đến thời điểm này, tiến độkhá chậm, mới chỉ có khoảng 50% diện tích được xuống giống.

Tìm cơ hội trong khó khăn

Trước những tácđộng bất lợi của dịch bệnh COVID-19 đến việc nuôi tôm nước lợ, Chi cục Thủy sảnđã đưa ra một số hướng để bà con nông dân có thể ổn định sản xuất, chủ động tậndụng và đón bắt cơ hội trong sản xuất. Trong đó đề nghị các hợp tác xã, tổ hợptác, người nuôi và chính quyền địa phương các xã vùng nuôi tôm nắm bắt tình hình, cung cấp thông tin;có kế hoạch tổ chức sản xuất phù hợp vơídiễn biến thực tế trong và sau khi dịch bệnh kết thúc. Đặc biệt, lưu ý ngươìdân cần tối ưu hóa chuỗi sản xuất để giảm giá thành sản phẩm. Đối với các cơ sởđang nuôi với mật độ dày, tôm kích thước nhỏ cần san thưa để chăm sóc tốt, hạnchế rủi ro, giảm thiểu chi phí sản xuất. Với diện tích chuẩn bị thả giống cầntiếp tục rải vụ, thả giống với mật độ thưa, áp dụng quy trình kỹ thuật tiêntiến để hạn chế rủi ro. Về phía Chi cục, đơn vị đã và đang tăng cường kiểm soátchất lượng vật tư đầu vào trong nuôi trồng thủy sản; điều kiện cơ sở sản xuấtgiống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.

Ông Phạm Văn Hải,Trạm trưởng Trạm Thủy sản Yên Khánh – Kim Sơn (Chi cục Thủy sản) cho biết thêm:Nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi, Trạm đang theo dõi chặt chẽdiễn biến thời tiết, thực hiện tốt công tác quan trắc, cảnh báo môi trường cácvùng nuôi tôm nước lợ tập trung để kịp thời khuyến cáo và cảnh báo cho bà con.Được biết, để hỗ trợ người nuôi tôm, các đơn vị sản xuất giống cũng đang cónhững chính sách hỗ trợ tôm giống lớn nhất từ trước đến giờ như giảm giá giốngtới 50%. Tuy nhiên, những người nuôi tôm cũng bày tỏ mong muốn được Nhà nước hỗtrợ thêm về giá điện và giảm lãi suất ngân hàng nhằm giảm bớt chi phí đầu vào.

Trong bối cảnhdịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, mọi điều đều có khả năng xảyra. Một số chuyên gia khuyên người nuôi nên cân nhắc thả tôm thời điểm hiện nayđể đón đầu xu thế giá tôm sẽ tăng do thiếu hụt thực phẩm sau dịch bệnh vào cáctháng tới. Quyết định là ở người nuôi, hy vọng bà con sẽ sớm vượt qua được khókhăn, đảm bảo được hiệu quả kinh tế đã đề ra.

Hà Phương

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/kim-son-vao-vu-tom-moi-20200416074420839p2c20.htm