Kim tự tháp bí ẩn lớn gấp 2 lần Giza: Do người khổng lồ xây dựng?

Nằm trên ngọn núi Puela, kim tự tháp bí ẩn mở ra những câu chuyện về kỹ thuật xây dựng các công trình khổng lồ chưa từng được công bố.

Nhắc đến kim tự tháp, chắc chắn nhiều người nghĩ đến Ai Cập – đất nước của những huyền thoại, bởi nơi đây có những công trình kim tự tháp đồ sộ cùng những vị Pharaoh nổi tiếng.

Giza? Đây là một cái tên quen thuộc, được biết đến là kim tự tháp lớn nhất thế giới.

Giza nằm trong cụm 3 kim tự tháp được xây dựng làm lăng mộ cho Pharaoh Khufu.

Ban đầu, kỳ quan này có chiều cao lên tới 147m. Trải qua thời gian và sự xói mòn của các yếu tố thiên nhiên, ngày nay chiều cao của Giza chỉ còn 139m.

Nhưng đừng vội đưa ra kết luận khi bạn chưa đến Mexico để chiêm ngưỡng đại kim tự tháp Cholula, nằm trên ngọn núi Puebla, Mexico.

Theo các chuyên gia khảo cổ, đại kim tự tháp Cholula rộng 450m, cao 66m, có kích thước tương đương với 9 bể bơi Olympic, lớn gấp 2 lần kim tự tháp Giza với nền móng rộng gấp 4 lần.

Cholula "ẩn mình" dưới lớp áo khoác mang tên ngọn đồi đầy cỏ.

Không ai biết, có phải chính những người thợ xây kim tự tháp cách đây 2.300 năm đã cố tình dùng đất sét, cỏ cây... để nhằm che giấu kim tự tháp khổng lồ này không.

Chỉ biết rằng, khi phát hiện ra, ai nấy cũng đều kinh ngạc.

Đại kim tự tháp Cholula đã được ghi vào Kỷ lục Guinness là kim tự tháp lớn nhất thế giới. Nó vốn là đền thờ rộng 4,45 triệu m2.

Tháng 10/1519, đội quân viễn chinh Tây Ban Nha do Hernan Cortez chỉ huy đã tràn vào thành phố Cholula, cướp bóc và giết hại 3.000 người chỉ sau vài giờ.

Họ xây một nhà thờ nhỏ trên đỉnh ngọn núi lớn làm biểu tượng cho cuộc xâm lược mà không hề hay biết đến sự tồn tại của kim tự tháp bên dưới.

Phải đến năm 1910, người dân địa phương mới phát hiện ra sự tồn tại của kim tự tháp. Giới khảo cổ cũng phát hiện hơn 400 người được mai táng ở trong và xung quanh kim tự tháp.

Một nhóm công nhân khác khi đào đường cũng tìm thấу ít nhất 63 bộ xương, bao gồm một số hộρ sọ biến dạng của trẻ em bị chặt đầu để hiến tế.

Điều này đưa đến giả thuyết rằng, nơi đây được sử dụng để làm nơi thờ cúng cho bầu trời và đấng sáng tạo Quetzalcoatl của người Aztec xưa.

Đường viền quanh núi lửa tạc vào dáng dấp đại kim tự tháp Cholula. Kim tự tháp này còn có tên gọi nữa là Tlachihualtepetl, nghĩa là "quả đồi nhân tạo".

Cholula bị người Olmec-Xicallancas chiếm đóng vào năm 600 SCN.

Vào khoảng năm 1100 sau CN, Cholula bị người Toltec-Chichimecas thôn tính. Lúc đó đại kim tự tháp Cholula như bị chôn vùi trong cỏ và cây dại mọc ngút ngàn.

Đến đầu thế kỷ 20, Đại kim tự tháp Cholula mới được khôi phục.

Các nhà khảo cổ đã thực hiện khảo sát và khai quật kim tự tháp.

Năm 1930, họ xây dựng đường hầm để khám phá bên trong kim tự tháp. Họ phát hiện ra hệ thống lối đi dài 8km.

Những lối đi này đưa khách tham quan đến từng giai đoạn xây dựng khác nhau của Cholula.

Các nhà nghiên cứu đến nay vẫn chưa xác định được ai là người xây dựng công trình cự đại này.

Tuy nhiên, theo các truyền thuyết của người dân địa phương, công trình này được xây dựng bởi người khổng lồ Quinametzin.

Theo thần thoại Aztec, người khổng lồ Quinametzin từng cư ngụ và sinh sôi trên Trái Đất trong chu kỳ Mưa mặt trời (Sun Rain), họ cao hơn 3m với trọng lượng khoảng 270kg.

Giống như các truyền thuyết khác trên khắp thế giới nói về sự tồn tại của người khổng lồ, người Quinametzin cũng được tạo ra bởi những vị thần.

Nhưng đến một ngày, khi họ mất đi tín tâm vào thần, đạo đức ngày càng tụt dốc, phạm phải vô số tội lỗi nặng nề, nền văn minh đỉnh cao của họ đã bị các vị Thần trừng phạt bằng những thảm họa kinh hoàng và đi đến hủy diệt.

Theo PV / Người Đưa Tin

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/kim-tu-thap-bi-an-lon-gap-2-lan-giza-do-nguoi-khong-lo-xay-dung-1612993.html