Kinh dị quái vật nửa lợn nửa trâu gây ám ảnh thời tiền sử

Quái vật tiền sử cao tới 2m với phần đầu dài 90cm, to ngang một con bò rừng bison, chuyên ăn thực vật, xác thối và là loài săn mồi cơ hội.

Cao sừng sững so với các loài lợn hiện nay, quái vật tiền sử đã tuyệt chủng nửa giống lợn nửa giống trâu này sở hữu những chiếc răng nanh sắc nhọn và xương gò má nhô cao.

Cao sừng sững so với các loài lợn hiện nay, quái vật tiền sử đã tuyệt chủng nửa giống lợn nửa giống trâu này sở hữu những chiếc răng nanh sắc nhọn và xương gò má nhô cao.

Nó có biệt danh Lợn địa ngục vì kích thước và hình dáng đáng sợ của mình. Đây là là loài Daeodon. Daeodon là thành viên lớn nhất trong họ Lợn trâu (họ động vật có móng guốc giống lợn nhưng đã tuyệt chủng).

Nó có biệt danh Lợn địa ngục vì kích thước và hình dáng đáng sợ của mình. Đây là là loài Daeodon. Daeodon là thành viên lớn nhất trong họ Lợn trâu (họ động vật có móng guốc giống lợn nhưng đã tuyệt chủng).

Dù Lợn trâu có vẻ bề ngoài rất giống lợn nhưng chúng lại không có quan hệ gần gũi với lợn ngày nay. Daeodon có phần chân thuôn dài, bàn chân có móng guốc, mõm dài, vai có bướu gồ lên giống bò rừng bison để đỡ phần đầu nặng dài 90cm.

Dù Lợn trâu có vẻ bề ngoài rất giống lợn nhưng chúng lại không có quan hệ gần gũi với lợn ngày nay. Daeodon có phần chân thuôn dài, bàn chân có móng guốc, mõm dài, vai có bướu gồ lên giống bò rừng bison để đỡ phần đầu nặng dài 90cm.

Daeodon cũng có kích thước ngang bò rừng bison, cao khoảng 2m. Phần đầu đồ sộ bất cân đối là đặc trưng của họ Lợn trâu lúc đó và Daeodon cũng không ngoại lệ.

Daeodon cũng có kích thước ngang bò rừng bison, cao khoảng 2m. Phần đầu đồ sộ bất cân đối là đặc trưng của họ Lợn trâu lúc đó và Daeodon cũng không ngoại lệ.

Chúng có xương hàm và xương gò má cực lớn. Xương gò má đóng vai trò như điểm neo cho những cơ hàm vạm vỡ. Bộ hàm của nó có thể há to như hà mã và bên trong là những chiếc răng đa năng.

Chúng có xương hàm và xương gò má cực lớn. Xương gò má đóng vai trò như điểm neo cho những cơ hàm vạm vỡ. Bộ hàm của nó có thể há to như hà mã và bên trong là những chiếc răng đa năng.

Một trong nhiều điểm đặc trưng của Daeodon là xương hàm đẹp mắt với mặt trên có nhiều gờ thấp. Dựa vào hàm răng, các nhà khoa học biết được rằng Daeodon là động vật ăn tạp.

Một trong nhiều điểm đặc trưng của Daeodon là xương hàm đẹp mắt với mặt trên có nhiều gờ thấp. Dựa vào hàm răng, các nhà khoa học biết được rằng Daeodon là động vật ăn tạp.

Hàm răng của nó giống như 1 con dao Thụy Sĩ đích thực với cấu tạo răng có thể làm mọi nhiệm vụ. Nó dùng răng hàm ở phía sau để nhai thực vật và răng nanh ở phía trước để xé thịt, gặm xương.

Hàm răng của nó giống như 1 con dao Thụy Sĩ đích thực với cấu tạo răng có thể làm mọi nhiệm vụ. Nó dùng răng hàm ở phía sau để nhai thực vật và răng nanh ở phía trước để xé thịt, gặm xương.

Độ mài mòn của răng cho thấy việc gặm xương nằm trong chế độ ăn hàng ngày của Daeodon. Nhiều khả năng nó là động vật ăn xác thối hoặc săn mồi cơ hội.

Độ mài mòn của răng cho thấy việc gặm xương nằm trong chế độ ăn hàng ngày của Daeodon. Nhiều khả năng nó là động vật ăn xác thối hoặc săn mồi cơ hội.

Bằng chứng hóa thạch cho thấy Lợn trâu có nguồn gốc từ Mông Cổ. Vào giữa thế Thủy Tân, chúng lang thang từ đó tới châu Âu, châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ. Chúng tới Bắc Mỹ vào cuối thế Thủy Tân cách đây khoảng 38 tới 33,9 triệu năm, đi qua cây cầu hiện nay chìm dưới eo biển Bering.

Bằng chứng hóa thạch cho thấy Lợn trâu có nguồn gốc từ Mông Cổ. Vào giữa thế Thủy Tân, chúng lang thang từ đó tới châu Âu, châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ. Chúng tới Bắc Mỹ vào cuối thế Thủy Tân cách đây khoảng 38 tới 33,9 triệu năm, đi qua cây cầu hiện nay chìm dưới eo biển Bering.

Đây cũng chính là cây cầu con người dùng để đi tới Bắc Mỹ từ Siberia cách đây hơn 16.000 năm. Hóa thạch Daeodon được phát hiện vào cuối thế kỉ 19.

Đây cũng chính là cây cầu con người dùng để đi tới Bắc Mỹ từ Siberia cách đây hơn 16.000 năm. Hóa thạch Daeodon được phát hiện vào cuối thế kỉ 19.

Mời quý độc giả xem video: Đến động vật cũng cười "phê" mừng ngày nghỉ lễ. Nguồn: Kienthucnet.

Lê Trang (theo Animalogic)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/kinh-di-quai-vat-nua-lon-nua-trau-gay-am-anh-thoi-tien-su-1850824.html