'Kinh doanh' nghệ thuật: Cạnh tranh nhưng mang tính nhân văn

Trong thời đại 'công nghiệp văn hóa' là một trong những định hướng phát triển của đất nước, thì hội họa cũng không nằm ngoài mục tiêu được khai thác nhằm mang lại giá trị kinh tế chung. Đối với họa sĩ Lê Ngọc Quỳnh, một tác phẩm hội họa sẽ 'sống' khi nó được định giá như một 'sản phẩm' mang lại giá trị kinh tế.

 Họa sĩ Lê Ngọc Quỳnh

Họa sĩ Lê Ngọc Quỳnh

Họa sĩ Lê Ngọc Quỳnh sinh năm 1994, tốt nghiệp ngành Thiết kế nội thất tại trường Đại học Kiến Trúc TP.HCM. Công việc hiện tại của cô là họa sĩ và graphic designer tự do. Trong 7 năm hoạt động, cô đã giành nhiều giải thưởng lớn nhỏ trong nước và tham gia không ít các triển lãm quốc tế tại Cộng hòa Séc, Ý, Tây Ban Nha và nhiều nước khác. Lê Ngọc Quỳnh luôn đặt trái tim vào mỗi tác phẩm, dành hết tâm huyết để mang đến sự bay bổng, tươi mới và ý nghĩa.

Quỳnh hiểu rằng mỗi người có cảm xúc và trải nghiệm riêng. Việc tạo ra các tác phẩm phản ánh điều này là chìa khóa để kết nối với khách hàng

Quỳnh hiểu rằng mỗi người có cảm xúc và trải nghiệm riêng. Việc tạo ra các tác phẩm phản ánh điều này là chìa khóa để kết nối với khách hàng

Cô khẳng định rằng, "mình đã tìm cách để "cạnh tranh" trong thị trường đầy đa dạng và thách thức này. Mình luôn tập trung vào việc thể hiện những trải nghiệm và cảm xúc riêng thông qua từng tác phẩm và mình tin rằng mỗi thể loại tranh sẽ phục vụ nhu cầu và thị hiếu khác nhau của người xem, cũng như thị trường".

Hai chữ "thị trường" được gắn với nghệ thuật hội họa đôi khi khiến nhiều người không hài lòng, nhưng đối với Lê Ngọc Quỳnh lại như một điều tất yếu. Cô thừa nhận mình "khởi nghiệp" với hội họa, từng đối mặt với nhiều khó khăn khi đưa tranh ra thị trường.

Con đường hội họa của Lê Ngọc Quỳnh bao gồm việc thực hiện hành trình vẽ từ Bắc vào Nam, tìm hiểu phong cảnh và đời sống của người dân, và tham gia các hiệp hội hội họa và các hội mỹ thuật để có môi trường hoạt động. Cô cũng đã tham gia các hoạt động sáng tác, triển lãm trong và ngoài nước để không ngừng hoàn thiện kỹ năng và có cơ hội tiếp xúc, gắn kết với cộng đồng nghệ sĩ.

Quỳnh thừa nhận mình "khởi nghiệp" với hội họa, từng đối mặt với nhiều khó khăn khi đưa tranh ra thị trường

Quỳnh thừa nhận mình "khởi nghiệp" với hội họa, từng đối mặt với nhiều khó khăn khi đưa tranh ra thị trường

"Trong thị trường đa dạng như hiện nay, những tác phẩm mang dấu ấn cá nhân và cảm xúc sẽ luôn có chỗ đứng riêng biệt trong trái tim và tâm hồn của khách hàng", họa sĩ chia sẻ.

Sau khi tích lũy tương đối kiến thức và kinh nghiệm, Quỳnh đã quyết định xây dựng Quỳnh Art Studio. Tại Quỳnh ArtStudio, nữ họa sĩ cũng có các dịch vụ liên quan đến mỹ thuật như vẽ tranh chân dung bằng nhiều chất liệu, bán tranh sáng tác cá nhân, lớp học vẽ dành cho các bé, Workshop vẽ tranh cho người lớn. Ban đầu cô mở studio ở Sài Gòn và Cà Mau. Nhưng sau 2 năm dịch Covid-19, cô đã chuyển đổi lại mô hình kinh doanh của mình. Thay vì mở không gian riêng, Quỳnh hợp tác với các quán cafe có không gian nghệ thuật để cùng phát huy thế mạnh. Hiện tại cô cũng đã phần nào vượt qua được khó khăn trước đó, và vẫn đang tiếp tục đi trên con đường hội họa của riêng mình.

Với sự kết hợp giữa trải nghiệm cá nhân và kỹ năng hội họa, nữ họa sĩ đã tạo ra các tác phẩm độc đáo, mang đậm chất cá nhân. Quỳnh hiểu rằng mỗi người có cảm xúc và trải nghiệm riêng, và việc tạo ra các tác phẩm phản ánh điều này là chìa khóa để kết nối với khách hàng. Quỳnh tin tưởng vào sức mạnh của việc thể hiện cá nhân trong mỗi tác phẩm và sự độc đáo mà nó mang lại.

Nắm bắt được dòng chảy của thị trường rất đặc biệt này mà khách mua tranh của Ngọc Quỳnh rất đa dạng

Nắm bắt được dòng chảy của thị trường rất đặc biệt này mà khách mua tranh của Ngọc Quỳnh rất đa dạng

Có lẽ chính vì nắm bắt được dòng chảy của thị trường rất đặc biệt này mà khách mua tranh của Ngọc Quỳnh rất đa dạng, bao gồm doanh nhân, người yêu thích nghệ thuật, du khách. Thỉnh thoảng, cô cũng nhận được liên hệ từ khách hàng ở nước ngoài, mong muốn tạo bức tranh chân dung gia đình hoặc thú cưng để lưu giữ những kỷ niệm đáng nhớ.

Hiện tại, để sản phẩm hội họa của mình mang lại giá trị kinh tế cao hơn, Lê Ngọc Quỳnh đang tập trung vào việc mở rộng hơn các khía cạnh của nghệ thuật thông qua sự kết hợp cùng các đối tác. Qua việc hợp tác có thể kết nối những thế mạnh độc đáo của mỗi bên: Bên có không gian và bên có những tác phẩm tâm huyết của nghệ sĩ.

Ngoài ra, cô cũng đang lên kế hoạch vẽ các dòng tranh mang thông điệp "chữa lành". Những tác phẩm này không chỉ tạo cảm giác bình yên cho người xem, mà còn làm cho không gian nhà cửa hay quán cafe thêm sáng sủa, tràn đầy sức sống. Nữ họa sĩ cũng đang nghiên cứu cách đa dạng hóa phương tiện truyền tải tác phẩm, để mọi người có thể dễ dàng thưởng thức qua các thiết bị điện tử hoặc thậm chí qua những tấm thiệp postcard tiện lợi, dễ dàng mang theo mình đến bất kỳ đâu.

Liên hệ: Họa sĩ Lê Ngọc Quỳnh - Sáng lập và điều hành Quỳnh ArtStudio

Địa chỉ: Chung cư Garden Court 2, 7 Tôn Dật Tiên, Tân Phong, quận 7, TP.HCM

Điện thoại: 0812 544 355

Website: https://quynhartstudio.com

An Khê

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/kinh-doanh-nghe-thuat-canh-tranh-nhung-mang-tinh-nhan-van-20230811001639681.htm