Kinh doanh trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng, chủ doanh nghiệp phải là người có tâm

Các doanh nhân quản lý các doanh nghiệp không chỉ cần có các kiến thức, hiểu biết liên quan đến ngành kinh doanh mà còn phải có đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh, tôn trọng pháp luật và các quy chuẩn của xã hội.

Tại talkshow "Doanh nhân Việt Nam với sứ mệnh phụng sự vì sức khỏe cộng đồng" do Công ty Cổ phần công nghệ dược phẩm quốc tế Đại Việt tổ chức nhằm ngày 12/10 tại Hà Nội, các chuyên gia đã chia sẻ lí do mà mỗi doanh nhân đều có nghĩa vụ phụng sự sức khỏe cộng đồng, tầm quan trọng của doanh nghiệp với sự chăm sóc sức khỏe cộng đồng...

Chương trình Doanh nhân Việt Nam với sứ mệnh phụng sự vì sức khỏe cộng đồng

Chương trình Doanh nhân Việt Nam với sứ mệnh phụng sự vì sức khỏe cộng đồng

PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh cho rằng, các doanh nghiệp, doanh nhân mới khởi nghiệp hay đã lập nghiệp kinh doanh thành công không chỉ là thu về càng nhiều lợi nhuận càng tốt mà phải luôn quan tâm đến việc đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình kinh doanh phải thỏa mãn nhu cầu của xã hội, của con người, trong đó đặc biệt cần coi trọng việc các sản phẩm, dịch vụ đó có đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con người và môi trường không? Điều đó đòi hỏi các doanh nhân quản lý các doanh nghiệp không chỉ cần có các kiến thức, hiểu biết liên quan đến ngành kinh doanh mà còn phải có đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh, tôn trọng pháp luật và các quy chuẩn của xã hội. Kinh doanh phải dựa trên nền tảng, quy tắc chung của cộng đồng, đồng thời phải đi theo định hướng chung của doanh nghiệp.

Các đại biểu tham dự chương trình .

Các đại biểu tham dự chương trình .

"Các chủ doanh nghiệp phải là người có tâm, phải xuất phát từ tình thương yêu với cộng đồng. Trong kinh doanh vì sức khỏe cộng đồng, cần phải lấy con người làm trung tâm. Yếu tố con người quyết định rất lớn cho sự thành công của doanh nghiệp. Doanh nghiệp, doanh nhân phải coi sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của cộng đồng xã hội", PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh khẳng định.

Đồng tình với quan điểm này, theo GS.TS Nguyễn Lân Dũng, doanh nhân phải là những người yêu nước, coi sức khỏe nhân dân là sức khỏe dân tộc. Cho rằng việc các doanh nghiệp hỗ trợ thúc đẩy để các công trình khoa học, đặc biệt các công trình phục vụ sức khỏe cộng đồng, phát triển là yếu tố quan trọng thể hiện tình yêu thương với cộng đồng, với người dân.

Cũng tại chương trình đã diễn ra lễ ký kết giữa Đại Việt và hội Dinh dưỡng Việt Nam về việc hợp tác cùng nhau xây dựng và phát triển Sức khỏe cộng đồng người Việt.

Cũng tại chương trình đã diễn ra lễ ký kết giữa Đại Việt và hội Dinh dưỡng Việt Nam về việc hợp tác cùng nhau xây dựng và phát triển Sức khỏe cộng đồng người Việt.

Theo GS.TS Nguyễn Lân Dũng, các doanh nghiệp có thể lấy ví dụ từ mô hình hợp tác đầu tư giữa Đại Việt và các nhà khoa học nghiên cứu tảo xoắn.

“Chúng tôi là những nhà khoa học, thực ra các nhà khoa học nghiên cứu nhiều lắm, mỗi năm có rất nhiều đề tài nghiên cứu. Nhưng để đưa vào sản xuất rất khó. Tôi đưa những chủng tảo về nghiên cứu thôi nhưng làm để sản xuất, rồi phân phối thì lại rất khó khăn. Trong khi đó tại Việt Nam, không phải ai cũng mua được tảo Nhật vì nó đắt, nếu sản xuất trong nước thì ai cũng có thể dùng vì giá thành rẻ”, ông Dũng nói.

Linh Anh

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/tin-tuc/kinh-doanh-trong-linh-vuc-suc-khoe-cong-dong-chu-doanh-nghiep-phai-la-nguoi-co-tam/20221013061343271