Titanoboa có chiều dài ấn tượng lên tới 13m và nặng hơn 1,1 tấn, vượt xa kích thước của bất kỳ loài rắn hiện đại nào. Thậm chí, phần dày nhất của cơ thể con rắn có đường kính lên tới 0,9m, khiến nó trở thành một sinh vật khủng khiếp.
Loài rắn Titanoboa đã tồn tại khoảng từ 50 đến 60 triệu năm trước, trong thời kỳ khí hậu của Trái Đất đang dần ấm lên sau cuộc tuyệt chủng của loài khủng long.
Với kích thước vô cùng to lớn, ánh mắt sắc lạnh và bản năng săn mồi tàn độc, Titanoboa là loài vật khủng khiếp và không có đối thủ trong thời kỳ đó. Nó là loài rắn có xương sống trên cạn lớn nhất sau sự tuyệt chủng của khủng long.
Khám phá Titanoboa bắt đầu vào năm 1994 khi một nhà địa chất học Colombia phát hiện một mẫu vật hóa thạch kỳ lạ. Sau đó, những nỗ lực nghiên cứu kéo dài suốt nhiều năm và bao gồm sự tham gia của nhiều nhà khoa học.
Hóa thạch của Titanoboa được xác định từ các mẫu xương và hộp sọ rắn, đã chứng minh rằng đây là loài rắn lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất.
Titanoboa không chỉ có kích thước khủng khiếp, mà còn có khả năng săn mồi đa dạng, từ cá đến rùa, thậm chí cả cá sấu. Môi trường đầm lầy nhiệt đới ẩm ướt của Nam Mỹ thời đó đã cung cấp một nguồn thức ăn thuận lợi cho loài rắn này phát triển đến kích thước ngoại cỡ.
Theo các nhà khoa học, Titanoboa là "quái vật" rắn khổng lồ không có đối thủ từng cai trị trong lịch sử tiền sử Colombia và của Trái Đất.
Titanoboa thể hiện sự đa dạng và kỳ diệu của cuộc sống trên hành tinh chúng ta trong quá khứ xa xôi, một mảng thú vị trong sử sách tự nhiên và cổ sinh vật học.
Mời quý độc giả xem thêm video: Xem loài rắn “tham ăn” nuốt chửng cả con mồi to gấp bội.
Thiên Trang (TH)