Sông Tinto ở Tây Ban Nha được xem là dòng nước ẩn chứa nhiều nguy hiểm với dòng nước màu đỏ kỳ lạ. Con sông đặc biệt này chứa một lượng kim loại nặng trong nước như đồng, sắt, khiến không ai dám bơi ở đây.
Nước sông quá nguy hiểm với con người, nhưng lại là nơi sinh sống của nhiều vi khuẩn có khả năng tồn tại trong môi trường độc hại và không cần oxy.
Hồ Great Blue Hole (Belize) rộng gần 300m, sâu gần 125m là hố sụt dưới nước sâu và nguy hiểm nhất thế giới. Thủy triều của hồ sẽ tạo ra những dòng xoáy cực mạnh có thể hút mọi thứ. Ngoài ra, vì quá sâu, khi xảy ra sự cố khi lặn, thợ lặn có thể tử vong nếu không được đào tạo bài bản.
Vùng biển Drake Passage rộng hơn 804 km nằm giữa Cape Horn (Nam Chile) và đảo Livingston (Scotland) nguy hiểm bởi thời tiết khắc nghiệt, nước biển động, những tảng băng trôi không đoán trước, tốc độ gió cao, dòng nước mạnh và tầm nhìn tối thiểu. Drake Passage được biết đến là một nghĩa địa xác tàu.
Hồ Boiling (Dominica) có nước nóng đến mức có thể đun sôi mọi thứ. Nhiệt độ nước ở rìa của hồ bơi dao động khoảng 180-197 độ C. Trung tâm của hồ quá nóng, thậm chí không thể đo được do hơi nước và nhiệt sinh ra từ núi lửa gần đó. Do đó, bơi lội ở đây bị nghiêm cấm.
Blue Hole (Ai Cập) là một trong những hố sụt đẹp và nguy hiểm nhất trên thế giới. Tuy nhiên, khi đi bộ xuống mép nước, họ sẽ ngang qua khu vực đầy tấm bảng và đài tưởng niệm hàng trăm người đã thiệt mạng ở đây. Hồ Blue Hole được đặt biệt danh "nghĩa trang của thợ lặn".
Blue Lagoon ở Anh là một mỏ đá cũ đã ngập nước. Khu vực này có màu xanh lạ do các hóa chất độc hại tiết ra từ các tảng đá. Nước còn chứa rác rưởi, phân và xác động vật. Hồ từng được nhuộm đen vài lần để tránh du khách xuống tắm, nhưng sau đó nước vẫn trở lại màu xanh như cũ và không ít người đã liều lĩnh xuống đây bơi.
Hồ Horseshoe ở California có lượng CO2 và H2S, hỗn hợp cực độc không chỉ làm chết một diện tích cây lớn xung quanh mà còn khiến con người mất mạng.
Hồ Mono ở California là một trong những hồ nước cổ xưa và nguy hiểm nhất nước Mỹ. Nước hồ có hàm lượng muối cao gấp 3 lần nước biển và độ pH là 10.
Điều này đem lại cho hồ các cột đá muối ấn tượng, nhưng khá nguy hiểm. Ở đây chỉ có tôm, ruồi và một loại tảo sống được. Độ nguy hiểm của hồ phụ thuộc vào mực nước.
Hồ Karachay ở Nga nguy hiểm đến mức chỉ cần đứng gần 1 tiếng là đủ để gặp một cái chết đau đớn từ bức xạ gấp 600 lần chụp X quang. Nguyên nhân bắt nguồn từ một sự cố của nhà máy vật liệu phân hạch "Mayak" vào năm 1957.
Hồ Natron là một vùng nước khép kín, bởi vậy nước chảy vào hồ sẽ không thể chạy được ra ngoài và khi nước bốc hơi, nó để lại nồng độ muối cao cùng các khoáng chất khác, điều này đã biến nó thành một hồ muối. Chính vì thế, rất ít sinh vật có thể sống sót trong vùng nước khắc nghiệt trên.
Hồ axit Kawah Ijen vốn là miệng núi lửa có tính axit mạnh nhất trên thế giới. Năm 2008, một nhà thám hiểm đã đi thuyền cao su ra hồ để đo độ chua của nó. Độ pH của nước ở rìa hồ đo được khoảng 0,5, trong khi ở trung tâm hồ, độ pH là 0,13 do sự hiện diện của nồng độ axit sulfuric cao.
Mời bạn đọc xem thêm video: Chú hổ hát tại sở thú ở Nga. Nguồn: THDT
Thùy Dung