Kinh hãi trước ghế rồng Tử Cấm Thành đoạt mạng người trong chớp mắt

Ghế rồng trong Tử Cấm Thành là một biểu tượng vương quyền của hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến. Tương truyền, ghế rồng chỉ dành cho vị vua chân chính. Nếu không phải bậc cửu ngũ chí tôn mà dám ngồi lên ngai vàng thì sẽ gặp họa sát thân.

Hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến thường ngồi trên ngai vàng hay ghế rồng trong Tử Cấm Thành mỗi khi thượng triều, bàn luận chuyện triều chính với quần thần.

 Theo đó, ngai vàng trở thành biểu tượng vương quyền của nhà vua và chỉ có bậc cửu ngũ chí tôn mới có thể ngồi lên.

Theo đó, ngai vàng trở thành biểu tượng vương quyền của nhà vua và chỉ có bậc cửu ngũ chí tôn mới có thể ngồi lên.

 Tương truyền, ghế rồng của bậc quân vương vô cùng linh thiêng. Nó chỉ dành cho những vị vua chân chính và có thân phận cao quý. Người không xứng đáng ngồi lên ngai vàng sẽ gặp đại họa.

Tương truyền, ghế rồng của bậc quân vương vô cùng linh thiêng. Nó chỉ dành cho những vị vua chân chính và có thân phận cao quý. Người không xứng đáng ngồi lên ngai vàng sẽ gặp đại họa.

 Ba người được coi là không xứng ngồi lên ngai vàng trong Tử Cấm Thành nên đều gặp kết cục bi thảm. Người đầu tiên chính là Lý Tự Thành.

Ba người được coi là không xứng ngồi lên ngai vàng trong Tử Cấm Thành nên đều gặp kết cục bi thảm. Người đầu tiên chính là Lý Tự Thành.

 Lý Tự Thành lên ngôi hoàng đế sau khi lật đổ nhà Minh. Thế nhưng, ông chỉ ngồi trên ngai vàng được hơn 40 ngày thì bị Ngô Tam Quế chiếm đoạt ngôi vị. Do vậy, Lý Tự Thành trốn khỏi hoàng cung và chết một cách bí ẩn.

Lý Tự Thành lên ngôi hoàng đế sau khi lật đổ nhà Minh. Thế nhưng, ông chỉ ngồi trên ngai vàng được hơn 40 ngày thì bị Ngô Tam Quế chiếm đoạt ngôi vị. Do vậy, Lý Tự Thành trốn khỏi hoàng cung và chết một cách bí ẩn.

 Sau Lý Tự Thành, người thứ hai bỏ mạng vì không xứng ngồi lên ghế rồng là Viên Thế Khải. Ông từng là Tổng lý đại thần (Thủ tướng) của nhà Thanh.

Sau Lý Tự Thành, người thứ hai bỏ mạng vì không xứng ngồi lên ghế rồng là Viên Thế Khải. Ông từng là Tổng lý đại thần (Thủ tướng) của nhà Thanh.

 Sau khi khiến hoàng đế cuối cùng nhà Thanh thoái vị, Viên Thế Khải trở thành Đại Tổng thống lâm thời và Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc.

Sau khi khiến hoàng đế cuối cùng nhà Thanh thoái vị, Viên Thế Khải trở thành Đại Tổng thống lâm thời và Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quốc.

 Về sau, ông thỏa hiệp cho Nhật Bản chiếm đóng một phần lãnh thổ Trung Quốc để được họ giúp lên ngôi hoàng đế. Theo đó, Viên Thế Khải cuối cùng cũng ngồi lên ghế rồng. Thế nhưng, ông chỉ làm hoàng đế được 83 ngày thì đột tử ở tuổi 57.

Về sau, ông thỏa hiệp cho Nhật Bản chiếm đóng một phần lãnh thổ Trung Quốc để được họ giúp lên ngôi hoàng đế. Theo đó, Viên Thế Khải cuối cùng cũng ngồi lên ghế rồng. Thế nhưng, ông chỉ làm hoàng đế được 83 ngày thì đột tử ở tuổi 57.

 Người thứ ba mất mạng sau khi ngồi lên ghế rồng quyền lực là thủ lĩnh đứng đầu Liên quân 8 nước Waldersee. Sau khi liên quân 8 nước vào xâm chiếm Trung Quốc, Waldersee hiếu kỳ muốn thử cảm giác được ngồi trên ngai vàng như thế nào. Do vậy, ông đã ngồi lên ngai vàng.

Người thứ ba mất mạng sau khi ngồi lên ghế rồng quyền lực là thủ lĩnh đứng đầu Liên quân 8 nước Waldersee. Sau khi liên quân 8 nước vào xâm chiếm Trung Quốc, Waldersee hiếu kỳ muốn thử cảm giác được ngồi trên ngai vàng như thế nào. Do vậy, ông đã ngồi lên ngai vàng.

 Thế nhưng, không lâu sau, Waldersee đột ngột qua đời. Trước 3 cái chết này, dư luận hoài nghi những người đàn ông trên bị trừng phạt vì không đủ xứng đáng ngồi lên ghế rồng linh thiêng và quyền lực.

Thế nhưng, không lâu sau, Waldersee đột ngột qua đời. Trước 3 cái chết này, dư luận hoài nghi những người đàn ông trên bị trừng phạt vì không đủ xứng đáng ngồi lên ghế rồng linh thiêng và quyền lực.

Theo Tâm Anh/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/kinh-hai-truoc-ghe-rong-tu-cam-thanh-doat-mang-nguoi-trong-chop-mat/20200208084223865