Một nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học từ Phòng thí nghiệm Vật lý ứng dụng John Hopkins, NASA và Viện Vật lý Thiên văn Andalusia đã tiến hành nghiên cứu về khả năng chứa đựng sự sống trên hành tinh lùn Ceres, nằm gần Sao Hải Vương.
Họ đã tập trung vào việc xác định sự hiện diện của các hợp chất hữu cơ béo bí ẩn trên Ceres và tiến hành các thí nghiệm để tìm hiểu nguồn gốc và khả năng sinh sống của chúng.
Kết quả của nghiên cứu đã cho thấy, Ceres có sự hiện diện của các hợp chất hữu cơ béo bí ẩn và các tác động vũ trụ cổ đại có thể kích thích sự hình thành của các hợp chất hữu cơ này thông qua sự tham gia của nước.
Điều này tạo ra khả năng Ceres có thể chứa một lượng lớn chất hữu cơ, tăng cường tiềm năng sinh học vũ trụ của hành tinh lùn này, mặc dù nó nằm ở quỹ đạo xa xôi và có bề mặt lạnh giá.
Trước đó, đã có bằng chứng về việc phát hiện nước bên dưới bề mặt của Ceres và sự hiện diện của chất hữu cơ, giúp tăng cường khả năng tồn tại của sự sống, ít nhất là vi sinh vật trên hành tinh này.
Ngoài ra, hành tinh Ceres đã gây kinh ngạc với các phát hiện về đại dương ngầm dưới lớp vỏ bề mặt và hoạt động địa chất, yếu tố quan trọng cho sự sống. Nghiên cứu đã tìm thấy các dấu vết của hoạt động địa chất diễn ra trong hàng triệu năm sau khi hành tinh này được hình thành.
Hành tinh Ceres, dù từng được xem là hành tinh thứ 8 của hệ Mặt Trời, đã bị xác định là hành tinh lùn duy nhất nằm trong vành đai tiểu hành tinh giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, có kích thước nhỏ hơn và đầy bí ẩn.
Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã làm sáng tỏ nhiều điều thú vị về nó, đặc biệt là khả năng có môi trường thích hợp cho sự sống.
Mời quý độc giả xem thêm video: Hé lộ mẫu vật tiểu hành tinh 4,5 tỷ năm tuổi NASA vừa công bố.
Thiên Trang (TH)