Kinh ngạc những 'kỳ quan' huyền thoại nằm cheo veo trên vách đá

Cách đây hàng trăm, hàng ngàn năm, con người đã tạo ra một số 'kỳ quan' hoành tráng trên các vách đá cheo leo, hiểm trở. Những công trình này còn tới ngày nay trở thành bằng chứng cho thấy người xưa là những bậc thầy vĩ đại.

Nằm trong vườn quốc gia Mesa Verde ở Colorado (Mỹ), Cliff Palace là công trình nhà ở trên vách đá lớn nhất ở Bắc Mỹ. " Kỳ quan" này được 2 chủ trang trại ở Colorado tình cờ phát hiện khi đang tìm kiếm gia súc mất tích năm 1888.

Nằm trong vườn quốc gia Mesa Verde ở Colorado (Mỹ), Cliff Palace là công trình nhà ở trên vách đá lớn nhất ở Bắc Mỹ. " Kỳ quan" này được 2 chủ trang trại ở Colorado tình cờ phát hiện khi đang tìm kiếm gia súc mất tích năm 1888.

Theo các chuyên gia, Cliff Palace có 4 tầng, 150 phòng, 23 kiva. Công trình đồ sộ này do người Pueblo cổ đại (tổ tiên của người bản địa ở Tây Nam nước Mỹ) xây dựng. Người Pueblo bắt đầu xây dựng nhà ở trong các vách đá vào khoảng giữa những năm 1100. Họ tạo ra "kỳ quan" đồ sộ này từ những khối đá đẽo gọt bằng tay. Không chỉ là nhà ở, Cliff Palace còn là một địa điểm văn hóa xã hội, hành chính với việc tổ chức các nghi lễ thường xuyên.

Theo các chuyên gia, Cliff Palace có 4 tầng, 150 phòng, 23 kiva. Công trình đồ sộ này do người Pueblo cổ đại (tổ tiên của người bản địa ở Tây Nam nước Mỹ) xây dựng. Người Pueblo bắt đầu xây dựng nhà ở trong các vách đá vào khoảng giữa những năm 1100. Họ tạo ra "kỳ quan" đồ sộ này từ những khối đá đẽo gọt bằng tay. Không chỉ là nhà ở, Cliff Palace còn là một địa điểm văn hóa xã hội, hành chính với việc tổ chức các nghi lễ thường xuyên.

Tu viện Paro Taktsang (hay còn gọi Hang Hổ) nằm ở độ cao hơn 3.000m so với mực nước biển. Được xây dựng từ năm 1692, kỳ quan kiến trúc nổi tiếng thế giới này nằm cheo leo trên vách đá cao của thung lũng Paro, phía tây Bhutan.

Tu viện Paro Taktsang (hay còn gọi Hang Hổ) nằm ở độ cao hơn 3.000m so với mực nước biển. Được xây dựng từ năm 1692, kỳ quan kiến trúc nổi tiếng thế giới này nằm cheo leo trên vách đá cao của thung lũng Paro, phía tây Bhutan.

Paro Taktsang có một hang động - nơi Guru Padmasambhava đã ngồi thiền từ thế kỷ thứ 8. Theo truyền thuyết, Guru Padmasambhava đã ngồi thiền suốt ba năm, ba tháng, ba tuần, ba ngày và ba giờ liên tục. Ông thiền ở tổng cộng 13 hang động, trong đó Paro Taktsang là hang nổi tiếng nhất. Sau khi hoàn thành quá trình thiền đồng thời đưa Phật giáo đến Bhutan, Guru Padmasambhava trở thành vị thần của đất nước này. 9 thế kỷ sau, tại chính nơi ông thiền, tu viện Paro Taktsang được khởi công xây dựng.

Paro Taktsang có một hang động - nơi Guru Padmasambhava đã ngồi thiền từ thế kỷ thứ 8. Theo truyền thuyết, Guru Padmasambhava đã ngồi thiền suốt ba năm, ba tháng, ba tuần, ba ngày và ba giờ liên tục. Ông thiền ở tổng cộng 13 hang động, trong đó Paro Taktsang là hang nổi tiếng nhất. Sau khi hoàn thành quá trình thiền đồng thời đưa Phật giáo đến Bhutan, Guru Padmasambhava trở thành vị thần của đất nước này. 9 thế kỷ sau, tại chính nơi ông thiền, tu viện Paro Taktsang được khởi công xây dựng.

Nằm ở độ cao 2.000m so với mực nước biển, những quan tài cổ của người Chachapoya có niên đại từ thế kỷ 15 nằm rên vách đá dựng đứng. Điều đặc biệt ở những quan tài này là chúng trông giống đường nét của cơ thể người, cao 2,5 m và được xây dựng bằng hỗn hợp đất sét, rơm và sỏi rải trên một cấu trúc bằng gỗ. Mỗi quách chứa một xác ướp.

Nằm ở độ cao 2.000m so với mực nước biển, những quan tài cổ của người Chachapoya có niên đại từ thế kỷ 15 nằm rên vách đá dựng đứng. Điều đặc biệt ở những quan tài này là chúng trông giống đường nét của cơ thể người, cao 2,5 m và được xây dựng bằng hỗn hợp đất sét, rơm và sỏi rải trên một cấu trúc bằng gỗ. Mỗi quách chứa một xác ướp.

Do được đặt ở vị trí hiểm trở trên vách đá nên những quan tài cổ của người Chachapoya không bị phá hủy trong các cuộc chiến tranh suốt hàng hàng ngàn qua.

Do được đặt ở vị trí hiểm trở trên vách đá nên những quan tài cổ của người Chachapoya không bị phá hủy trong các cuộc chiến tranh suốt hàng hàng ngàn qua.

Tu viện Sumela ở Trabzon, Thổ Nhĩ Kỳ đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Công trình này được xây dựng trên một vách núi cheo leo cao 1.200m.

Tu viện Sumela ở Trabzon, Thổ Nhĩ Kỳ đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Công trình này được xây dựng trên một vách núi cheo leo cao 1.200m.

Bên trong tu viện Sumela có 72 căn phòng bao gồm: nhà thờ đá, các nhà nguyện, bếp, phòng học, phòng tiếp khách, một thư viện lớn... Phần trung tâm của tu viện được đào sâu vào lòng núi và có thêm phần hậu cung xây bằng gạch. Nhiều bức tranh tường mang chủ đề tôn giáo thu hút du khách khi ghé thăm tu viện.

Bên trong tu viện Sumela có 72 căn phòng bao gồm: nhà thờ đá, các nhà nguyện, bếp, phòng học, phòng tiếp khách, một thư viện lớn... Phần trung tâm của tu viện được đào sâu vào lòng núi và có thêm phần hậu cung xây bằng gạch. Nhiều bức tranh tường mang chủ đề tôn giáo thu hút du khách khi ghé thăm tu viện.

Vùng núi Sagada ở phía bắc Philippines là nơi lưu giữ "kỳ quan" của người Igorot. Đó là những quan tài gỗ treo lơ lửng trên vách đá. Người Igorot thực hiện tập tục chôn cất này cách đây hơn 2.000 năm.

Vùng núi Sagada ở phía bắc Philippines là nơi lưu giữ "kỳ quan" của người Igorot. Đó là những quan tài gỗ treo lơ lửng trên vách đá. Người Igorot thực hiện tập tục chôn cất này cách đây hơn 2.000 năm.

Sau qua đời, thi hài người quá cố được đặt trong các cỗ quan tài gỗ. Kế đến, con cháu và các thành viên trong bộ tộc thực hiện các nghi lễ ma chay trước khi đóng đinh hoặc treo quan tài lên vách núi cao. Theo quan niệm của họ, việc chôn cất ở nơi cheo leo sẽ giúp linh hồn người chết về gần với tổ tiên hơn.

Sau qua đời, thi hài người quá cố được đặt trong các cỗ quan tài gỗ. Kế đến, con cháu và các thành viên trong bộ tộc thực hiện các nghi lễ ma chay trước khi đóng đinh hoặc treo quan tài lên vách núi cao. Theo quan niệm của họ, việc chôn cất ở nơi cheo leo sẽ giúp linh hồn người chết về gần với tổ tiên hơn.

Mời độc giả xem video: Cầu Vàng tại Đà Nẵng được chọn là kỳ quan mới của thế giới. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo Ancient-origins)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/kinh-ngac-nhung-ky-quan-huyen-thoai-nam-cheo-veo-tren-vach-da-1753117.html