Kinh ngạc những sinh vật biển lạ lùng đến khó tin

Dưới đây là những loài sinh vật dưới biển sâu có vẻ ngoài kỳ lạ, từ xấu xí đến tuyệt đẹp.

Cá Chimaera mũi dài. Loài này rất hiếm gặp vì chúng thường sống ở độ sâu từ 200 – 2000 m dưới mặt nước. Con cá này dài khoảng 1 m, có chiếc mũi dài, da mịn, không có vảy và có gai độc trên cơ thể. (Ảnh: tobymiller, Flickr).

Cá Chimaera mũi dài. Loài này rất hiếm gặp vì chúng thường sống ở độ sâu từ 200 – 2000 m dưới mặt nước. Con cá này dài khoảng 1 m, có chiếc mũi dài, da mịn, không có vảy và có gai độc trên cơ thể. (Ảnh: tobymiller, Flickr).

Bút biển màu tím (Purple Sea Pen). Thực tế, đó là rất nhiều sinh vật nhỏ xếp chồng lên nhau tạo thành một chùm dài. Những loài động vật biển này là thành viên của họ cnidarian, và chúng thích những vùng nước sâu, tĩnh lặng. (Ảnh: Nick Hobgood, Wikimedia).

Bút biển màu tím (Purple Sea Pen). Thực tế, đó là rất nhiều sinh vật nhỏ xếp chồng lên nhau tạo thành một chùm dài. Những loài động vật biển này là thành viên của họ cnidarian, và chúng thích những vùng nước sâu, tĩnh lặng. (Ảnh: Nick Hobgood, Wikimedia).

Khi thức ăn trở nên khan hiếm, chùm lông bút biển có thể tự tách ra khỏi đáy biển và di chuyển đến một nơi có nhiều thức ăn. Khi bị đe dọa, loài này sẽ phát ra tia sáng xanh lục. Chúng cũng có thể bắn một dòng nước mạnh vào kẻ thù để xua đuổi nó.

Khi thức ăn trở nên khan hiếm, chùm lông bút biển có thể tự tách ra khỏi đáy biển và di chuyển đến một nơi có nhiều thức ăn. Khi bị đe dọa, loài này sẽ phát ra tia sáng xanh lục. Chúng cũng có thể bắn một dòng nước mạnh vào kẻ thù để xua đuổi nó.

Cá đầu cừu. Chúng chủ yếu được tìm thấy ở vùng biển xa bờ của Vịnh Mexico và Nam Đại Tây Dương, ngoài khơi bờ biển phía đông của Mỹ. Loài cá này đã phát triển nhiều hàng răng giống như răng hàm để có thể nghiền nát và ăn thức ăn dễ dàng. (Ảnh: Joshua Raabe, Flickr CC 2.0).

Cá đầu cừu. Chúng chủ yếu được tìm thấy ở vùng biển xa bờ của Vịnh Mexico và Nam Đại Tây Dương, ngoài khơi bờ biển phía đông của Mỹ. Loài cá này đã phát triển nhiều hàng răng giống như răng hàm để có thể nghiền nát và ăn thức ăn dễ dàng. (Ảnh: Joshua Raabe, Flickr CC 2.0).

Cá mũ làn. Chúng là sinh vật sống dưới đáy biển có thể tìm thấy ở các vùng biển nhiệt đới và ôn đới trên toàn cầu. Để xua đuổi những kẻ săn mồi, gai nhọn xung quanh cá tiết ra chất nhầy, có nọc độc. Cá mũ làn “nuốt chửng” thức ăn bằng cách tạo ra lực hút bằng miệng và mang. (Ảnh: Andrepiazza).

Cá mũ làn. Chúng là sinh vật sống dưới đáy biển có thể tìm thấy ở các vùng biển nhiệt đới và ôn đới trên toàn cầu. Để xua đuổi những kẻ săn mồi, gai nhọn xung quanh cá tiết ra chất nhầy, có nọc độc. Cá mũ làn “nuốt chửng” thức ăn bằng cách tạo ra lực hút bằng miệng và mang. (Ảnh: Andrepiazza).

Rồng biển xanh. Có tên khoa học là Glaucus atlanticus, rồng biển xanh ăn phải chất độc của sứa, lưu trữ nó trong lớp vỏ bọc của nó (giống như mang cá) và sau đó sử dụng nó như một biện pháp bảo vệ khỏi những kẻ săn mồi. (Ảnh: commons.wikimedia.org).

Rồng biển xanh. Có tên khoa học là Glaucus atlanticus, rồng biển xanh ăn phải chất độc của sứa, lưu trữ nó trong lớp vỏ bọc của nó (giống như mang cá) và sau đó sử dụng nó như một biện pháp bảo vệ khỏi những kẻ săn mồi. (Ảnh: commons.wikimedia.org).

Hải quỳ Venus Flytrap (Actinoscyphia aurelia). Loài này được tìm thấy ở những vùng bùn lầy trong các hẻm núi dưới nước ở Vịnh Mexico và đôi khi ở ngoài khơi châu Phi. Không giống như cây bắt ruồi trên cạn, phiên bản sống ở đại dương không có thân. (Ảnh: NOAA-OE, Public domain via Wikimedia).

Hải quỳ Venus Flytrap (Actinoscyphia aurelia). Loài này được tìm thấy ở những vùng bùn lầy trong các hẻm núi dưới nước ở Vịnh Mexico và đôi khi ở ngoài khơi châu Phi. Không giống như cây bắt ruồi trên cạn, phiên bản sống ở đại dương không có thân. (Ảnh: NOAA-OE, Public domain via Wikimedia).

Hải quỳ có thể có chiều dài bằng một bàn chân. Khi bị đe dọa, nó đóng miệng lại và tiết ra chất nhầy phát quang sinh học để đe dọa những kẻ săn mồi. (Ảnh: ocean.si.edu)

Hải quỳ có thể có chiều dài bằng một bàn chân. Khi bị đe dọa, nó đóng miệng lại và tiết ra chất nhầy phát quang sinh học để đe dọa những kẻ săn mồi. (Ảnh: ocean.si.edu)

Cá oarfish khổng lồ. Con cá oarfish dài nhất được xác nhận là 36 feet (khoảng 11 m), mặc dù có những báo cáo chưa được xác nhận về con oarfish dài hơn 15 m. (Ảnh: All That's Interesting).

Cá oarfish khổng lồ. Con cá oarfish dài nhất được xác nhận là 36 feet (khoảng 11 m), mặc dù có những báo cáo chưa được xác nhận về con oarfish dài hơn 15 m. (Ảnh: All That's Interesting).

Cá nóc sừng đuôi dài. Loài cá này có thể được tìm thấy ở vùng nước ấm ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Có thể khó tin, nhưng con cá nhỏ trong hình trên dài tới gần 2 feet (61 cm). (Ảnh: Yoshi Gizmo).

Cá nóc sừng đuôi dài. Loài cá này có thể được tìm thấy ở vùng nước ấm ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Có thể khó tin, nhưng con cá nhỏ trong hình trên dài tới gần 2 feet (61 cm). (Ảnh: Yoshi Gizmo).

Cá Blenny. Dù là những con cá nhỏ nhưng cá Blenny có thể tấn công những con cá lớn hơn dám xâm phạm nhà của chúng. Loài cá này sống ở dưới đáy biển, hiếm khi có chiều dài vượt quá 7.62 cm. (Ảnh: diverpow).

Cá Blenny. Dù là những con cá nhỏ nhưng cá Blenny có thể tấn công những con cá lớn hơn dám xâm phạm nhà của chúng. Loài cá này sống ở dưới đáy biển, hiếm khi có chiều dài vượt quá 7.62 cm. (Ảnh: diverpow).

Trâm Anh (Theo Owlcation)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/kinh-ngac-nhung-sinh-vat-bien-la-lung-den-kho-tin-1746394.html