Kinh nghiệm để hạn chế cháy nổ thiết bị điện trong gia đình

Kinh nghiệm hạn chế cháy nổ thiết bị điện trong gia đình vô cùng cấp thiết đối với mỗi người dân và hộ gia đình, nhất là các thiết bị điện sử dụng hàng ngày.

Đồ điện gia dụng trong mỗi gia đình như một con dao hai lưỡi, sẽ rất dễ gây cháy nếu bạn không sử dụng đúng cách và đúng chỗ. Sử dụng thiết bị điện trong gia đình an toàn phòng cháy chưa cháy, giảm thiểu rủi ro do chập, cháy điện gây ra, tránh thiệt hại về người và tài sản là điều cần quan tâm.

Một số lưu ý khi sử dụng đồ điện tránh gây cháy nổ, nhất là vào ngày mưa ẩm hoặc ngày nắng nóng đỉnh cao.

Không để nguồn điện bị quá tải trong gia đình của bạn

Thiết bị điện trong gia đình luôn được đảm bảo một cách hiệu quả và tốt nhất. Bạn tuyệt không được cắm nhiều thiết bị điện và sử dụng cùng một lúc, làm như vậy sẽ quá tải cho đường truyền gây ra quá tải cho dòng điện.

Không cắm nhiều thiết bị điện và sử dụng cùng một lúc. Ảnh: Minh họa

Không cắm nhiều thiết bị điện và sử dụng cùng một lúc. Ảnh: Minh họa

Không nên để các ổ cắm điện gần với nguồn nước

Việc để những ổ điện, phích điện bố trí lắp đặt trong nhà tắm, nơi rửa bát đũa chúng ta đặc biệt lưu ý về thiết kế đường dây điện tại đây. Là nơi luôn phát sinh độ ẩm cao dễ gây chập cháy những đường dây điện sẽ là mối nguy hiểm trong gia đình của bạn.

Mọi vật dụng bằng điện trong nhà tắm như công tắc điện, máy sấy tóc, ổ cắm cần phải đặt ở trên cao, cách xa nơi nước dễ rơi vào. Và tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng máy sấy tóc trong nhà tắm để đảm bảo an toàn cho bạn.

Đồ dùng điện sẽ luôn rò rỉ điện bất cứ lúc nào mà bạn sẽ không biết trước được, chính vì vậy trước khi chạm vào đồ điện thì bạn nên đảm bảo tay không dính nước, nguy cơ bị giật sẽ thấp hơn.

Cần chuẩn bị khăn khô lau tay và đi dép khô trong nhà để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.

Kiểm tra thường xuyên các thiết bị điện trong nhà

Các thiết bị điện không đúng tiêu chuẩn sẽ dễ gây chập điện và mang đến hậu quả khó lường, nhất là những đường dây điện sử dụng lâu nhưng khó thay thì cần phải có chất lượng cao, bền.

Hầu hết các thiết bị như máy tính xách tay, tivi và đèn đều rất an toàn và không phải là điều bạn phải lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, các thiết bị nhà bếp là thứ bạn phải để mắt tới. Bạn không nên bật, hoặc cắm phích điện khi không có ai khác ở nhà. Điều này áp dụng nhiều lần đối với bếp, lò nướng và hầu hết các thiết bị nhà bếp khác, vì nhà bếp là nơi bắt đầu cháy phổ biến nhất!

Ngoài ra còn một số thiết bị gia dụng cầm tay như máy hàn, máy cắt, máy khoan...

Tránh để những chất dễ cháy gần ổ điện

Điện tạo ra nhiệt và nhiệt liên tục, ngay cả khi nhẹ, có thể dẫn đến bắt lửa bất kỳ chất dễ cháy nào tiếp xúc trực tiếp với thiết bị. Do đó, hãy để các loại vải như ga trải giường, rèm cửa và quần áo cách xa ổ cắm bất cứ khi nào có thể.

Tránh để xăng, dầu, giấy… và các loại dễ bắt lửa gần những ổ điện.

Cách xử lý khi xảy ra cháy nổ trong nhà như thế nào?

Chập điện dẫn đến cháy nhà là điều không ai mong muốn. Nhưng để tránh nguy cơ rủi ro, mỗi gia đình cần trang bị những kiến thức về sử dụng các thiết bị điện an toàn để giảm thiểu tối đa những thiệt hại nếu có.

Khi có trường hợp chập điện gây cháy, cần cắt ngay cầu dao điện, báo động cho mọi người thoát ra khỏi nhà. Nếu chắc chắn không còn ai mắc kẹt trong nhà mới sử dụng bình chữa cháy để dập lửa. Đồng thời cài đặt sẵn số điện thoại 114 vào điện thoại để trong trường hợp cần thiết phải gọi cho cảnh sát phòng cháy chữa cháy hỗ trợ.

Lắp chuông báo khói ở nhiều vị trí trong nhà bạn để khi xảy ra sự cố bạn hoàn toàn có thể loại trừ nguy cơ chết cháy trong nhà. Bạn nên kiểm tra pin báo cháy thường xuyên để đảm báo thiết bị báo cháy của bạn luôn luôn hoạt động tốt. Thường 6 tháng bạn nên thay pin 1 lần.

Không bao giờ dùng nước để dập tắt những đám cháy do chập điện. Trong khi chờ lực lượng cứu hỏa đến, ngồi thấp xuống để tránh hít khói. Nếu quần áo bị bắt lửa, thì lăn vòng ra đất để dập tắt lửa.

Bạn thường thấy rằng nước sẽ dễ dập tắt lửa, nhưng với lửa từ điện thì tuyệt đối không nên dùng nước dập, bởi nước là môi trường dẫn điện tốt nhất. Không những không dập tắt được là mà còn gây nổ, giật điện.

Cách hiệu quả nhất là dùng bình chữa cháy, nếu nhà bạn không có bình này thì phải ngắt cầu dao điện của cả nhà và gọi cứu hỏa lập tức.

Mỗi gia đình nên trang bị bình chữa cháy CO2 để dập tắt lửa khi có những sự cố cháy nổ bất ngờ xảy ra.

Để hạn chế rò rỉ điện gây ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn cho người dùng bạn nên nối đất các thiết bị điện trong nhà như: Tủ lạnh, máy lạnh, máy nước nóng, máy giặt,...

Cần lắp cầu dao tự động Aptomat, cầu dao chống giật ELCB để hạn chế hiện tượng quá tải điện dẫn đến chập cháy gây cháy nổ, hư hại đồ điện và nặng hơn là đến tính mạng người dùng.

Đặc biệt, trong thời tiết nắng nóng khi đi ra ngoài bạn nên tắt các thiết bị điện trong nhà để giảm thiểu rủi ro do điện gây ra.

Vân An

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/kinh-nghiem-de-han-che-chay-no-thiet-bi-dien-trong-gia-dinh-273455.html