Kinh tế tập thể - những đột phá trên hành trình đổi mới, phát triển

Bài 2 - Động lực phát triển kinh tế, xã hội bền vững (HBĐT) - Những yếu kém kéo dài từng bước được tháo gỡ, kinh tế tập thể (KTTT), nòng cốt là HTX thích nghi với kinh tế thị trường, khẳng định vai trò quan trọng đối với phát triển KT-XH của tỉnh nói chung và vùng nông thôn nói riêng. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khu vực KTTT, HTX đã thích ứng linh hoạt để duy trì sản xuất, đảm bảo thu nhập cho người lao động.

 Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Huy Chỉ, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc để gia công quần áo xuất khẩu, giải quyết việc làm cho khoảng 50 lao động địa phương. Nâng chất, tăng lượng Sau 20 năm nỗ lực đổi mới, KTTT, HTX có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Theo thống kê, đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 228 tổ hợp tác (THT), tăng 2,78% so với năm 2001; 476 HTX, tăng 73,9% so với năm 2001, có 446 HTX đang hoạt động với 16,54 nghìn thành viên (tăng 3 lần) và 26,8 nghìn lao động (tăng 3,4 lần). Doanh thu và thu nhập bình quân của 1 HTX hàng năm đều tăng, giai đoạn 2013 - 2021 tăng gấp đôi giai đoạn 2001 - 2012. Đến năm 2021, doanh thu HTX đạt 3 tỷ đồng/HTX, lợi nhuận 389,6 triệu đồng/HTX/năm, thu nhập bình quân của người lao động đạt trên 4 triệu đồng/người/tháng. Số lượng HTX tốt, khá chiếm 75%. THT, HTX chuyển biến tích cực về quy mô, công nghệ và thị trường. Đặc biệt, HTX nông nghiệp hoạt động gắn với các sản phẩm chủ lực của địa phương, thực hiện liên kết chuỗi, nhiều HTX liên kết với các siêu thị, doanh nghiệp lớn để mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh. KTTT, HTX thích ứng ngày càng tốt hơn với cơ chế thị trường, xuất hiện nhiều mô hình HTX gắn với chuỗi giá trị… Đồng chí Bùi Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy cho biết: Trước khi Nghị quyết số 13 được ban hành, nhìn chung KTTT huyện Yên Thủy phát triển chậm, nhận thức về KTTT của người dân và một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế. Từ khi triển khai nghị quyết, tình hình phát triển KTTT trên địa bàn có nhiều khởi sắc. THT, HTX phát triển trong tất cả các lĩnh vực, từ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chợ, điện năng, giao thông vận tải. Nhiều nguồn lực được đầu tư vào khu vực KTTT như hỗ trợ thành lập mới HTX, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử… Từ đó tạo động lực để nông dân, người lao động cùng chung mục đích tự nguyện đóng góp vốn tham gia HTX. Đối với những HTX hoạt động kém hiệu quả, không đúng bản chất thực hiện giải thể theo quy định. Đến năm 2021, Yên Thủy có 39 THT và 37 HTX đang hoạt động. Một số HTX áp dụng công nghệ, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, tham gia mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm cho thành viên, nông dân. HTX đang góp sức quan trọng trong hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện. Góp sức thay đổi diện mạo nông thôn Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phát triển KTTT tỉnh khẳng định: KTTT đang là hình thức tổ chức sản xuất mang lại hiệu quả bền vững ở khu vực nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số của tỉnh. 65% số xã có HTX đã đóng góp tích cực phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng NTM. HTX, THT có vai trò quan trọng tạo sinh kế, là các mô hình tổ chức sản xuất tập trung, hiệu quả, giúp người dân, thành viên phát huy kinh tế hộ, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập. HTX dịch vụ du lịch và nông nghiệp Hang Kia (Mai Châu) được thành lập tháng 6/2020 với 11 thành viên, trong đó, 3 hộ làm dịch vụ du lịch cộng đồng, 1 hộ chuyên sản xuất thổ cẩm, trang phục dân tộc Mông, còn lại 7 thành viên phát triển sản xuất nông nghiệp… Khi mới thành lập, HTX gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 khiến hoạt động đón khách du lịch bị gián đoạn. Anh Giàng A La, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX chia sẻ: Để thu hút khách du lịch, HTX quan tâm nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú; tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị như thăm quan vườn mận, trang trại cam rộng 15 ha của HTX… Khách du lịch có thể tự tay dệt thổ cẩm tại gia đình hộ thành viên. Trung bình mỗi năm, HTX đón gần 10.000 lượt khách, khoảng 50% khách lưu trú; doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt trên dưới 1 tỷ đồng. HTX tạo việc làm cho 15 lao động với mức thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm du lịch cộng đồng Hang Kia của HTX được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao. Hiện, toàn tỉnh có 58 sản phẩm của 41 HTX được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên, nhiều HTX có sản phẩm được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Hoạt động của HTX ngày càng năng động, đổi mới, hướng vào dịch vụ hỗ trợ thành viên, nhiều mô hình liên kết giữa HTX với doanh nghiệp, hộ thành viên trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm được hình thành. Khu vực KTTT đóng góp không nhỏ trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Các HTX được thành lập vừa đáp ứng tiêu chí sản xuất (tiêu chí số 13) trong xây dựng NTM, vừa phát huy tốt vai trò tập hợp, vận động, thay đổi cách nghĩ, cách làm cho người dân. HTX tiên phong ứng dụng có hiệu quả KH-KT, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện dồn điền, đổi thửa hiệu quả. HTX còn tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, diện mạo nhiều vùng nông thôn được đổi thay, hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, nhiều nét đẹp văn hóa được phát huy, tình làng nghĩa xóm đoàn kết, góp phần bảo đảm QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh … Phấn đấu cho mục tiêu mới Bên cạnh những kết quả đạt được còn những hạn chế, yếu kém của khu vực KTTT Nghị quyết số 13 chỉ ra đến nay vẫn chưa khắc phục triệt để. Tốc độ tăng trưởng chậm, thiếu ổn định, tỷ lệ đóng góp vào GRDP không cao. Năm 2021, tổng lợi nhuận của các tổ chức KTTT đạt 132,37 tỷ đồng, chiếm 0,24% trong tổng giá trị tăng thêm và bằng 0,43% GRDP toàn tỉnh. Tổng nộp NSNN ước đạt 5,083 tỷ đồng, chiếm 0,1% tổng thu NSNN toàn tỉnh. KTTT, HTX phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và yêu cầu đặt ra. Trước cơ hội, thách thức đặt ra đối với phát triển KTTT, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030 khu vực KTTT đóng góp 6% GRDP nền kinh tế của tỉnh. Toàn tỉnh có 300 THT, 730 HTX, 10 liên hiệp HTX với 27,2 nghìn thành viên tổ chức KTTT. 50% HTX có quy mô nhỏ, 20% HTX quy mô vừa và lớn; 75% HTX hoạt động có hiệu quả, 70% HTX nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị; 10% HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; 50% cán bộ quản lý HTX có trình độ từ cao đẳng trở lên. Doanh thu bình quân tổ chức KTTT tăng 8%/năm, đóng góp vào NSNN tăng 10%/năm. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phát triển KTTT tỉnh nhấn mạnh: Để đạt mục tiêu đề ra, thời gian tới, tỉnh cần tiếp tục thống nhất và nâng cao nhận thức về KTTT. Tăng cường vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương; sự phối hợp của các sở, ngành, đoàn thể trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KTTT. Hoàn thiện thể chế, tạo môi trường pháp lý để KTTT phát triển. Kiện toàn cơ cấu tổ chức cơ quan quản lý Nhà nước về KTTT. Tích cực xây dựng các mô hình KTTT kiểu mới phù hợp với bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế. Tập trung nguồn lực, tăng đầu tư từ NSNN và huy động nguồn lực xã hội để hỗ trợ phát triển, nhân rộng các mô hình KTTT sản xuất gắn với chuỗi giá trị, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, tại các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số, miền núi. Đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ KTTT theo hướng khuyến khích tăng số lượng thành viên, quy mô hoạt động của HTX, thúc đẩy liên kết sản xuất phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT. Tăng cường tư vấn, hỗ trợ tổ chức KTTT ứng dụng KH-KT; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường sản phẩm của các tổ chức KTTT... Thu Thủy

Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Huy Chỉ, xã Hùng Sơn (Kim Bôi) đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc để gia công quần áo xuất khẩu, giải quyết việc làm cho khoảng 50 lao động địa phương. Nâng chất, tăng lượng Sau 20 năm nỗ lực đổi mới, KTTT, HTX có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Theo thống kê, đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 228 tổ hợp tác (THT), tăng 2,78% so với năm 2001; 476 HTX, tăng 73,9% so với năm 2001, có 446 HTX đang hoạt động với 16,54 nghìn thành viên (tăng 3 lần) và 26,8 nghìn lao động (tăng 3,4 lần). Doanh thu và thu nhập bình quân của 1 HTX hàng năm đều tăng, giai đoạn 2013 - 2021 tăng gấp đôi giai đoạn 2001 - 2012. Đến năm 2021, doanh thu HTX đạt 3 tỷ đồng/HTX, lợi nhuận 389,6 triệu đồng/HTX/năm, thu nhập bình quân của người lao động đạt trên 4 triệu đồng/người/tháng. Số lượng HTX tốt, khá chiếm 75%. THT, HTX chuyển biến tích cực về quy mô, công nghệ và thị trường. Đặc biệt, HTX nông nghiệp hoạt động gắn với các sản phẩm chủ lực của địa phương, thực hiện liên kết chuỗi, nhiều HTX liên kết với các siêu thị, doanh nghiệp lớn để mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh. KTTT, HTX thích ứng ngày càng tốt hơn với cơ chế thị trường, xuất hiện nhiều mô hình HTX gắn với chuỗi giá trị… Đồng chí Bùi Huyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy cho biết: Trước khi Nghị quyết số 13 được ban hành, nhìn chung KTTT huyện Yên Thủy phát triển chậm, nhận thức về KTTT của người dân và một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế. Từ khi triển khai nghị quyết, tình hình phát triển KTTT trên địa bàn có nhiều khởi sắc. THT, HTX phát triển trong tất cả các lĩnh vực, từ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chợ, điện năng, giao thông vận tải. Nhiều nguồn lực được đầu tư vào khu vực KTTT như hỗ trợ thành lập mới HTX, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận, đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử… Từ đó tạo động lực để nông dân, người lao động cùng chung mục đích tự nguyện đóng góp vốn tham gia HTX. Đối với những HTX hoạt động kém hiệu quả, không đúng bản chất thực hiện giải thể theo quy định. Đến năm 2021, Yên Thủy có 39 THT và 37 HTX đang hoạt động. Một số HTX áp dụng công nghệ, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, tham gia mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm cho thành viên, nông dân. HTX đang góp sức quan trọng trong hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện. Góp sức thay đổi diện mạo nông thôn Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phát triển KTTT tỉnh khẳng định: KTTT đang là hình thức tổ chức sản xuất mang lại hiệu quả bền vững ở khu vực nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số của tỉnh. 65% số xã có HTX đã đóng góp tích cực phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng NTM. HTX, THT có vai trò quan trọng tạo sinh kế, là các mô hình tổ chức sản xuất tập trung, hiệu quả, giúp người dân, thành viên phát huy kinh tế hộ, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập. HTX dịch vụ du lịch và nông nghiệp Hang Kia (Mai Châu) được thành lập tháng 6/2020 với 11 thành viên, trong đó, 3 hộ làm dịch vụ du lịch cộng đồng, 1 hộ chuyên sản xuất thổ cẩm, trang phục dân tộc Mông, còn lại 7 thành viên phát triển sản xuất nông nghiệp… Khi mới thành lập, HTX gặp nhiều khó khăn do đại dịch Covid-19 khiến hoạt động đón khách du lịch bị gián đoạn. Anh Giàng A La, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX chia sẻ: Để thu hút khách du lịch, HTX quan tâm nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú; tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị như thăm quan vườn mận, trang trại cam rộng 15 ha của HTX… Khách du lịch có thể tự tay dệt thổ cẩm tại gia đình hộ thành viên. Trung bình mỗi năm, HTX đón gần 10.000 lượt khách, khoảng 50% khách lưu trú; doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt trên dưới 1 tỷ đồng. HTX tạo việc làm cho 15 lao động với mức thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm du lịch cộng đồng Hang Kia của HTX được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao. Hiện, toàn tỉnh có 58 sản phẩm của 41 HTX được UBND tỉnh công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên, nhiều HTX có sản phẩm được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Hoạt động của HTX ngày càng năng động, đổi mới, hướng vào dịch vụ hỗ trợ thành viên, nhiều mô hình liên kết giữa HTX với doanh nghiệp, hộ thành viên trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm được hình thành. Khu vực KTTT đóng góp không nhỏ trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Các HTX được thành lập vừa đáp ứng tiêu chí sản xuất (tiêu chí số 13) trong xây dựng NTM, vừa phát huy tốt vai trò tập hợp, vận động, thay đổi cách nghĩ, cách làm cho người dân. HTX tiên phong ứng dụng có hiệu quả KH-KT, quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện dồn điền, đổi thửa hiệu quả. HTX còn tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, diện mạo nhiều vùng nông thôn được đổi thay, hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, nhiều nét đẹp văn hóa được phát huy, tình làng nghĩa xóm đoàn kết, góp phần bảo đảm QP-AN, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh … Phấn đấu cho mục tiêu mới Bên cạnh những kết quả đạt được còn những hạn chế, yếu kém của khu vực KTTT Nghị quyết số 13 chỉ ra đến nay vẫn chưa khắc phục triệt để. Tốc độ tăng trưởng chậm, thiếu ổn định, tỷ lệ đóng góp vào GRDP không cao. Năm 2021, tổng lợi nhuận của các tổ chức KTTT đạt 132,37 tỷ đồng, chiếm 0,24% trong tổng giá trị tăng thêm và bằng 0,43% GRDP toàn tỉnh. Tổng nộp NSNN ước đạt 5,083 tỷ đồng, chiếm 0,1% tổng thu NSNN toàn tỉnh. KTTT, HTX phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và yêu cầu đặt ra. Trước cơ hội, thách thức đặt ra đối với phát triển KTTT, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2030 khu vực KTTT đóng góp 6% GRDP nền kinh tế của tỉnh. Toàn tỉnh có 300 THT, 730 HTX, 10 liên hiệp HTX với 27,2 nghìn thành viên tổ chức KTTT. 50% HTX có quy mô nhỏ, 20% HTX quy mô vừa và lớn; 75% HTX hoạt động có hiệu quả, 70% HTX nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị; 10% HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; 50% cán bộ quản lý HTX có trình độ từ cao đẳng trở lên. Doanh thu bình quân tổ chức KTTT tăng 8%/năm, đóng góp vào NSNN tăng 10%/năm. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo phát triển KTTT tỉnh nhấn mạnh: Để đạt mục tiêu đề ra, thời gian tới, tỉnh cần tiếp tục thống nhất và nâng cao nhận thức về KTTT. Tăng cường vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương; sự phối hợp của các sở, ngành, đoàn thể trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KTTT. Hoàn thiện thể chế, tạo môi trường pháp lý để KTTT phát triển. Kiện toàn cơ cấu tổ chức cơ quan quản lý Nhà nước về KTTT. Tích cực xây dựng các mô hình KTTT kiểu mới phù hợp với bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập kinh tế quốc tế. Tập trung nguồn lực, tăng đầu tư từ NSNN và huy động nguồn lực xã hội để hỗ trợ phát triển, nhân rộng các mô hình KTTT sản xuất gắn với chuỗi giá trị, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, tại các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số, miền núi. Đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ KTTT theo hướng khuyến khích tăng số lượng thành viên, quy mô hoạt động của HTX, thúc đẩy liên kết sản xuất phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT. Tăng cường tư vấn, hỗ trợ tổ chức KTTT ứng dụng KH-KT; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường sản phẩm của các tổ chức KTTT... Thu Thủy

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/12/163662/kinh-te-tap-the-nhung-dot-pha-tren-hanh-trinh-doi-moi,-phat-trien.htm