Kinh tế thế giới trên bờ vực suy thoái vì giá dầu leo thang
Thị trường dầu vẫn không ngừng leo thang. Cho đến hôm thứ ba vừa rồi, giá dầu đã tăng lên mức 120 USD/thùng. Thị trường năng lượng tiếp tục bị ảnh hưởng bởi những vấn đề về chuỗi cung ứng do cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.
Do xung đột, các nhà lãnh đạo châu Âu đã và đang đưa ra nhiều biện pháp trừng phạt nặng nề đối với Nga, đồng thời tuyên bố rằng khu vực này sẽ cắt giảm 90% lượng dầu nhập khẩu từ Nga vào cuối năm nay.
Nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo rằng giá năng lượng tăng cao đã đẩy áp lực lạm phát lên mức chưa từng có, từ đó làm gia tăng nguy cơ suy thoái. Trong một báo cáo hôm thứ Sáu vừa rồi, ông Francisco Blanch (người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa và phái sinh toàn cầu của Ngân hàng Hoa Kỳ - America Bank) cho rằng: một khi giá dầu đạt kỷ lục mới, rất có khả năng một cuộc suy thoái hàng hóa tồi tệ như những năm 1980 sẽ xảy ra.
Ông nói: "Liệu nền kinh tế toàn cầu có thể tiếp tục mở rộng khi nguồn cung dầu bị thắt chặt?”
Ông Blanch lưu ý rằng trước chiến tranh, Nga xuất khẩu khoảng 8 triệu thùng dầu mỗi ngày. Ông cho biết: "Chúng tôi tin rằng trong năm tới, nhu cầu dầu trên thế giới có thể đạt mức trước khi Covid diễn ra. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra khi Nga có thể xuất khẩu ở mức gần 10 triệu thùng/ngày, cũng như khối OPEC và các đối tác (OPEC +) tăng thêm nguồn cung.
Ông cho biết thêm: “Với mục tiêu 120 USD/thùng dầu Brent trong tầm tay, chúng tôi tin rằng việc Nga giảm mạnh sản lượng dầu xuất khẩu có thể gây ra một cuộc khủng hoảng dầu tương tự với những năm 1980, khiến giá dầu Brent bị đẩy lên vượt ngưỡng 150 USD/thùng."
Giá xăng dầu trong nước đạt đỉnh lịch sử mới
Mặc dù thị trường dầu và GDP toàn cầu có mối tương quan thấp hơn so với 40 năm về trước, nhưng Blanch cho rằng nền kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục phải dựa vào năng lượng để mở rộng và phát triển.
Blanch cho biết: “Trước đây, chúng tôi đã đo lường GDP của Hoa Kỳ thông qua các số liệu như lượng ô tô bán ra, số chuyến bay không đã được thực hiện hoặc số lượng trung tâm dữ liệu mới được xây dựng trong một năm nhất định. Chẳng một nền kinh tế lớn nào có thể mở rộng nếu không có năng lượng. Theo quan điểm của chúng tôi, bất kể nguồn năng lượng đó là gì, là năng lượng nhiệt hay năng lượng tái tạo, chỉ cần có sẵn nguồn năng lượng thì các quốc gia có thể mở rộng và phát triển nền kinh tế."
Mặc dù cuộc chiến giữa Nga với Ukraine đã làm những vấn đề trên thị trường năng lượng ngày càng trở nên trầm trọng, Blanch cũng lưu ý rằng nguồn cung năng lượng vốn đã có vấn đề trong một thời gian dài. Cả hai yếu tố này đều khiến cho giá dầu tăng cao hơn.
Blanch nói: "Trọng tâm của vấn đề nguồn cung trên thị trường dầu là sự thay đổi độ co giãn của nguồn cung theo giá dầu. Nói chung, số lượng giàn khoan của các nước không thuộc nhóm OPEC đã không còn phản ứng như trước đây khi giá dầu toàn cầu tăng. Kết quả là giá dầu phải điều chỉnh gấp đôi để cân bằng khi thị trường đối mặt với cú sốc nguồn cung tiêu cực."
Ngân hàng Hoa Kỳ nhận thấy rằng đồng USD mạnh hơn cũng gây tác động đến thị trường dầu mỏ. Ông Blanch cho rằng sự thay đổi gần đây trong mối quan hệ giữa dầu mỏ và đồng đô la Mỹ là một điều đáng kinh ngạc.
"Nhìn vào mối tương quan trong quá khứ, có thể thấy rằng khi đồng USD mạnh hơn thì giá dầu sẽ giảm và khi đồng USD yếu đi, giá dầu sẽ tăng lên. Theo quan điểm của chúng tôi, việc Mỹ chuyển đổi vai trò từ một nhà nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới thành một nhà xuất khẩu ròng chính là nguyên nhân lớn nhất của sự thay đổi này. Kết quả là cùng với khủng hoảng đang lan rộng, hầu hết những nền kinh tế lớn trên thế giới hiện đang phải đối mặt với việc giá dầu diesel tính bằng nội tệ đang cao hơn rất nhiều so với mức giá 100USD/thùng vào tháng 6 năm 2014.
Mặc dù giá năng lượng tăng làm khả năng suy thoái kinh tế tăng lên, Blanch cho biết suy thoái vẫn không phải là viễn cảnh của tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhu cầu của người tiêu dùng vẫn đang tăng trưởng mạnh mẽ, từ đó hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng.
“Mỹ khó có khả năng rơi vào suy thoái vì giá năng lượng tăng. Trong khi đó các nước khác đang phải đối mặt với vấn đề đó là năng lượng đang bị đánh thuế nhiều hơn.”
Cùng với giá năng lượng tăng, các nhà phân tích hàng hóa đã nhận thấy tiềm năng tăng giá của vàng. Giá năng lượng cao sẽ tiếp tục đẩy lạm phát cao hơn. Đồng thời, tỷ lệ tăng trưởng thấp sẽ tạo ra một môi trường lạm phát kéo dài, nhu cầu tiêu dùng bị đình trệ và tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao.
Ngân hàng Hoa Kỳ không phải là ngân hàng duy nhất đưa ra nhận định về suy thoái kinh tế. Trong một bản báo cáo vào hôm thứ ba vừa rồi, ông Jan Hatzius (nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Goldman Sachs) cho biết ngân hàng này không cho rằng nền kinh tế Mỹ đang rơi vào suy thoái.
Ông cho biết: “Mặc dù theo dự báo tăng trưởng của chúng tôi, nền kinh tế sẽ không tăng trưởng được như kỳ vọng, nhưng chúng tôi tin rằng người ta đã thổi phồng quá mức về khả năng suy giảm nền kinh tế trong năm nay. Suy thoái chỉ có thể xảy ra nếu trên thế giới tiếp tục xuất hiện những sự kiện tiêu cực mới”.