Kolmanskop - từ làng giàu nhất thế giới thành thị trấn 'ma' bị chôn vùi trong cát

Thật khó tin nhưng Kolmanskop từng là một trong những ngôi làng giàu có nhất thế giới. Hiện nay, thị trấn 'ma', không có người ở này bị chôn vùi sâu trong lòng sa mạc Namib ở Namibia, do dần dần bị cát xung quanh nuốt chửng.

Năm 1908, Zacharias Lewala, một công nhân đường sắt tham gia xây dựng tuyến nối Lüderitz và Aus ở Nammibia, lúc đó được gọi là Tây Nam Phi, thuộc Đức, vô tình nhặt được một viên kim cương

Năm 1908, Zacharias Lewala, một công nhân đường sắt tham gia xây dựng tuyến nối Lüderitz và Aus ở Nammibia, lúc đó được gọi là Tây Nam Phi, thuộc Đức, vô tình nhặt được một viên kim cương

August Stauch, người giám sát của công nhân đường sắt Lewala nhanh chóng nộp đơn xin giấy phép thăm dò, khai thác kim cương trong khu vực.

August Stauch, người giám sát của công nhân đường sắt Lewala nhanh chóng nộp đơn xin giấy phép thăm dò, khai thác kim cương trong khu vực.

Nằm cách thị trấn cảng Lüderitz 10 km, Kolmanskop giàu kim cương đến mức công nhân chỉ cần cầm lọ quỳ xuống và nhặt khoáng sản.

Nằm cách thị trấn cảng Lüderitz 10 km, Kolmanskop giàu kim cương đến mức công nhân chỉ cần cầm lọ quỳ xuống và nhặt khoáng sản.

Tên gọi Kolmanskop trong tiếng thổ địa và tiếng Đức đều có thể được dịch là “đầu của Coleman”. Ngôi làng được đặt theo tên của Johnny Coleman, một người lái xe bò gần đó.

Tên gọi Kolmanskop trong tiếng thổ địa và tiếng Đức đều có thể được dịch là “đầu của Coleman”. Ngôi làng được đặt theo tên của Johnny Coleman, một người lái xe bò gần đó.

Khi nghe tin về việc phát hiện kim cương, chính quyền Đức đã tuyên bố nơi này là “Sperrgebiet” hay khu vực hạn chế.

Khi nghe tin về việc phát hiện kim cương, chính quyền Đức đã tuyên bố nơi này là “Sperrgebiet” hay khu vực hạn chế.

Chẳng bao lâu sau, người dân đã đổ xô đến khu vực này với hy vọng kiếm được nhiều tiền. Thị trấn nhanh chóng phát triển mạnh mẽ.

Chẳng bao lâu sau, người dân đã đổ xô đến khu vực này với hy vọng kiếm được nhiều tiền. Thị trấn nhanh chóng phát triển mạnh mẽ.

Lấy cảm hứng từ văn hóa và kiến trúc Đức, thị trấn trở nên nhộn nhịp với hoạt động buôn bán nhỏ, nhà máy sản xuất nước đá, bưu điện, quán bar, sân chơi bowling, phòng hòa nhạc và bệnh viện có máy chụp X-quang đầu tiên ở phía nam xích đạo.

Lấy cảm hứng từ văn hóa và kiến trúc Đức, thị trấn trở nên nhộn nhịp với hoạt động buôn bán nhỏ, nhà máy sản xuất nước đá, bưu điện, quán bar, sân chơi bowling, phòng hòa nhạc và bệnh viện có máy chụp X-quang đầu tiên ở phía nam xích đạo.

Ngôi làng thậm chí còn có những dinh thự khổng lồ được xây dựng trên cồn cát dành cho các lãnh đạo cấp cao của mỏ.

Ngôi làng thậm chí còn có những dinh thự khổng lồ được xây dựng trên cồn cát dành cho các lãnh đạo cấp cao của mỏ.

Nguồn cung cấp nước chắc chắn là một vấn đề ở sa mạc. Thông thường, nước được vận chuyển từ Cape Town đến Lüderitz, sau đó được la chở đến Kolmanskop.

Nguồn cung cấp nước chắc chắn là một vấn đề ở sa mạc. Thông thường, nước được vận chuyển từ Cape Town đến Lüderitz, sau đó được la chở đến Kolmanskop.

Mặc dù giàu có nhưng ngôi làng khá nhỏ. Vào thời kỳ đỉnh cao, Kolmanskop là nơi sinh sống của khoảng 700 gia đình.

Mặc dù giàu có nhưng ngôi làng khá nhỏ. Vào thời kỳ đỉnh cao, Kolmanskop là nơi sinh sống của khoảng 700 gia đình.

Đến năm 1912, Kolmanskop sản xuất ra tới 12% tổng sản lượng kim cương của thế giới. Từ năm 1908 đến khi bắt đầu Thế chiến thứ nhất năm 1914, khoảng 1 tấn kim cương đã được khai thác từ khu vực này

Đến năm 1912, Kolmanskop sản xuất ra tới 12% tổng sản lượng kim cương của thế giới. Từ năm 1908 đến khi bắt đầu Thế chiến thứ nhất năm 1914, khoảng 1 tấn kim cương đã được khai thác từ khu vực này

Sau Thế chiến thứ nhất, doanh nhân người Đức Ernest Oppenheimer đã thành lập Mỏ kim cương hợp nhất (CDM) và mua lại các công ty nhỏ hơn.

Sau Thế chiến thứ nhất, doanh nhân người Đức Ernest Oppenheimer đã thành lập Mỏ kim cương hợp nhất (CDM) và mua lại các công ty nhỏ hơn.

Tuy nhiên, chiến tranh đã khiến giá kim cương giảm đáng kể. Các gia đình bắt đầu rời đi để tìm kiếm không gian sống tốt hơn. Vào những năm 1930, ngôi làng đã suy tàn đáng kể.

Tuy nhiên, chiến tranh đã khiến giá kim cương giảm đáng kể. Các gia đình bắt đầu rời đi để tìm kiếm không gian sống tốt hơn. Vào những năm 1930, ngôi làng đã suy tàn đáng kể.

Những cư dân cuối cùng của Kolmanskop đã rời đi vào năm 1956 nhưng các hoạt động đã dừng lại vài năm trước đó.

Những cư dân cuối cùng của Kolmanskop đã rời đi vào năm 1956 nhưng các hoạt động đã dừng lại vài năm trước đó.

Ngày nay, Kolmanskop là một thị trấn “ma”, vùi trong cát vì bị sa mạc hóa

Ngày nay, Kolmanskop là một thị trấn “ma”, vùi trong cát vì bị sa mạc hóa

Cát chạm tới mái nhà ở một số tòa nhà bỏ hoang. Khách du lịch muốn đến thăm phải đi theo đoàn chứ không cấp phép cho khách lẻ.

Cát chạm tới mái nhà ở một số tòa nhà bỏ hoang. Khách du lịch muốn đến thăm phải đi theo đoàn chứ không cấp phép cho khách lẻ.

Chuyến tham quan cũng cần có người hướng dẫn vì vị trí của nó nằm trong khu vực hạn chế. Các chuyến tham quan có thông tin bằng cả tiếng Anh và tiếng Đức.

Chuyến tham quan cũng cần có người hướng dẫn vì vị trí của nó nằm trong khu vực hạn chế. Các chuyến tham quan có thông tin bằng cả tiếng Anh và tiếng Đức.

Yên Vũ

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/kolmanskop-tu-lang-giau-nhat-the-gioi-thanh-thi-tran-ma-bi-chon-vui-trong-cat-post584077.antd