Kon Tum nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, nằm ở Bắc Tây Nguyên với 55,10% dân tộc thiểu số, trong đó có 43 dân tộc cùng sinh sống: Xơ đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ -Triêng, Brâu, Rơ Măm, Hre... Với diện tích rộng, địa bàn phức tạp, trình độ dân trí còn thấp, nhiều thủ tục lạc hậu,... đặt ra cho tỉnh nhiều thách thức, đặc biệt là trong xây dựng và phát triển giáo dục cho đồng bào dân tộc.

Những năm qua, Kon Tum đã xây dựng, triển khai các kế hoạch phát triển giáo dục, đào tạo vùng khó khăn, vùng dân tộc. Nhờ đó, tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục DTTS.

Trước hết, mở rộng quy mô giáo dục tăng trưởng mạnh, mạng lưới cơ sở giáo dụcKon Tum hiện có 488 cơ sở giáo dục và đào tạo, trong đó có 359 trường mầm non và phổ thông; 11 cơ sở đào tạo; 102 trung tâm học tập cộng đồng, 16 loại hình trung tâm giáo dục ngoài công lập khác. Quy mô học sinh, sinh viên mầm non và phổ thông toàn tỉnh hiện nay khoảng 166.000 học sinh, sinh viên, trong đó có trên 96.000 học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số. Số lượng học sinh năm học 2023-2024 tăng hơn 2.200 học sinh so với năm học trước.

Cùng với đó, hệ thống các trường chuyên biệt dành cho học sinh DTTS ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Tỉnh duy trì phát huy hiệu quả với 42 trường Phổ thông dân tộc bán trú, 9 trường phổ thông dân tộc nội trú.

Cơ sở vật chất trường học được đầu tư, các điều kiện bảo đảm dạy học ngày càng tốt hơn.Từ năm 2020 đến nay, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh tiến hành đầu tư cơ sở vật chất, trường lớp, trang thiết bị dạy học với kinh phí 897,83 tỷ đồng từ nguồn đầu tư ngân sách nhà nước và nguồn huy động xã hội hóa.

Đến nay, đã hoàn thành công nhận 27/57 trường công lập đạt chuẩn quốc gia (đạt tỷ lệ 47,37%); trong đó, có 24 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1,03 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Mặt khác, các trường trên địa bàn tỉnh được xây dựng mới 312 phòng học, 98 công trình vệ sinh, nước sạch, 61 nhà ở học sinh, giáo viên, 108 phòng học bộ môn, 33 nhà hành chính, quản trị, 18 nhà ăn, nhà bếp, 39 sân chơi, bãi tập và 71 hạng mục khác.

Đồng thời, cải tạo sửa chữa 792 phòng học, 121 công trình vệ sinh, nước sạch, 190 nhà ở học sinh, giáo viên, 22 phòng học bộ môn, 34 nhà hành chính, quản trị, 13 nhà ăn, nhà bếp, 38 sân chơi, bãi tập và nhiều công trình khác.

Ngoài ra, bổ sung 2.944 máy vi tính, 718 ti vi, 820 bộ thiết bị dạy học tối thiểu, 12.450 bộ bàn ghế, 14.000 máy tính bảng, 25 bộ thiết bị thư viện cho các trường học.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học không ngừng được ưu tiên, đầu tư. Ảnh: Văn Phương

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học không ngừng được ưu tiên, đầu tư. Ảnh: Văn Phương

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được quan tâm phát triển.Toàn ngành có 235 giáo viên giỏi cấp thành phố và 139 giáo viên giỏi cấp tỉnh. Năm học 2021-2022, giáo viên tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm, làm và sử dụng đồ dùng dạy học có chất lượng: Mầm non có 107 sáng kiến kinh nghiệm, đồ dùng dạy học tự làm đạt cấp thành phố và 58 sản phẩm video và đồ dùng dạy học tự làm đạt cấp tỉnh; Tiểu học có 223 sáng kiến kinh nghiệm, đề tài Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đạt cấp thành phố và 458 video bài giảng tham gia cuộc thi làm video bài giảng trực tuyến xây dựng kho học liệu điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo; THCS có 126 sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng đạt cấp thành phố áp dụng có hiệu quả trong dạy học.

Trong xu thế chuyển đổi số, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Kon Tum đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hội nghị, hội thảo nhằm nâng cao nhận thức và bồi dưỡng năng lực chuyển đổi số cho đội ngũ nhà giáo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đến nay, 100% cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum sử dụng có hiệu quả hệ thống quản lý trường học; 100% cơ sở giáo dục triển khai phần mềm Quản lý cán bộ viên chức; 100% cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên từ mầm non đến phổ thông trên địa bàn tỉnh được cấp miễn phí tài khoản Office 365 phục vụ công tác quản lý và dạy học trực tuyến…

Chính sách đối với học sinh DTTS luôn được ưu tiên triển khai.Chính sách về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của tỉnh đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Thành phố Kon Tum đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

Chương trình “Sách cũ cho năm học mới” đã huy động 28.177 bộ sách giáo khoa cũ; các doanh nghiệp tặng, hỗ trợ 965 bộ sách giáo khoa mới cùng hàng ngàn bộ quần áo, áo mưa, dụng cụ học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, chương trình “Tủ sách dùng chung” được triển khai hiệu quả tại nhiều trường học ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đảm bảo tất cả học sinh trên địa bàn toàn tỉnh có sách giáo khoa, vở viết và dụng cụ học tập khi đến trường.

Với nhiều chính sách được triển khai đồng bộ, năm học 2021-2022, tỷ lệ trẻ DTTS 3-5 tuổi đi học mẫu giáo đạt trên 90%, duy trì tỷ lệ trẻ em DTTS từ 5 - 6 tuổi được chuẩn bị điều kiện vào học lớp 1 đạt 100%; tỷ lệ trẻ DTTS trong độ tuổi tiểu học vào học tiểu học đạt gần 100%; tỷ lệ học sinh DTTS cấp THCS có học lực từ trung bình trở lên đạt trên 92%; tỷ lệ học sinh DTTS cấp THPT có học lực từ trung bình trở lên đạt trên 92%; tỷ lệ học sinh DTTS cấp THCS có học lực khá, giỏi trên 28%; tỷ lệ học sinh DTTS cấp THPT có học lực khá, giỏi 36%.

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào DTTS. Ảnh: baodantoc.vn

Nâng cao chất lượng giáo dục vùng đồng bào DTTS. Ảnh: baodantoc.vn

Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, đặc biệt là đối với học sinh dân tộc thiểu số là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh Kon Tum. Nhiều chủ trương, chính sách nâng cao chất lượng giáo dục được ưu tiên triển khai trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao dân trí, bổ sung nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển của địa phương: Quyết định số 02/2017/QĐ-UBND ngày 20/01/2017 về Đề án tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 06/5/2021 về nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh DTTS tính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030…

Đồng thời, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về giáo dục đào tạo, đồng thời xây dựng kế hoạch, quán triệt đến các cấp, các ngành và tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng đồng bào DTTS.

Song song với đó, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng thực chất, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục.

Tỉnh tiếp tục duy trì và phát triển các mô hình học tập có hiệu quả tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú nhằm duy trì sĩ số học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh DTTS; tổ chức cho học sinh xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học ngoài giờ chính khóa; xây dựng góc học tập thân thiện; tổ chức tự học ban đêm có hướng dẫn của giáo viên.

Đồng thời tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo, bố trí hợp lý cho chi đầu tư phát triển. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới công tác quản lý, công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, ngăn chặn, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động giáo dục và đào tạo. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

Hà My

Nguồn Mặt Trận: http://tapchimattran.vn/dai-doan-ket/kon-tum-nang-cao-chat-luong-giao-duc-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-55165.html