Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026

Đúng 8 giờ 00 phút ngày 6-9, Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026, khai mạc tại Hội trường trụ sở Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND tỉnh. Kỳ họp sẽ xem xét, quyết nghị nhiều nội dung.

Dự Kỳ họp có các đồng chí: Trịnh Việt Hùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; lãnh đạo các ban xây dựng Đảng Tỉnh ủy; các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương của tỉnh.

Các đại biểu dự Kỳ họp.

Các đại biểu dự Kỳ họp.

Các đại biểu biểu quyết thông qua nội dung, chương trình Kỳ họp.

Các đại biểu biểu quyết thông qua nội dung, chương trình Kỳ họp.

Đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và các đồng chí Phó Chủ tịch HĐND tỉnh điều hành Kỳ họp.

10h10: Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Hoàng Sơn phát biểu kết luận phiên thảo luận, giải trình. Đồng chí yêu cầu các cơ quan chuyên môn tổng hợp ý kiến đại biểu và các giải trình của lãnh đạo sở, ngành; chọn lọc, bổ sung, hoàn thiện các dự thảo nghị quyết trình tại Kỳ họp.

Phát biểu kết luận phần thảo luận, giải trình của đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh đã kết thúc phiên họp buổi sáng Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Theo chương trình Kỳ họp, chiều nay (6-9), từ 14h00-15h00 họp tổ đại biểu HĐND tỉnh; từ 15h00, các đại biểu HĐND tỉnh, đại biểu mời tiếp tục làm việc tại Hội trường để thực hiện quy trình công tác cán bộ; nghe, thông qua một số báo cáo, tờ trình và bế mạc Kỳ họp.

Đồng chí Đặng Văn Huy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, báo cáo, giải trình tại Kỳ họp.

Đồng chí Đặng Văn Huy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, báo cáo, giải trình tại Kỳ họp.

10h: Đồng chí Đặng Văn Huy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giải trình, làm rõ thêm việc điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất, các dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh; một số vấn đề về công tác đấu giá quyền khai thác mỏ đất san lấp...

Đồng chí Hà Văn Dương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, giải trình làm rõ một số nội dung đại biểu đặt vấn đề.

Đồng chí Hà Văn Dương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, giải trình làm rõ một số nội dung đại biểu đặt vấn đề.

9h42: Đồng chí Hà Văn Dương, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, giải trình làm rõ kết quả thực hiện nguồn thu tiền sử dụng đất và sắp xếp lại nhà đất trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến nay. Phương án bố trí kế hoạch vốn đối với các dự án đã được HĐND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư từ nguồn vốn này.

Đồng chí Nguyễn Thành Minh, Giám đốc Sở Nội vụ, báo cáo, giải trình một số nội dung.

Đồng chí Nguyễn Thành Minh, Giám đốc Sở Nội vụ, báo cáo, giải trình một số nội dung.

Từ 9h28: Đồng chí Nguyễn Thành Minh, Giám đốc Sở Nội vụ giải trình một số nội dung liên quan đến các tờ trình: Tờ trình về việc quyết định số lượng hợp đồng lao động chuyên môn, nghiệp vụ theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ thuộc lĩnh vực giáo dục năm học 2024 - 2025 của tỉnh Thái Nguyên; Tờ trình về việc sáp nhập xóm, tổ dân phố và đổi tên tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Tờ trình về việc ban hành Nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Với Tờ trình về việc quyết định số lượng hợp đồng lao động chuyên môn, nghiệp vụ theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ thuộc lĩnh vực giáo dục năm học 2024 - 2025 của tỉnh Thái Nguyên, đồng chí Giám đốc Sở Nội vụ giải trình: Theo quy định tại Khoản 4, Điều 9, Nghị định số 111/2022/NĐ-CP, đơn vị nhóm 4 thuộc lĩnh vực sự nghiệp giáo dục và y tế ký kết hợp đồng lao động có thời gian không quá 12 tháng. Năm học 2023-2024 là năm đầu tiên thực hiện hợp đồng lao động theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP nên trong quá trình thực hiện, các cơ quan, đơn vị, địa phương còn lúng túng dẫn đến tình trạng chưa thống nhất về thời gian thực hiện.

Đại biểu Phó Thị Thủy đề nghị lãnh đạo Sở Nội vụ làm rõ một số nội dung.

Đại biểu Phó Thị Thủy đề nghị lãnh đạo Sở Nội vụ làm rõ một số nội dung.

Về nội dung này, đại biểu Phó Thị Thủy nêu câu hỏi: Qua nắm bắt ý kiến cử tri, hiện nay, một số địa phương thực hiện hợp đồng định mức khoán với thời gian không thống nhất, 5 địa phương ký hợp đồng 10 tháng, 4 địa phương ký 9 tháng, trong khi Nghị quyết số 24/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh quy định thời gian tỉnh là 10 tháng. Đề nghị làm rõ nguyên nhân và giải pháp thực hiện trong thời gian tới?

Đồng chí Nguyễn Thành Minh tiếp tục giải trình: Để kịp thời khắc phục tồn tại, ngày 27/8/2024, Sở Nội vụ, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã họp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan để trao đổi làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các đơn vị và thống nhất một số nội dung liên quan đến ký hợp đồng theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP. Đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương thống nhất thực hiện ký hợp đồng lao động theo hướng đảm bảo thời gian hợp đồng và đầy đủ quyền lợi cho người lao động theo đúng quy định hiện hành.

Với Tờ trình về việc sáp nhập xóm, tổ dân phố và đổi tên tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, hiện chưa trình thực hiện sáp nhập đối với 20 xóm, tổ dân phố chưa đảm bảo quy mô số hộ gia đình theo quy định, phải sáp nhập và lộ trình thực hiện sắp xếp, sáp nhập 20 xóm, tổ dân phố này, đồng chí Nguyễn Thành Minh giải trình: Lý do 20 xóm, tổ dân phố chưa trình sáp nhập vì: 7 xóm đề nghị xem xét công nhận đặc thù do địa hình chia cắt phức tạp, diện tích rộng, các hộ dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, không tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán. 10 xóm, tổ dân phố đã được quy hoạch các dự án khu dân cư, cụm công nghiệp do vậy dự kiến sẽ đạt tiêu chuẩn quy mô số hộ gia đình vào cuối năm 2025-2026, sẽ không thuộc diện phải sắp xếp. Do vậy, địa phương đề nghị giữ nguyên, chưa thực hiện sáp nhập. 3 xóm đã thực hiện quy trình sáp nhập nhưng số cử tri đại diện hộ gia đình đồng ý sáp nhập chưa đảm bảo trên 50% tổng số hộ gia đình của xóm nên chưa đủ điều kiện để trình đề nghị sáp nhập trong đợt này.

Từ 9h25: Các đại biểu HĐND tỉnh thảo luận tại Hội trường về các nội dung trình Kỳ họp; lãnh đạo một số sở, ngành báo cáo, giải trình các nội dung được nhiều đại biểu quan tâm. Đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, điều hành phần thảo luận, giải trình.

Đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, điều hành phần thảo luận, giải trình.

Đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, điều hành phần thảo luận, giải trình.

9h00: Các đại biểu nghỉ giải lao

Từ 8h52: Đồng chí Trần Văn Khương, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh, trình bày Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND tỉnh.
Theo Báo cáo, Ban Pháp chế chủ trì và phối hợp thẩm tra 4 nội dung, trong đó Ban Văn hóa – Xã hội trực tiếp thực hiện khảo sát và chịu trách nhiệm chuẩn bị 1 nội dung. 4 nội dung được thẩm tra gồm: Tờ trình về việc quyết định số lượng hợp đồng lao động chuyên môn, nghiệp vụ theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ thuộc lĩnh vực giáo dục năm học 2024 - 2025 của tỉnh Thái Nguyên; Tờ trình về việc sáp nhập xóm, tổ dân phố và đổi tên tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Tờ trình về việc ban hành Nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Tờ trình, dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 25/2023/NQ-HĐND ngày 8/12/2023 của HĐND tỉnh Thái Nguyên quy định các khoản thu, mức thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí trong các cơ sở giáo dục thuộc tỉnh Thái Nguyên quản lý.

Đồng chí Trần Văn Khương, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh, trình bày Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND tỉnh.

Đồng chí Trần Văn Khương, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh, trình bày Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND tỉnh.

Kết quả thẩm tra: Ban đề nghị sửa một số nội dung, đồng thời đề nghị UBND tỉnh: Báo cáo nguyên nhân tỷ lệ cử tri đại diện hộ gia đình đồng ý với Đề án sáp nhập của một số xóm, tổ dân phố còn chưa cao; báo cáo việc bố trí kinh phí để thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở sau khi Nghị quyết được HĐND tỉnh thông qua; tăng cường thanh tra, kiểm tra, đảm bảo công tác thu, quản lý, sử dụng kinh phí phục vụ việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định, mục đích, dân chủ, công khai, minh bạch…

Từ 8h30: Đồng chí Lê Văn Tâm, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, trình bày Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh báo cáo thẩm tra về các nội dung: Tờ trình Dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí để quyết định đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án khu đô thị, khu dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

Tờ trình Dự thảo Nghị quyết quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thái Nguyên;

Tờ trình, dự thảo Nghị quyết Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 19/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh Quy định cơ chế hỗ trợ đầy tư phát triển kết cấu hạ tầng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

Tờ trình quyết định chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Trụ sở làm việc Tỉnh ủy Thái Nguyên; Tờ trình, dự thảo Nghị quyết phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu An Long và đường kết nối tỉnh lộ ĐT 270 với tỉnh lộ ĐT 261 huyện Đại Từ;

Tờ trình, dự thảo Nghị quyết thông qua điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất, các dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và Tờ trình, dự thảo Nghị quyết về việc thông qua Nghị quyết bổ sung danh mục dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn TP. Sông Công;

Tờ trình, dự thảo Nghị quyết về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 -2025 và Kế hoạch đầu tư công năm 2024 tỉnh Thái Nguyên; Tờ trình quyết định chủ trương đầu tư Dự án cải tạo, sửa chữa Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên;

Tờ trình Dự thảo Nghị quyết quy định chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Đồng chí Lê Văn Tâm, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, trình bày Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh.

Đồng chí Lê Văn Tâm, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, trình bày Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh.

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh báo cáo thẩm tra về các nội dung: Tờ trình Dự thảo Nghị quyết quy định tiêu chí để quyết định đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án khu đô thị, khu dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Tờ trình Dự thảo Nghị quyết quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thái Nguyên; Tờ trình, dự thảo Nghị quyết Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 19/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND tỉnh Quy định cơ chế hỗ trợ đầy tư phát triển kết cấu hạ tầng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Tờ trình quyết định chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Trụ sở làm việc Tỉnh ủy Thái Nguyên; Tờ trình, dự thảo Nghị quyết phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cầu An Long và đường kết nối tỉnh lộ ĐT 270 với tỉnh lộ ĐT 261 huyện Đại Từ; Tờ trình, dự thảo Nghị quyết thông qua điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất, các dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và Tờ trình, dự thảo Nghị quyết về việc thông qua Nghị quyết bổ sung danh mục dự án có chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trên địa bàn TP. Sông Công; Tờ trình, dự thảo Nghị quyết về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 -2025 và Kế hoạch đầu tư công năm 2024 tỉnh Thái Nguyên; Tờ trình quyết định chủ trương đầu tư Dự án cải tạo, sửa chữa Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên; Tờ trình Dự thảo Nghị quyết quy định chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Từ 8h20: Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trình bày 4 tờ trình:

Tờ trình Dự thảo Nghị quyết quy định chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Dự thảo Nghị quyết gồm 8 điều, trong đó quy định cụ thể một số nội dung hỗ trợ đất sinh hoạt cộng đồng, đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ thuê đất phi nông nghiệp không phải đất ở, nguồn kinh phí và quỹ đất thực hiện chính sách. Đối tượng được hỗ trợ là đồng bào dân tộc thiểu số chưa có đất sinh hoạt cộng đồng; cá nhân là người dân tộc thiểu số không có đất ở hoặc thiếu đất ở so với hạn mức; chưa có hoặc diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng không đủ 50% so với hạn mức giao đất nông nghiệp của địa phương…

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trình bày 4 tờ trình tại Kỳ họp.

Đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trình bày 4 tờ trình tại Kỳ họp.

Việc xây dựng và ban hành Nghị quyết nhằm cụ thể hóa chủ trương chính sách của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương. Đối với tỉnh Thái Nguyên, địa phương có tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm trên 54,9% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh, Nghị quyết sẽ góp phần giải quyết nhu cầu thiết yếu, cải thiện, nâng cao điều kiện đời sống cho đồng.

Tờ trình Dự thảo Nghị quyết quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Thái Nguyên.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc đầu tư, mua sắm đối với các dự án, gói thầu có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên/1 dự án, gói thầu của cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh. Thủ trưởng các sở, ban, ngành và tương đương quyết định việc đầu tư mua sắm đối với các dự án, gói thầu có giá trị dưới 1 tỷ đồng/1 dự án, gói thầu của cơ quan mình; quyết định việc đầu tư, mua sắm đối với dự án, gói thầu có giá trị từ 500 triệu đồng/1 dự án, gói thầu đến dưới 1 tỷ đồng/1 dự án, gói thầu của các cơ quan, đơn vị trực thuộc.

Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định việc đầu tư, mua sắm đối với các dự án, gói thầu có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/1 dự án, gói thầu của các cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện và của UBND cấp xã. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc sở, ban, ngành và tương đương; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND cấp huyện và tương đương; Chủ tịch UBND cấp xã quyết định việc đầu tư, mua sắm đối với các dự án, gói thầu có giá trị dưới 500 triệu đồng/1 dự án, gói thầu của cơ quan mình.

Các đại biểu dự Kỳ họp.

Các đại biểu dự Kỳ họp.

Tờ trình quyết định chủ trương đầu tư Dự án xây dựng Trụ sở làm việc Tỉnh ủy Thái Nguyên. Công trình được xây dựng mới trên diện tích đất khoảng 9.136m², trong khuôn viên của Tỉnh ủy, gồm các nội dung: Nhà trụ sở làm việc với diện tích xây dựng khoảng 2.170m2, 7 tầng cao và 1 tầng hầm. Tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 12.075m². Đồng thời nâng cấp đường dây và trạm biến áp; hệ thống phòng cháy chữa cháy… Tổng mức đầu tư dự án 194.423 triệu đồng từ nguồn vốn đầu tư công ngân sách địa phương, tiến độ từ năm 2024-2027.

Tờ trình quyết định chủ trương đầu tư Dự án cải tạo, sửa chữa Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên. Quy mô đầu tư Dự án: Cải tạo hệ thống mái, hội trường rạp; cải tạo, sửa chữa, đầu tư hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống điều hòa, thiết bị âm thanh, ánh sáng, hệ thống camera quay phát trực tiếp, một số trang thiết bị khác và một số hạng mục phụ trợ trong và ngoài nhà, phục vụ hoạt động, các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh và điều kiện làm việc của Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên. Tổng mức đầu tư 69.112 triệu đồng từ nguồn vốn đầu tư công ngân sách địa phương.

Từ 8h14: Đồng chí Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trình bày Tờ trình về việc quyết định số lượng hợp đồng lao động chuyên môn, nghiệp vụ theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ thuộc lĩnh vực giáo dục năm học 2024 - 2025 của tỉnh Thái Nguyên.

Đồng chí Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trình bày Tờ trình về việc quyết định số lượng hợp đồng lao động chuyên môn, nghiệp vụ theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ thuộc lĩnh vực giáo dục năm học 2024 - 2025 của tỉnh Thái Nguyên.

Đồng chí Lê Quang Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trình bày Tờ trình về việc quyết định số lượng hợp đồng lao động chuyên môn, nghiệp vụ theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ thuộc lĩnh vực giáo dục năm học 2024 - 2025 của tỉnh Thái Nguyên.

Theo đó, số hợp đồng lao động ngành Giáo dục đề nghị theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ năm học 2024-2025 là 3.710 người (giáo viên 2.339, nhân viên 1.371). Dự kiến kinh phí hợp đồng theo Nghị định 111 năm học 2024-2025 là trên 338 tỷ đồng. Việc bổ sung 3.710 hợp đồng lao động chuyên môn, nghiệp vụ cho ngành Giáo dục năm học 2024-2025, không chỉ giúp bổ sung đội ngũ khắc phục tình trạng thiếu biên chế, mà còn giúp các nhà trường, địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ đã đề ra trong năm học.

8h5: Sau phần báo cáo số đại biểu HĐND tỉnh tham dự, thông qua dự kiến nội dung, chương trình Kỳ họp, chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, phát biểu khai mạc Kỳ họp.

Đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, phát biểu khai mạc Kỳ họp.

Đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, phát biểu khai mạc Kỳ họp.

Trong bài phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 20, đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh sẽ xem xét, thảo luận, quyết định 13 nội dung liên quan tới nhiều ngành, lĩnh vực nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh và một số nội dung về công tác cán bộ thuộc thẩm quyền. Kỳ họp diễn ra trong tháng cuối của Quý III năm 2024 - năm có ý nghĩa đặc biệt trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XX và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Những nội dung được quyết định tại Kỳ họp có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm 2024 và cả nhiệm kỳ mà còn có ý nghĩa căn cơ, chiến lược, lâu dài. Đồng chí Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Hoàng Sơn đề nghị các đại biểu HĐND tỉnh, các đại biểu tham dự Kỳ họp phát huy dân chủ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu, thảo luận sôi nổi, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, chất lượng để Kỳ họp hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình với sự thống nhất, đồng thuận cao...

TNĐT

Nguồn Thái Nguyên: https://baothainguyen.vn/thoi-su-thai-nguyen/202409/truc-tuyenky-hop-thu-20-hdnd-tinh-thai-nguyenkhoa-xiv-nhiem-ky-2021-2026-7fe047a/