Kỳ I: Nguồn cung LNG bùng nổ

Xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả tóm tắt những nội dung chính của báo cáo 'Triển vọng LNG toàn cầu giai đoạn 2024-2028' số ra tháng 4/2024 do nhóm chuyên gia nghiên cứu của IEEFA soạn thảo.

Viện phân tích tài chính và kinh tế năng lượng (Institute for Energy Economics and Financial Analysis-IEEFA) đặt trụ sở chính tại tiểu bang Ohio (Hoa Kỳ) chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thị trường, xu hướng và chính sách năng lượng với sứ mệnh đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế năng lượng đa dạng, bền vững và có lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu dựa trên thị trường của IEEFA cho thấy sự trỗi dậy của nền kinh tế năng lượng mới, nơi các nguồn năng lượng tái tạo đang dần làm xói mòn sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, có ý nghĩa tài chính đối với các nhà đầu tư, chính phủ các nước, doanh nghiệp, cộng đồng và những người nộp thuế.

Sau đây xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả tóm tắt những nội dung chính của báo cáo “Triển vọng LNG toàn cầu giai đoạn 2024-2028” số ra tháng 4/2024 do nhóm chuyên gia nghiên cứu của IEEFA soạn thảo, để tham khảo.

Dự báo vào cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025, làn sóng cung cấp LNG mới sẽ bắt đầu hình thành (Ảnh minh họa)

Dự báo vào cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025, làn sóng cung cấp LNG mới sẽ bắt đầu hình thành (Ảnh minh họa)

Kỳ I: Nguồn cung LNG bùng nổ

Bắt đầu từ cuối năm 2024, thị trường LNG toàn cầu sẽ chứng kiến làn sóng mới chưa từng có khi các dự án khí hóa lỏng sắp đi vào hoạt động. Chỉ tính các dự án đang được xây dựng hoặc được chấp thuận bởi những người ủng hộ có khả năng tài chính, IEEFA dự báo năng lực sản xuất LNG toàn cầu sẽ tăng khoảng 193 Mtpa từ năm 2024 đến năm 2028 với mức tăng từ khoảng 474 Mtpa vào đầu năm nay lên mức 666,5 Mtpa vào cuối năm 2028. Đây sẽ là mức tăng trưởng sản lượng nhanh nhất trong lịch sử ngắn của lĩnh vực LNG toàn cầu, với mức tăng trưởng 40% chỉ trong vòng năm năm. Tuy vậy, sự bùng nổ nguồn cung LNG được dự báo sẽ không bắt đầu ngay lập tức. Trong năm 2024, dự báo một số dự án LNG với tổng sản lượng 12 Mtpa sẽ được đưa vào hoạt động tại CH Congo, Mexico, CHLB Nga, Mauritania/Senegal, Australia và Hoa Kỳ. Hai trong số những dự án mới này đã xuất xưởng lô hàng LNG đầu tiên vào đầu năm 2024.

Hiện dự báo vào cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025, làn sóng cung cấp LNG mới sẽ bắt đầu hình thành. IEEFA kỳ vọng có khoảng 37 Mtpa sản lượng của các cơ sở LNG mới sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2025, tiếp theo là 2026 (57 Mtpa) là sản lượng LNG lớn nhất từng được xây dựng trong một năm. IEEFA cũng kỳ vọng có thêm nhiều sản lượng LNG hơn bổ sung công suất 44 Mtpa (2027) và 43 Mtpa (2028), song dự báo này không bao gồm bất kỳ dự án nào trong số hàng chục dự án LNG trên khắp thế giới đã được thực hiện, hoặc là đề xuất song chưa nhận được quyết định đầu tư cuối cùng cũng như không tính đến một số các dự án đang tiến triển song dự kiến sẽ không hoàn thành cho đến năm 2029 hoặc muộn hơn, trong số này bao gồm một số dự án, đặc biệt là ở CHLB Nga và châu Phi hiện đang phải đối mặt với nguy cơ cao về sự chậm trễ và thất bại chính trị. Sự gia tăng sản lượng LNG mới sắp đạt được trái ngược hoàn toàn với mức tăng trưởng khiêm tốn từ năm 2021 đến năm 2024. Lĩnh vực công nghiệp LNG toàn cầu tăng trưởng cao gần gấp 5 lần sản lượng LNG của bốn năm trước đó.

Trong đợt tăng sản lượng LNG mới gần đây nhất, từ năm 2017 đến năm 2020, thị trường LNG đã quá bão hòa, gây ra sự sụt giảm mạnh về giá cả trên toàn cầu và lợi nhuận suy yếu đối với nhiều nhà cung cấp LNG. Do vậy, việc bổ sung sản lượng LNG lớn mới vào năm 2028, sau một vài năm nhu cầu toàn cầu tăng trưởng yếu, có thể thúc đẩy sự quay trở lại của thị trường nguồn cung LNG dư thừa và nền tảng kinh tế yếu kém của các nhà cung cấp LNG toàn cầu.

Phần lớn sản lượng LNG mới hoàn thành vào năm 2028 sẽ tập trung ở Hoa Kỳ và Qatar, điều này sẽ đẩy Australia là nhà xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới vào năm 2021 và 2022, xuống vị trí thứ ba với một khoảng cách xa trong số các nhà cung cấp LNG toàn cầu. Trong khi đó, công suất LNG bổ sung đáng kể đang bị hạn chế xây dựng ở CHLB Nga, Canada và các nước châu Phi. Hiện các nguồn bổ sung cung cấp LNG chính bao gồm:

Hoa Kỳ: Năm dự án LNG với tổng sản lượng khí hóa lỏng hơn 71 Mtpa hiện đang được xây dựng tại: Plaquemines LNG (18 Mtpa), Golden Pass LNG (16 Mtpa), Rio Grande LNG (15 Mtpa), Port Arthur LNG (12 Mtpa) và mở rộng dự án tại Corpus Christi LNG (10 Mtpa). Gần đây, một dự án điện ở CH Mexico được sử dụng với sản lượng 1,4 Mtpa khí đốt tự nhiên của Hoa Kỳ thông qua vận chuyển và tiếp nhận lô hàng LNG đầu tiên và bổ sung thêm sản lượng 6 Mtpa của các dự án LNG có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Như đã nói, khả năng xuất khẩu khí đốt LNG Hoa Kỳ đang trên đà tăng trưởng từ 94 Mtpa hiện nay lên 172 Mtpa (2028). Mặc dù Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã tạm dừng cấp phép xuất khẩu mới, các dự án đang xây dựng sẽ tiếp tục tiến về phía trước.

Qatar: Việc phát triển khu phức hợp North Field sẽ thúc đẩy khả năng hóa lỏng của Qatar tăng thêm 64 Mtpa công suất cho đến năm 2030. Chuyến tàu North Field đầu tiên dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2025 hoặc 2026, với 48 Mtpa có thể sẽ được giao vào năm 2028 và bổ sung thêm 16 Mtpa nữa sẽ đi vào hoạt động vào năm 2030. Ngành công nghiệp LNG của Qatar tự hào có LNG rẻ nhất chi phí sản xuất trên thế giới do nguồn cung cấp khí đốt dồi dào, rẻ tiền và giàu chất lỏng.

CHLB Nga: Giai đoạn đầu của dự án LNG Bắc Cực 2 với 20 Mtpa công suất đã nhận được dòng khí đầu tiên vào cuối năm 2023. Tuy nhiên, dự án đã bị chậm lại do các lệnh trừng phạt quốc tế áp đặt do cuộc xung đột CHLB Nga-Ukraine và được cho là sẽ bắt đầu sản xuất chậm nhất là tháng 6 tới đây. Các giai đoạn sau của dự án có thể phải đối mặt với sự chậm trễ bổ sung.

Canada: Nhà máy LNG quy mô thương mại đầu tiên của Canada dự kiến bắt đầu hoạt động vào năm 2025 hoặc 2026. Tuy nhiên, tham vọng mở rộng LNG của Canada đã bị cản trở bởi sự chậm trễ và sự bùng nổ chi phí. Dự án 14 Mtpa LNG công suất của Canada, do các hãng Shell, PetroChina, Tập đoàn Mitsubishi và KOGAS nhận thấy chi phí đường ống của họ tăng hơn gấp đôi song nhỏ hơn dự án Woodfibre LNG đã chứng kiến chi phí tăng từ 1,6 tỷ CAD lên 6,8 tỷ CAD.

Châu Phi: Năm dự án đã đạt được quyết định đầu tư cuối cùng (FID) hoặc đang trong giai đoạn xây dựng ở châu Phi, với tổng công suất gần 14 Mtpa. Các dự án bao gồm hai cơ sở LNG nổi ngoài khơi CH Congo, cơ sở nổi thứ ba ngoài khơi bờ biển Mauritania và Sénégal, một tuyến tàu LNG mới cho Nigeria cùng với nguồn năng lượng khiêm tốn mở rộng công suất cho sáu tàu LNG hiện có của Nigeria và một dự án nhỏ ở CH Gabon. Các cơ sở xuất khẩu LNG bổ sung đã được đề xuất cho Mozambique song các dự án đã bị trì hoãn bởi sự phản đối của người dân địa phương đối với dự án, tình trạng bất ổn xã hội và những lo ngại về an ninh cho công nhân của các dự án.

Tuấn Hùng

IEEFA

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/ky-i-nguon-cung-lng-bung-no-712213.html