Kỳ II: Thành công từ hòa hợp ý Đảng lòng dân

Trong quá trình sáp nhập các xã, quan điểm chỉ đạo của tỉnh là việc bố trí, sắp xếp, giải quyết chính sách đối với cán bộ, công chức thuộc diện dôi dư phải thực hiện trên nguyên tắc tập trung dân chủ...

Sau khi sáp nhập, đội ngũ cán bộ, công chức xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông nêu cao tinh thần trách nhiệm, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Sau khi sáp nhập, đội ngũ cán bộ, công chức xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông nêu cao tinh thần trách nhiệm, tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

>> Kỳ I: Khi chính sách phù hợp, địa phương quyết liệt

(baophutho.vn)

- Trong quá trình sáp nhập các xã, quan điểm chỉ đạo của tỉnh là việc bố trí, sắp xếp, giải quyết chính sách đối với cán bộ, công chức thuộc diện dôi dư phải thực hiện trên nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, đảm bảo quyền lợi, không để ai bị thiệt thòi vì lý do sáp nhập. Qua thời gian triển khai trên địa bàn tỉnh cho thấy, việc giải quyết bài toán dôi dư của các địa phương không chỉ dựa trên những quy định, nguyên tắc mà còn được quyết định bởi sự đồng thuận, hòa hợp ý Đảng lòng dân.
Đồng lòng gỡ khó
Như chúng tôi đã đề cập, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã là chủ trương đúng đắn, vừa góp phần tinh gọn bộ máy, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vừa ích nước, tiết kiệm chi ngân sách địa phương. Tuy nhiên, việc sắp xếp cũng tác động trực tiếp đến tâm tư, tình cảm, nhất là quyền lợi của đội ngũ cán bộ, công chức. Theo số liệu thống kê, Phú Thọ là địa phương có số đơn vị hành chính cấp xã thực hiện sáp nhập lớn thứ ba cả nước với gần 30% số xã, do đó, đội ngũ cán bộ, công chức dôi dư chiếm tỉ lệ khá lớn so với biên chế quy định. Đây là câu chuyện quan trọng cần được giải quyết một cách bài bản, cụ thể, hài hòa và thấu đáo.Đến nay, sau hơn một năm triển khai, các địa phương trong tỉnh đã thực hiện giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi cho 450 người, trong đó cán bộ 233 người, công chức 217 người. Tổng số cán bộ, công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp tính đến thời điểm hiện tại còn 462 người, trong đó cán bộ 101 người, công chức 361 người. Đồng chí Nguyễn Quang Vinh-Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy nhìn nhận: Việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế là vấn đề mang tính phức tạp và nhạy cảm. Khi sắp xếp tổ chức bộ máy, trường hợp thuộc diện dôi dư có thể thay đổi vị trí, việc làm, đảm nhận công việc mới, có khi quyền lợi giảm, thậm chí nhiều người phải nghỉ việc trước tuổi. Do liên quan đến quyền lợi nên đòi hỏi cấp ủy Đảng phải xác định được mục tiêu, tính hiệu quả, đối tượng chịu ảnh hưởng, nguồn lực thực hiện và phân công nhiệm vụ rõ ràng gắn với đề cao trách nhiệm của tập thể, cá nhân. Đi liền với đó, phải làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục để cán bộ, công chức nhận thức rõ, đầy đủ, đồng thuận làm theo. Khi ý Đảng hòa hợp lòng dân thì mọi việc dù khó khăn đến đâu cũng sẽ làm được. Điều này quyết định rất lớn đến thành công của việc sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, nhất là đối với các trường hợp trong diện dôi dư. Ông Nguyễn Xuân Quế - Trưởng khu dân cư số 10, xã Dân Quyền, huyện Tam Nông nguyên là công chức văn phòng thống kê của xã Thượng Nông (cũ) - chia sẻ: Tôi hiểu kế hoạch sáp nhập xã sẽ tạo sức ép đối với địa phương bởi tâm lý giải quyết thế nào đối với số lượng cán bộ, công chức dôi dư cho hài hòa, hợp lý, vì thế, sau khi được giải thích, họp bàn, tôi quyết định xin nghỉ hưu trước tuổi 3 năm. Về hưu trước tuổi tôi vừa được hưởng các chính sách khuyến khích của Trung ương, của tỉnh vừa có lương hưu, tiếp tục tham gia các hoạt động ở khu dân cư.Bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn sau hơn một năm triển khai thực hiện cho thấy, những thành công bước đầu của tỉnh trong việc sắp xếp, bố trí, giải quyết chính sách cho các trường hợp dôi dư phải bắt nguồn từ nhiều phía, nhất là hòa hợp ý đảng lòng dân. Trước tiên phải xuất phát từ sự thống nhất cao, tinh thần chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, phát huy trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, đồng thời tạo được sự đoàn kết, đồng lòng trong cán bộ, đảng viên và quan trọng hơn là sự đồng thuận từ chính nhân dân.Mặt khác, trong quá trình triển khai phải quán triệt sâu sắc nguyên tắc tập trung dân chủ, sự công tâm, khách quan với lộ trình và bước đi thích hợp. Đặc biệt, phải phát huy được vai trò của người đứng đầu cũng như nắm chắc tư tưởng của cán bộ, đảng viên; phải bố trí nguồn lực, có chính sách hợp tình, hợp lý. Điều này góp phần khuyến khích những cán bộ cao tuổi tự nguyện nghỉ trước tuổi để hưởng chế độ hỗ trợ và hưu trí.

Ông Nguyễn Xuân Quế (đứng giữa), trưởng khu 10, xã Dân Quyền, huyện Tam Nông về nghỉ hưu trước tuổi 3 năm, tích cực tham gia các hoạt động ở khu dân cư.

Ông Nguyễn Xuân Quế (đứng giữa), trưởng khu 10, xã Dân Quyền, huyện Tam Nông về nghỉ hưu trước tuổi 3 năm, tích cực tham gia các hoạt động ở khu dân cư.

Giải pháp để cán đích đúng lộ trìnhTheo Nghị định số 143/2020/NĐ-CP ngày 10 /12/2020 của Chính phủ, việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế quy định thời gian áp dụng được thực hiện đến hết ngày 31/12/2030 nhưng đối với tỉnh Phú Thọ, lộ trình tinh giản biên chế 462 cán bộ, công chức xã dôi dư của các đơn vị hành chính cấp xã sắp xếp dự kiến đến hết năm 2024 sẽ đảm bảo về đúng theo quy định tại Nghị định số 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ. Hiện tại, số cán bộ, công chức dôi dư này được các địa phương thực hiện bố trí theo hướng điều động, đi biệt phái, luân chuyển đến các đơn vị hành chính cấp xã còn thiếu; tuyển dụng làm công chức cấp huyện…Để đạt mục tiêu đề ra, thời gian tới, một mặt, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt các Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh và các văn bản liên quan về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã để các cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu sắc, đầy đủ đây là một chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng nhằm mở rộng không gian phát triển, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; mặt khác cần tiếp tục quan tâm giải quyết chính sách sao cho hợp lý, lấy quyền và lợi ích của cán bộ, đảng viên làm cơ sở; nhất là đối với những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của quá trình sắp xếp để vừa sắp xếp tinh gọn bộ máy nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động chung của địa phương.Huyện Phù Ninh thực hiện sáp nhập 3 xã Tử Đà, Bình Bộ và Vĩnh Phú thành xã Bình Phú. Kết quả, Bình Phú đã giải quyết chế độ, chính sách theo quy định cho 8 cán bộ, công chức nghỉ công tác, 14 người được điều động đến các xã khác, hiện xã còn dôi dư 13 cán bộ, công chức. Đồng chí Nguyễn Quang Vinh-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy chia sẻ: Việc xử lý, giải quyết chính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức dôi dư không hề đơn giản. Trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, đồng thời làm tốt công tác tư tưởng, nhất là cho đội ngũ cán bộ, công chức dôi dư sau sắp xếp. Đây là giải pháp trọng tâm, then chốt nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong hệ thống chính trị.Bên cạnh đó, các địa phương cần tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tại các địa bàn sáp nhập, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện lộ trình, kịp thời giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cán bộ, đảng viên và nhân dân sau quá trình thực hiện sắp xếp. Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng phải trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện, phát huy tính tích cực, chủ động của tập thể và tính tự nguyện, tự giác của cá nhân.Theo đồng chí Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Quang Vinh, chỉ khi xử lý hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân thì mọi việc sẽ thuận, tạo động lực, khuyến khích thực hiện hiệu quả đề án sáp nhập. Bên cạnh đó, những cách làm hay, sáng tạo, những tấm gương cán bộ, đảng viên gương mẫu cần được khuyến khích, nhân rộng, tạo sức lan tỏa. Những việc khó cần thực hiện thí điểm để tổng kết, rút kinh nghiệm nhằm cán đích theo đúng lộ trình.Xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đưa Phú Thọ trở thành tỉnh phát triển hàng đầu của khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Từ những bài học kinh nghiệm được rút ra cùng những giải pháp đồng bộ đã và đang triển khai thực hiện, việc sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, giải quyết tốt bài toán nhân lực dôi dư sau sáp nhập cấp xã gắn với đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.

Phương Thảo - Nguyễn Huế

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/xa-hoi/cai-cach-hanh-chinh/202106/ky-ii-thanh-cong-tu-hoa-hop-y-dang-long-dan-177615