Kỳ II: Tiếp tục lan tỏa để nhân lên niềm tin

PTĐT - Từ thực tiễn cuộc sống, để nhân dân hiểu, ủng hộ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thì việc đầu tiên cần phải làm là công tác dân vận. Bằng những phương thức phù hợp, hiệu quả, gắn với lợi ích thiết thực của nhân dân...

Những con đường “Dân vận khéo” ở xã Phú Khê (huyện Cẩm Khê) được hình thành từ sự đóng góp tích cực của người dân.

Những con đường “Dân vận khéo” ở xã Phú Khê (huyện Cẩm Khê) được hình thành từ sự đóng góp tích cực của người dân.

>>> Kỳ I: Tạo hiệu ứng tích cực từ những mô hình
PTĐT - Từ thực tiễn cuộc sống, để nhân dân hiểu, ủng hộ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thì việc đầu tiên cần phải làm là công tác dân vận. Bằng những phương thức phù hợp, hiệu quả, gắn với lợi ích thiết thực của nhân dân, phong trào “Dân vận khéo” đã được triển khai, nhân rộng, mang lại hiệu ứng xã hội tích cực. Tuy nhiên, để phong trào ngày càng lan tỏa, đi vào thực chất, tạo được sự đồng thuận xã hội cao nhân lên niềm tin của nhân dân với Đảng rất cần sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị.

Những năm qua, phong trào “Dân vận khéo” gắn với việc học và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh, tạo hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng. Đặc biệt, ở những nơi có sự việc gây bức xúc, những khó khăn, cấp bách, thì mô hình “Dân vận khéo” được áp dụng không chỉ đơn thuần là tuyên truyền, vận động mà có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lòng kiên trì và sự khéo léo để gia tăng tính thuyết phục, giải quyết các vấn đề, nhằm đạt đích cần hướng đến, đảm bảo lợi ích của từng đối tượng, phạm vi áp dụng, từ đó trở thành một hình mẫu được phổ biến, nhân rộng ở nhiều địa phương, đơn vị trên địa bàn. Đến nay, phong trào “Dân vận khéo” đã có bước phát triển mới với nhiều tấm gương tiêu biểu, có sức lan tỏa, tác động sâu sắc đến đời sống nhân dân.
Bà Dương Thị Thu Vân - Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy nêu quan điểm: “Để các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước triển khai hiệu quả thì việc “khéo” trong công tác dân vận là rất cần thiết. Dân vận khéo không thể chỉ là một chiều từ trên xuống mà phải có sự tác động qua lại hai chiều. Cốt lõi của vấn đề là phải có sự đối thoại, lắng nghe, phản hồi, khuyến khích sự đóng góp ý kiến, sáng kiến của dân. “Dân vận khéo” là làm cho dân thấy quyền lợi, nghĩa vụ khi triển khai những việc làm thiết thực gắn với lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình; đồng thời chia sẻ kịp thời nỗi niềm, bức xúc của nhân dân. Do đó, khi xây dựng mô hình “Dân vận khéo” phải xác định mô hình đạt được tính bền vững và sức lan tỏa ở cơ sở, đồng thời mang tính xã hội hóa cao”.Thực tế cho thấy, công tác dân vận là một nhiệm vụ cơ bản của Đảng, là nhân tố quan trọng góp phần củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc. Vì vậy, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, việc “khéo” trong dân vận đòi hỏi một bước cao hơn để thực sự là cầu nối giữa “ý Đảng lòng dân”. Phong trào “Dân vận khéo” không chỉ chú ý đến việc an dân mà quan trọng hơn là phải có giải pháp để phát huy sức mạnh của nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công cuộc xây dựng NTM, trong đó tập trung dựa vào dân để xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh, dựa vào dân để thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị. Mỗi tập thể và cá nhân đều cần có những cách làm riêng, sáng tạo với phương pháp dân vận phù hợp đặc điểm, tình hình thực tế của địa phương, đơn vị.

Mô hình cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh đã góp phần nâng cao chỉ số hài lòng của người dân và tổ chức vào các cơ quan công quyền.- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại của TP Việt Trì tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong giải quyết các thủ tục hành chính.

Mô hình cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh đã góp phần nâng cao chỉ số hài lòng của người dân và tổ chức vào các cơ quan công quyền.- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại của TP Việt Trì tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong giải quyết các thủ tục hành chính.

Là tấm gương điển hình tận tâm, tận lực trong thực hiện nhiệm vụ, vừa làm tốt công tác tham mưu, vừa tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương, chia sẻ với chúng tôi về kinh nghiệm trong công tác dân vận, Đại úy Đặng Xuân Nghĩa - Phó Đội trưởng đội xây dựng phong trào bảo vệ ANTQ Công an huyện Tam Nông cho biết: Tôi nhận thấy, ngoài việc tích cực học tập và làm theo tấm gương của Bác thì mỗi cán bộ, đảng viên cần nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có phương pháp vận động khéo trong từng trường hợp, nhất là những trường hợp vướng, khó. Đối với ngành, lĩnh vực theo dõi cần tích cực làm tốt công tác tham mưu, bám sát, nắm chắc địa bàn, gần dân, kịp thời giải quyết những vấn đề chính đáng, hợp pháp của nhân dân; vận động nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước. Hơn cả là cần thực hiện tốt phong cách “Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”.Để phong trào thi đua “Dân vận khéo” thực sự hiệu quả, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng xã hội, một trong những giải pháp quan trọng nữa luôn cần tập trung đẩy mạnh là nâng cao nhận thức về công tác dân vận, về phong trào thi đua “Dân vận khéo” nhằm tạo chuyển biến về chất trong quan hệ giữa Đảng với nhân dân. Ông Trần Ngọc Đương - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Sơn trao đổi: “Qua thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn huyện thời gian qua cho thấy, việc nâng cao nhận thức cho các cấp ủy, chính quyền, nhất là người đứng đầu rất quan trọng, đó sẽ là nền tảng để phong trào hoạt động hiệu quả. Tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị sẽ định hướng rõ nội dung trọng tâm trong từng giai đoạn, xây dựng mô hình cụ thể Dân vận khéo trên từng lĩnh vực”.Qua tìm hiểu được biết, Thanh Sơn là một trong những địa phương được tỉnh đánh giá cao trong triển khai thực hiện phong trào “Dân vận khéo”. Cấp ủy, chính quyền huyện luôn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo huy động mọi nguồn lực đầu tư cho chương trình dân vận ở cơ sở nói chung và mô hình “Dân vận khéo” nói riêng. Hàng năm bên cạnh việc huy động nguồn lực xã hội hóa trong cộng đồng, huyện đều chủ động cân đối ngân sách, trích một phần kinh phí để thực hiện chương trình, giao cho Ban Dân vận chủ trì, phối hợp thực hiện khảo sát địa bàn, chọn 1-2 xã cần đầu tư mô hình có trọng tâm, trọng điểm gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Từ năm 2015 đến 2018, chương trình làm công tác dân vận đã được đầu tư gần 15 tỷ đồng từ nguồn kinh phí của huyện và nguồn huy động xã hội hóa. Năm 2019, huyện dự kiến xây dựng chương trình dân vận tại 2 xã Tân Minh và Tinh Nhuệ với số tiền đầu tư hàng tỷ đồng.Nhằm huy động sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị trong phong trào thi đua “Dân vận khéo”, một mặt hệ thống công tác dân vận cần tiếp tục tăng cường nghiên cứu, tham mưu cho cấp ủy Đảng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt hơn phong trào thi đua “Dân vận khéo”; gắn thực hiện phong trào “Dân vận khéo” với chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Mặt khác, các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị cần chú trọng xây dựng, phát triển mô hình, điển hình “Dân vận khéo” ở những nơi khó khăn, phức tạp, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đồng bào tôn giáo trong giải quyết các “điểm nóng” phức tạp, bức xúc nổi cộm, trong cải cách hành chính, xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ nhân dân. Bên cạnh đó, cần có những định hướng, hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng mô hình, điển hình cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, định kỳ sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời và có giải pháp để nhân rộng mô hình, điển hình “Dân vận khéo”. Phát huy vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng trong công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, nhân dân tích cực tham gia phong trào. Có thể khẳng định rằng phong trào thi đua “Dân vận khéo” là một chủ trương đúng đắn, một phong trào thiết thực, hiệu quả, hợp lòng dân, bởi vậy, hơn bao giờ hết rất cần sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và người dân để phong trào ngày càng lan tỏa, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, nhân thêm niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp.

Phương Thảo - Hà Nhung

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/xa-hoi/201909/ky-ii-dan-van-kheo-thi-viec-gi-cung-thanh-cong-166573