Kỳ III: Bứt phá để thành công

PTĐT - Từ thứ hạng 54 (năm 2013), vươn lên thứ 22 (năm 2020) là chặng đường với những cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ. Đó cũng là dấu ấn của sự chỉ đạo, lãnh đạo...

Tỉnh khai trương và vận hành Trung tâm điều hành thông minh.

Tỉnh khai trương và vận hành Trung tâm điều hành thông minh.

>>> Kỳ II: Đầu tư hiệu quả để tăng trưởng bền vững
>>> Kỳ I: Những bước đi vững chắc
PTĐT - Từ thứ hạng 54 (năm 2013), vươn lên thứ 22 (năm 2020) là chặng đường với những cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ. Đó cũng là dấu ấn của sự chỉ đạo, lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh với nhiều Nghị quyết, chính sách thể hiện sự quyết liệt của tỉnh trong điều hành kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Không chỉ là những con số mà kết quả đó còn được thể hiện ở sự ghi nhận, đánh giá cao của cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Nhưng để giữ vững được thứ hạng và tăng hạng trong những năm tiếp theo cần phải có sự bứt phá với những giải pháp cụ thể, đồng bộ và quyết liệt.

Kết quả khả quan

Trong thời gian qua, thực hiện khâu đột phá về cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách TTHC, hiện các TTHC liên quan đến cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp đã đưa vào giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Chỉ số CCHC của tỉnh luôn nằm trong top khá toàn quốc, đặc biệt chỉ số “Cải cách thủ tục hành chính” xếp thứ 28/63 tỉnh, thành phố (tăng 27 bậc so với năm 2018). Từ năm 2016, UBND tỉnh đã triển khai việc đánh giá, chấm điểm, xếp loại chỉ số CCHC đối với tất cả các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và UBND các huyện, thành, thị; năm 2019 triển khai đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động.
Theo đánh giá, đến năm 2020, mức độ hài lòng của nhân dân và doanh nghiệp đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước đạt trên 80%. Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) năm 2019 đạt 85,89% tỷ lệ hài lòng chung, xếp thứ 25/63 tỉnh, thành phố, tăng 28 bậc so với năm 2018. Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) tăng 5 bậc so với năm 2019, xếp thứ 38/63 tỉnh, thành.Ngày 30/8/2020, Phú Thọ đã vận hành Trung tâm điều hành thông minh với việc đồng hóa cơ sở dữ liệu giữa các ngành, các cấp. Hệ thống truyền hình trực tuyến của tỉnh được đầu tư với 243 điểm cầu đến cấp xã, phường, thị trấn. Phần mềm quản lý văn bản điều hành đảm bảo kết nối liên thông từ cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Hiện 100% các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị và 33,78% các xã, phường, thị trấn thực hiện gửi, nhận văn bản điện tử tích hợp chữ ký số thay thế hoàn toàn văn bản giấy.Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh rất quan tâm đến công tác cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh. Điều này được thể hiện ở nhiều nhóm giải pháp chủ yếu để cải thiện môi trường kinh doanh tới từng cấp, ngành, gắn trách nhiệm của người đứng đầu một cách cụ thể, kết hợp với việc thường xuyên theo dõi, giám sát và đánh giá công khai kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh của các đơn vị. Tổ chức công khai các quy hoạch chung, quy hoạch ngành, quy hoạch sử dụng đất, bảng giá đất trên địa bàn và các chính sách, cơ chế thu hút đầu tư và ưu đãi đầu tư, các văn bản có liên quan đến đầu tư trên trang thông tin điện tử của tỉnh tạo điều kiện các tổ chức, cá nhân tra cứu thông tin.Với 136 dự án của doanh nghiệp Hàn Quốc hiện đang triển khai tại Phú Thọ (chiếm 76% trong tổng số 179 dự án FDI), tỉnh Phú Thọ đã có nhiều chương trình xúc tiến gặp gỡ với các nhà đầu tư của Hàn Quốc. Ông Kim Han Yong, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam KOCHAM khẳng định: Bản thân tôi đã đầu tư, sản xuất tại tỉnh Phú Thọ từ năm 1990. Từ đó đến nay, tôi luôn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình của lãnh đạo tỉnh và sự phối hợp của các cấp, các ngành liên quan. Ông cũng khẳng định sẽ làm cầu nối để kết nối các doanh nghiệp đến đầu tư tại tỉnh.

Đồng chí Phan Trọng Tấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tham dự sự kiện gặp gỡ Hàn Quốc năm 2020.

Đồng chí Phan Trọng Tấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tham dự sự kiện gặp gỡ Hàn Quốc năm 2020.

Sẵn sàng cho những bứt phá

Theo kết quả điều tra PCI năm 2020 của tỉnh Phú Thọ, trong 10 chỉ số thành phần, có 4 chỉ số tăng điểm: Gia nhập thị trường; chi phí thời gian; chi phí không chính thức và cạnh tranh bình đẳng, trong đó chỉ số gia nhập thị trường tăng từ 7,17 lên 8,12 điểm. 6 chỉ số còn lại: Tiếp cận đất đai; tính minh bạch; tính năng động; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; đào tạo lao động; thiết chế pháp luật điểm số lại giảm.
Trong nhóm các chỉ số giảm điểm, mặc dù các doanh nghiệp cơ bản đánh giá việc thực hiện các TTHC được thực hiện nhanh và hiệu quả thông qua Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh. Tuy nhiên thời gian mà các doanh nghiệp phải chờ đợi đối với các thủ tục liên quan đến chính quyền cấp huyện thường kéo dài hơn so với quy định. Kết quả điều tra tại Phú Thọ cho thấy, các doanh nghiệp dân doanh của tỉnh cho biết mức độ bình đẳng mà họ cảm nhận được so với các khu vực doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có sự cải thiện, nhưng vẫn cần có những chuyển biến tích cực hơn.

Với kết quả đạt được, cùng những phân tích các chỉ số thành phần, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh xác định nng cao chỉ số PCI để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp để tập trung cải thiện các chỉ số thành phần, phấn đấu đưa chỉ số PCI của tỉnh những năm tiếp theo tiếp tục tăng bậc và bền vững.Để thực hiện được nhiệm vụ này, trước hết cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và đội ngũ cán bộ, công chức trong việc nâng cao chỉ số PCI. Triển khai điều tra và công bố chỉ số năng lực cấp sở, ngành, huyện, thành, thị (DDCI) thường niên để thúc đẩy chất lượng thực thi của bộ máy chính quyền các cấp. Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy trình, thủ tục hành chính đã ban hành, nâng cao năng lực quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ hành chính công của chính quyền các cấp.Cùng với đó, tiếp tục thực hiện hiệu quả các đột phá chiến lược, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm, của doanh nghiệp và nền kinh tế tỉnh; nâng cao trách nhiệm thực thi công vụ, tạo được sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của cán bộ, công chức, tạo mọi thuận lợi và giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, người dân, nhất là TTHC có liên quan đến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh…Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định tập trung thực hiện khâu đột phá về cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, vì thế việc nâng cao năng lực cạnh tranh là một nhiệm vụ, cũng đồng thời là mục tiêu quan trọng. Với một chặng đường đã trải qua, quyết tâm để vươn lên thứ hạng cao trong bảng xếp hạng hướng mở triển vọng cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các địa phương nhằm xây dựng hình ảnh một Phú Thọ năng động, tạo động lực thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp.

Thu Hà - Đức Hoàng

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/xa-hoi/cai-cach-hanh-chinh/202105/ky-iii-but-pha-de-thanh-cong-176818