Kỳ III: Khơi thông 'dòng chảy' hàng hóa nông sản

PTĐT - Để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển, tỉnh ta đã tích cực thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp...

Thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang tư duy sản xuất nông nghiệp hiện đại, góp phần tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản trên thị trường.

Thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang tư duy sản xuất nông nghiệp hiện đại, góp phần tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản trên thị trường.

PTĐT - Để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển, tỉnh ta đã tích cực thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, từ đó hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, các hoạt động xúc tiến thương mại cũng được quan tâm, góp phần mở rộng đầu ra cho nông sản. Tuy nhiên, so với tiềm năng và lợi thế cũng như xu hướng phát triển của nông nghiệp thì vấn đề khơi thông “dòng chảy” cho nông sản của tỉnh còn nhiều thách thức, đòi hỏi phải tập trung đồng bộ các giải pháp.

>>> Kỳ II: Những rào cản “kìm hãm” đầu ra
>>> Kỳ I: Kết nối cung cầu - hướng tiêu thụ hàng hóa nông sản
Thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp, những năm qua, cùng với ban hành các chính sách hỗ trợ, chương trình, dự án, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm canh giống mới có năng suất, chất lượng cao. Đặc biệt, phát triển các vùng sản xuất tập trung, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao và các tiêu chuẩn an toàn vào sản xuất gắn với đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, phát huy tối đa lợi thế, thế mạnh nông nghiệp của từng địa phương, góp phần cải thiện, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Như chúng ta đã biết, đầu ra cho nông sản quyết định hiệu quả của cả quá trình sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, thực tế lại đang diễn ra một nghịch lý đó là, trong khi sản lượng nông sản an toàn sản xuất ra chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng thì nhiều nhà sản xuất, hợp tác xã và doanh nghiệp lại gặp khó trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm của mình. Nhiều sản phẩm nông sản vẫn đang loay hoay, chưa tiến sâu vào khu vực phân phối, siêu thị bán lẻ hiện đại mà chủ yếu phụ thuộc vào thương lái. Đây là lý do khiến cho hiệu quả sản xuất nông sản hàng hóa của tỉnh chưa cao so với giá trị thực mà sản phẩm đem lại.
Do đó, để khơi thông dòng chảy, gỡ khó cho khâu tiêu thụ các sản phẩm nông sản, giải pháp trước mắt cần giải quyết là vấn đề “đầu vào”. Theo đó chất lượng sản phẩm được coi là một mắt xích quan trọng. Giải quyết vấn đề này, ông Trần Tú Anh-Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Việc trước tiên cần làm là tổ chức lại sản xuất theo quy hoạch của từng địa phương và từng vùng có lợi thế cho sự phát triển đồng thời mở rộng chính sách hạn điền, tạo điều kiện đưa cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa vào sản xuất để quản lý chất lượng hàng hóa, nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm. Mỗi cá thể sản xuất, kinh doanh phải thay đổi tư duy, thói quen sản xuất; nâng cao năng lực nội lực, tích cực ứng dụng khoa học công nghệ, đảm bảo sản xuất các sản phẩm an toàn, đúng tiêu chuẩn quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc.Hiện nay việc xây dựng và phát triển mô hình nông nghiệp theo chuỗi liên kết để quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm đang là hướng đi phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì vậy, để xây dựng được chuỗi liên kết hiệu quả, nhà sản xuất phải chủ động nắm chắc thông tin thị trường cung cầu nông sản để điều chỉnh sản xuất, tránh tình trạng sản xuất ồ ạt, dẫn đến “được mùa mất giá”. Đồng thời phải đảm bảo chất lượng hàng hóa như cam kết với khách hàng cả về lượng và chất, hàng hóa phải đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, không thu gom các nguồn hàng khác nhằm kiểm soát tốt sự an toàn sản phẩm; tăng cường đầu tư cho nghiên cứu sản phẩm mới, quan tâm đến mở rộng quy mô, cải tiến mẫu mã, bao bì, các hoạt động chăm sóc và hỗ trợ bán hàng… để tạo được chỗ đứng trên thị trường.

Nông sản an toàn có truy xuất nguồn gốc sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng.

Nông sản an toàn có truy xuất nguồn gốc sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng.

Ông Vũ Tiến Bắc - Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Sơn trao đổi: Để mở rộng thị trường cho nông sản, bên cạnh việc thay đổi phương thức canh tác, hướng đến sản xuất quy mô lớn, theo mô hình liên kết chuỗi, rất cần sự minh bạch về thông tin trong sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và nguồn cung ứng của nhà sản xuất. Theo đó, cần tập trung xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý, có truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm nông sản; nhà phân phối cũng phải có chính sách hỗ trợ và cam kết tiêu thụ sản phẩm, cung cấp thông tin và tư vấn cho người sản xuất để có sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu thị trường. Hai bên phải có sự phối hợp ăn ý, có như vậy, sản phẩm nông nghiệp chủ lực nói riêng, nông sản nói chung mới có đầu ra ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mặc dù nhu cầu nông sản an toàn của thị trường khá cao, song số lượng các loại nông sản, thực phẩm được phân phối qua hệ thống bán lẻ hiện đại lại nhỏ, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy cùng với việc mở rộng kênh tiêu thụ nông sản qua hệ thống bán lẻ hiện đại thì việc củng cố chợ đầu mối, chợ truyền thống, đưa nông sản an toàn đến với người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu về giao thương, tạo điều kiện cho nhà sản xuất kết nối với vùng tiêu thụ cũng là một đòi hỏi bức thiết.Song hành với đó, triển khai có hiệu quả các chương trình kết nối, xúc tiến thương mại, đồng nghĩa với việc liên kết được hai mảng lớn là sản xuất và phân phối trong chuỗi giá trị, nhằm đưa nông sản địa phương tiếp cận sâu rộng hơn đến người tiêu dùng. Trong xu thế phát triển của công nghệ số, bên cạnh tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm thông qua các kênh phân phối truyền thống như hội chợ, siêu thị, chợ, chuỗi thực phẩm, chế biến, xuất khẩu, cần tiếp tục phát triển thương mại điện tử, sàn giao dịch điện tử... Cùng với sự nỗ lực tự thân, để giúp nông dân cũng như các nhà sản xuất nắm bắt những cơ hội làm giàu rất cần sự vào cuộc kịp thời của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng trong thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là về nguồn vốn, đất đai, chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp chế biến… Đây chính là đòn bẩy rất quan trọng cho mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững.Bà Hà Thị Ngọc Điệp-Phó Giám đốc Hợp tác xã thịt chua Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn mong muốn: Cùng với các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, để thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững, ngành ngân hàng, các tổ chức tín dụng cần quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa cho các hộ sản xuất, các HTX, doanh nghiệp tiếp cận và vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất. Việc kết nối giữa nhà sản xuất và nhà phân phối, trong đó có sự hỗ trợ của Nhà nước, nhà khoa học, các tổ chức tín dụng sẽ tạo ra một chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm an toàn một cách bền vững. Như thế, hệ thống phân phối được đáp ứng nhu cầu về nguồn hàng chất lượng, thường xuyên; đơn vị sản xuất có “đầu ra” ổn định để chủ động kế hoạch sản xuất, kinh doanh.Ông Trần Tú Anh-Phó Giám đốc Sở NN&PTNT nhìn nhận: Nếu khơi thông được dòng chảy hàng hóa nông sản, sẽ là một mũi tên trúng nhiều đích. Trước hết điều này sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh lành mạnh của hàng hóa, tăng doanh số bán lẻ cho khâu phân phối lưu thông, nền nông nghiệp ngày càng phát triển, đời sống nông dân được nâng cao; đem lại những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế cũng như các vấn đề xã hội. Vì vậy, cần quy tụ nông dân vào HTX, tổ hợp tác để liên kết chuỗi giá trị với doanh nghiệp; từ đó hình thành các mô hình sản xuất lớn để thuận lợi trong ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao… Muốn đạt được những vấn đề trên thì cần thay đổi nếp nghĩ, cách làm và thực hiện chủ trương “tri thức hóa nông dân”, để làm thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang tư duy làm “kinh tế nông nghiệp”. Đây là vấn đề quan trọng, thích ứng với yêu cầu của nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, đồng thời cũng là giải pháp căn cơ đưa các sản phẩm nông sản đủ sức cạnh tranh trên thị trường lớn… Với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sự vận động nhạy bén của người dân và doanh nghiệp, thời gian tới, hy vọng “đầu ra” cho nông sản sẽ có nhiều thuận lợi hơn, những gì người nông dân cần sẽ được giải quyết đúng trọng tâm, trọng điểm. Được như vậy, chắc chắn sẽ có thêm nhiều mô hình mới, cách làm hay, nhiều nông dân làm giàu từ sản xuất nông nghiệp, góp phần làm cho diện mạo nông thôn thêm khởi sắc.

Nhóm PV Kinh tế

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/van-de-hom-nay/202002/ky-iii-khoi-thong-dong-chay-hang-hoa-nong-san-169268