Kỳ III: Làm gì để đảm bảo sự thượng tôn pháp luật ?
PTĐT - Có thể thấy, những hành vi vi phạm về quản lý đất đai (QLĐĐ) ở cơ sở thường để lại những hệ lụy và hậu quả khó lường, làm phương hại đến lợi ích của Nhà nước và công dân...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Đại Dũng trực tiếp chỉ đạo chủ đầu tư, thành phố Việt Trì và các ngành liên quan giải quyết, tháo gỡ vưỡng mắc làm chậm tiến độ dự án đường Nguyễn Tất Thành kéo dài, đoạn từ nút giao đường Hùng Vương đến Khu di tích lịch sử Đền Hùng
>>> Kỳ I: Quản lý đất đai- một “sai”, hai “phạm”>>> Kỳ II: Những con số để lại nhiều...suy ngẫmPTĐT - Có thể thấy, những hành vi vi phạm về quản lý đất đai (QLĐĐ) ở cơ sở thường để lại những hệ lụy và hậu quả khó lường, làm phương hại đến lợi ích của Nhà nước và công dân, tạo tác nhân gây xói mòn niềm tin của người dân với cấp ủy Đảng, chính quyền. Vì vậy, chấn chỉnh, ngăn chặn kịp thời, không để xảy ra các hành vi vi phạm trên lĩnh vực này đã trở thành yêu cầu bức thiết nhằm đảm bảo sự thượng tôn pháp luật, trong đó kết hợp song hành giữa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, nêu cao phẩm chất đạo đức của cán bộ, đảng viên với thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh, dứt điểm các hành vi vi phạm... được xem như là những điều kiện đủ và cần.Hậu quả không dễ khắc phục một sớm một chiềuTừ thực tiễn công tác QLĐĐ ở cơ sở, cụ thể là ở một số địa phương để xảy ra những hành vi vi phạm mà chúng tôi đã đề cập cho thấy, nơi nào cấp ủy đảng, chính quyền buông lỏng quản lý, lãnh đạo, đùn đẩy, né tránh, nơi đó dễ phát sinh vi phạm, ngoài ra, các vụ việc thường xảy ra trong một thời gian dài mới được phát hiện và hậu quả để lại rất khó giải quyết. Như trường hợp Tòa án nhân dân tỉnh tuyên hủy GCNQSDĐ T790758 cấp cho anh Nguyễn Hồng Quân ở thị trấn Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa mà chúng tôi đã phản ánh trong kỳ I, thực tế sau khi được cấp GCNQSDĐ, anh Quân đã dùng giấy chứng nhận này để thế chấp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam-Chi nhánh huyện Hạ Hòa để bảo đảm khoản vay 200 triệu đồng. GCNQSDĐ bị hủy đương nhiên làm ảnh hưởng đến việc thực hiện thu hồi vốn của Ngân hàng đối với khoản vay của anh Quân.
Cùng với đó, việc QLĐĐ còn lỏng lẻo, thậm chí cấp GCNQSDĐ sai khiến cho nhiều người dân không đồng tình, bức xúc, là nguồn cơn dẫn đến tình trạng khiếu kiện xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp, mất nhiều thời gian để người dân đòi lại quyền lợi của chính mình. Trường hợp của bà Đoàn Thị Thạo, xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê là một ví dụ. Sau khi được cấp đổi lại GCNQSDĐ năm 2010 nhưng diện tích bị giảm gần 30m2 so với bìa cũ nên đã dẫn tới sự bức xúc, không đồng tình với quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khởi nguồn cho việc khiếu kiện chính quyền từ đó. Sau 8 năm đi khởi kiện, qua nhiều trình tự xét xử, tháng 11 năm 2018 qua phiên tòa hành chính, quyền lợi của bà Thạo mới được khắc phục.Không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của tổ chức, cá nhân, việc buông lỏng quản lý dẫn đến sai phạm trong QLĐĐ ở các địa phương đã để lại cho những người kế nhiệm hậu quả rất khó khắc phục, giải quyết. Trở lại vụ việc xảy ra tại xã Liên Hoa, huyện Phù Ninh, đến nay vẫn chưa có phương án giải quyết đối với các hộ dân được lập “khống” hộ khẩu để được cấp đất do mảnh đất đã mua đi, bán lại nhiều lần, qua tay nhiều chủ sở hữu. Đồng chí Nguyễn Tiến Phong – Bí thư Đảng ủy xã Liên Hoa trăn trở: Sự việc xảy ra sai phạm đối với các cán bộ xã diễn ra từ năm 2004 đến năm 2011 sau đó mới bị phát hiện và đến năm 2019 mới bị đưa ra xét xử. Những người làm giả hồ sơ để được cấp GCNQSDĐ đã thực hiện mua đi, bán lại qua nhiều người. Hiện nay, huyện cũng chưa có hướng dẫn cụ thể như thế nào đối với những trường hợp này. Những người vi phạm đã bị xét xử còn những người mua lại đất không sai, chấp hành nghiêm quy định nộp thuế và quản lý, sử dụng đất hiện nay rất hoang mang. Chúng tôi cũng rất trăn trở nhưng chưa tìm ra được phương án nào khả thi nhằm gỡ rối”. Đảm bảo sự thượng tôn pháp luậtNhư chúng tôi đã trình bày, mặc dù tình trạng xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật trong QLĐĐ ở cơ sở không phải là phổ biến, chỉ mang tính chất cục bộ nhưng rõ ràng hệ lụy mà nó để lại là không nhỏ, những “kẽ hở” trong QLĐĐ đã gây ra hậu quả xấu trên nhiều phương diện, tác động đến tâm tư, tình cảm, sự quan tâm của toàn xã hội...Vì vậy, để có thể ngăn ngừa, giải quyết dứt điểm, tận gốc vấn đề này, theo thiển ý của chúng tôi, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền, bởi thực tiễn đã chứng minh, ở đâu vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên được phát huy thì ở đó ít có cơ hội, đất sống cho những hành vi sai phạm.
Nhìn từ bình diện khác, cần phải tạo ra một môi trường mà ở đó pháp luật luôn được đề cao, phương châm “sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” luôn được tuân thủ, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực đất đai phải được tập trung đẩy mạnh đồng thời tăng cường giáo dục đạo đức cách mạng, phẩm chất, lối sống, ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ cho cán bộ, đảng viên và đội ngũ công chức, viên chức thực thi công vụ, lấy việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thường xuyên để tự răn dạy, sửa mình, là kim chỉ nam, phương châm sống và hành động. Trao đổi về khía cạnh này, đồng chí Nguyễn Tiến Phong – Bí thư Đảng ủy xã Liên Hoa, huyện Phù Ninh nêu quan điểm: “Theo tôi, muốn không để xảy ra các sai phạm, trước hết mỗi cán bộ, đảng viên cần phải trung thực, trung thành với đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy vai trò nêu gương, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng để có đủ “sức đề kháng” vượt qua cám dỗ. Bên cạnh đó, mỗi tổ chức đảng cần tăng cường công tác giáo dục, kiểm tra, giám sát đối với cán bộ giữ những cương vị, phụ trác lĩnh vực được coi là nhạy cảm”.
Cùng chung hệ quy chiếu về sự nêu gương, sâu sát với công việc của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, đồng chí Đinh Thị Phương Thúy - Chánh án Tòa án nhân dân huyện Lâm Thao cho rằng: “Hiện nay, người dân khiếu kiện quyết định hành chính không đúng về đất đai có chiều hướng gia tăng. Khi có vụ án, người bị khiếu kiện về hủy GCNQSDĐ (Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND phụ trách) thường ủy quyền cho cấp dưới đến dự, như vậy rất khó nắm bắt được những vi phạm. Theo tôi, với những vụ việc này, người ban hành quyết định hành chính phải có mặt ở phiên tòa để nắm bắt cụ thể vụ việc, có như vậy mới chỉ đạo, điều hành đạt hiệu quả”. Luật sư Đoàn Hữu Văn – Trợ giúp viên pháp lý, Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh nêu ý kiến: “Với mỗi quyết định hành chính sai cần gắn vào việc đánh giá hiệu quả thực thi nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên, có như vậy, cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo phải cân nhắc thấu đáo khi ban hành quyết định”.Để đảm bảo sự thượng tôn pháp luật, chúng tôi cho rằng, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đề cao những quy định của pháp luật, đặc biệt là những quy định của Đảng, Nhà nước về xử lý sai phạm đối với cán bộ, đảng viên trong QLĐĐ, coi đây là “Thượng phương bảo kiếm”, tạo chế tài mạnh, đủ sức răn đe, ngăn ngừa các hành vi vi phạm. Về phía tỉnh Phú Thọ, để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, ngay từ năm 2016, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 5759/KH-UBND ngày 14 tháng 12 về thực hiện Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến năm 2020, đề ra đồng bộ các giải pháp nhằm phát hiện, xử lý dứt điểm các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất, góp phần nâng cao hiệu lực pháp luật, ngăn chặn, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn tỉnh. Với Kế hoạch này, việc tăng cường năng lực cho các cơ quan thanh tra chuyên ngành về đất đai thông qua kiện toàn lực lượng thanh tra viên, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thanh tra đất đai; tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai; tiến hành thanh tra, xử lý kịp thời vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai...được xem như những giải pháp căn cơ, cốt lõi.