Hang động Postojna nằm cách thủ đô Ljubljana (Slovenia) chừng 1 giờ lái xe về phía tây nam. Bên trong hang rất rộng lớn, thậm chí có cả đường sắt riêng, từ lâu đã trở thành điểm tham quan hấp dẫn khách bậc nhất ở châu Âu nói chung và Slovenia nói riêng.
Người dân địa phương biết tới hang Postojna suốt nhiều thế kỷ, bắt đầu từ năm 1818 sau chuyến đi của Franz I - Hoàng đế La Mã cuối cùng của châu Âu. Kể từ đó, du khách tìm tới đây du lịch nhiều hơn.
Bên cạnh khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, điều khiến hang Postojna trở nên nổi tiếng chính là sinh vật kỳ lạ sống bên trong hang động. Theo đó, hang Postojna là nơi sinh sống của Proteus anguinus, loài vật được ví như "rồng non" vì có ngoại hình giống với sinh vật được mô tả trong truyền thuyết với lớp da trắng hồng, không vảy, các chi có màng mỏng.
Bên cạnh khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, điều khiến hang Postojna trở nên nổi tiếng chính là sinh vật kỳ lạ sống bên trong hang động. Theo đó, hang Postojna là nơi sinh sống của Proteus anguinus, loài vật được ví như "rồng non" vì có ngoại hình giống với sinh vật được mô tả trong truyền thuyết với lớp da trắng hồng, không vảy, các chi có màng mỏng.
Proteus anguinus, còn được gọi là sa giông mù, kỳ giông mù, là một loài lưỡng cư có chiều dài cơ thể từ 20 đến 30 cm và chiều dài tối đa là 40 cm, là sinh vật duy nhất của họ Proteus anguinus ở Châu Âu và là loài kỳ giông hang động duy nhất ở Châu Âu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy loài kỳ giông hang động này đã giảm các hoạt động sống của mình xuống mức tối thiểu. Hầu hết các cá thể di chuyển dưới 10 mét trong vài năm, và con di chuyển xa nhất chỉ 38 mét, thậm chí có một số cá thể nằm bất động trong nước trong suốt 7 năm.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những con vật mù này sống trong bóng tối "Hanadu" ở vùng núi Bosnia và Herzegovina để thoát khỏi sự săn đuổi của những kẻ săn mồi, nhưng đồng thời chính điều này cũng khiến cho chúng gặp rất nhiều khó khăn để kiếm thức ăn và cuối cũng chúng đã lựa chọn tiến hóa theo cách giảm các hoạt động sống của mình xuống mức càng thấp càng tốt.
Trong môi trường như vậy, sa giông hang động phải làm chậm quá trình trao đổi chất và chỉ sống nhờ vào những con tôm và ốc nhỏ mà chúng vô tình bắt được - đây là thức ăn duy nhất chúng có thể tìm thấy bằng thính giác nhạy bén của mình.
Theo các nhà khoa học, quá trình trao đổi chất của Axolotl diễn ra chậm đến mức tương đương với việc một người chỉ ăn một bữa trong 10 năm.
Để có thể sinh tồn trong môi trường thiếu thức ăn, loài kỳ giông này phải làm chậm quá trình trao đổi chất và chỉ sống nhờ vào những con tôm và ốc nhỏ mà chúng vô tình bắt được - đây cũng là nguồn thức ăn duy nhất mà chúng có thể tìm kiếm được trong môi trường sống đó.
Theo các nhà khoa học, quá trình trao đổi chất của loài Proteus anguinus diễn ra chậm đến mức tương đương với việc mỗi bữa ăn của chúng sẽ cách nhau khoảng 10 năm.
Hiện manh giông nằm trong nhóm động vật có nguy cơ tuyệt chủng do số lượng ít cùng với môi trường ô nhiễm dưới lòng đất. Ngày nay, chúng vẫn là loài bí ẩn, quý hiếm, nằm trong danh mục dễ tổn thương của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) do thiếu dữ liệu.
Xem thêm video: Sinh vật lạ giống đỉa xâm lấn nhà dân tại Đồng Tháp (Nguồn: THDT).
Thiên Trang (TH)