Kỳ lạ quốc gia Nam Mỹ có 1/4 dân số theo Ấn Độ giáo

Vì sao Suriname lại có nhiều người theo Ấn Độ giáo như vậy? Để hiểu điều này, cần nhìn lại lịch sử hình thành khá đặc biệt của đất nước Nam Mỹ này.

Với hơn 1 tỉ tín đồ, Ấn Độ giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới. Phần lớn các quốc gia có nhiều cư dân theo Ấn giáo nằm ở vùng Nam Á và Đông Nam Á, mà đông nhất là Ấn Độ. Ít ai ngờ rằng tại Nam Mỹ cũng có một đất nước mà tín đồ Ấn giáo chiếm tới 1/4 dân số.

Với hơn 1 tỉ tín đồ, Ấn Độ giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới. Phần lớn các quốc gia có nhiều cư dân theo Ấn giáo nằm ở vùng Nam Á và Đông Nam Á, mà đông nhất là Ấn Độ. Ít ai ngờ rằng tại Nam Mỹ cũng có một đất nước mà tín đồ Ấn giáo chiếm tới 1/4 dân số.

Đó là Cộng hòa Suriname, quốc gia tiếp giáp với Guyane thuộc Pháp ở phía Đông, Guyana ở phía Tây và Brazil ở phía Nam. Suriname có 128.000 dân theo Ấn Độ giáo, chiếm 27% dân số.

Đó là Cộng hòa Suriname, quốc gia tiếp giáp với Guyane thuộc Pháp ở phía Đông, Guyana ở phía Tây và Brazil ở phía Nam. Suriname có 128.000 dân theo Ấn Độ giáo, chiếm 27% dân số.

Vì sao đất nước Nam Mỹ này lại có nhiều người theo Ấn Độ giáo như vậy? Để hiểu điều này, cần nhìn lại lịch sử hình thành khá đặc biệt của Suriname.

Vì sao đất nước Nam Mỹ này lại có nhiều người theo Ấn Độ giáo như vậy? Để hiểu điều này, cần nhìn lại lịch sử hình thành khá đặc biệt của Suriname.

Theo đó, Surimane được nhà du hành Cristoforo Colombo phát hiện năm 1499. Vùng lãnh thổ này trở thành thuộc địa của Anh từ năm 1650, được nhượng lại cho Hà Lan năm 1667 và đến năm 1796 lại bị Anh xâm chiếm.

Theo đó, Surimane được nhà du hành Cristoforo Colombo phát hiện năm 1499. Vùng lãnh thổ này trở thành thuộc địa của Anh từ năm 1650, được nhượng lại cho Hà Lan năm 1667 và đến năm 1796 lại bị Anh xâm chiếm.

Năm 1863, chế độ nô lệ được bãi bỏ ở Suraname. Kể từ đó, đã có các đợt nhập cư ồ ạt từ Ấn Độ. Cái tên Suriname chính thức có từ năm 1945, khi lãnh thổ này trở thành vùng Guyana thuộc Hà Lan. Đến năm 1975, đất nước này giành được độc lập.

Năm 1863, chế độ nô lệ được bãi bỏ ở Suraname. Kể từ đó, đã có các đợt nhập cư ồ ạt từ Ấn Độ. Cái tên Suriname chính thức có từ năm 1945, khi lãnh thổ này trở thành vùng Guyana thuộc Hà Lan. Đến năm 1975, đất nước này giành được độc lập.

Sau nhiều thế hệ, cộng đồng người Ấn Độ nhập cư đã phát triển mạnh mẽ khiến Ấn Độ giáo trở thành một tôn giáo chính ở đất nước Nam Mỹ này.

Sau nhiều thế hệ, cộng đồng người Ấn Độ nhập cư đã phát triển mạnh mẽ khiến Ấn Độ giáo trở thành một tôn giáo chính ở đất nước Nam Mỹ này.

Ngày nay, bản sắc văn hóa Ấn Độ tràn ngập Suraname, với sự hiện diện của các đền đài mang kiến trúc đặc trưng, những khu chợ thơm nồng mùi cà ri hay những lễ hội Ấn giáo rực rỡ sắc màu.

Ngày nay, bản sắc văn hóa Ấn Độ tràn ngập Suraname, với sự hiện diện của các đền đài mang kiến trúc đặc trưng, những khu chợ thơm nồng mùi cà ri hay những lễ hội Ấn giáo rực rỡ sắc màu.

Ngoài người Ấn Độ và Ấn Độ giáo, Suraname còn có sự hiện diện của nhiều sắc tộc và tôn giáo khác, khiến cho quốc gia này cực kỳ đa dạng về chủng tộc, ngôn ngữ và văn hóa.

Ngoài người Ấn Độ và Ấn Độ giáo, Suraname còn có sự hiện diện của nhiều sắc tộc và tôn giáo khác, khiến cho quốc gia này cực kỳ đa dạng về chủng tộc, ngôn ngữ và văn hóa.

Trên bản đồ du lịch thế giới, Suraname chưa được nhiều người biết đến. Vì vậy đây là một vùng đất chứa đựng rất nhiều điều bất ngờ dành cho những du khách muốn khám phá điều mới mẻ...

Trên bản đồ du lịch thế giới, Suraname chưa được nhiều người biết đến. Vì vậy đây là một vùng đất chứa đựng rất nhiều điều bất ngờ dành cho những du khách muốn khám phá điều mới mẻ...

Mời quý độc giả xem video: Bãi biển bỏng ngô chỉ có ở Tây Ban Nha / VTV Travel.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/ky-la-quoc-gia-nam-my-co-14-dan-so-theo-an-do-giao-1524558.html