Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh của Quyền Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ: Nhà lãnh đạo có uy tín lớn
Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ (Bí danh Ba Nghĩa), sinh ngày 10/7/1910 trong một gia đình công chức tại Long Phú, tổng Long Hưng Hạ, phủ Trung Quận, tỉnh Chợ Lớn cũ, nay thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Năm 1921, mới 11 tuổi, Nguyễn Hữu Thọ sang du học tại trường Trung học Mignet, miền Tây Nam nước Pháp. Với thành tích học tập rất xuất sắc, năm 1928, Nguyễn Hữu Thọ được Trường Đại học Luật khoa và Văn khoa Aixen 'Provence nhận vào học tại khoa Luật của trường và đã tốt nghiệp cử nhân luật loại xuất sắc tháng 9/1932.
Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh của Qu
Từ nhà trí thức yêu nước
Tiếp thu truyền thống yêu nước quật cường của dân tộc, đặc biệt là những tấm gương kiên trung, sáng ngời của các sĩ phu yêu nước chống Pháp từ nửa sau thế kỷ XIX ở Nam Bộ, như Trương Định, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân... Nguyễn Hữu Thọ đã noi gương họ tham gia đấu tranh cho dân tộc. Ông tự nguyện đi theo con đường do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và trở thành một trong những trí thức lớn của thời đại.
Hơn mười năm sống trên đất Pháp, năm 1933, khi Nguyễn Hữu Thọ trở về nước, tập sự tại Văn phòng luật sư Đuycơnay cũng là thời điểm phong trào Xô Viêt Nghệ - Tĩnh chống thực dân Pháp đo Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo bị khủng bố trắng, nhiều chiến sĩ yêu nước bị bắt bớ, bị giết hại và tù đày. Trực tiếp chứng kiến nhiều phiên tòa đại hình ở Sài Gòn, với các bản tuyên án vô cùng tàn bạo, ông dần dần nhận thấy sách vở và luật pháp của chính quyền thực dân chỉ là trò hề mị dân, thực chất những tên chánh án tại các phiên tòa chính là những tên đao phủ mà phạm nhân là những lương dân vô tội và những người yêu nước.
Cách mạng Tháng Tám 1945 đã thực sự mở ra cho Nguyễn Hữu Thọ con đường đi theo để đấu tranh giải phóng dân tộc. Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, uy tín, ảnh hưởng to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là chất xúc tác đã khơi dậy, dẫn dắt những trí thức yêu nước như Nguyễn Hữu Thọ đến với cách mạng.
Đến người cộng sản kiên định
Trở thành một trí thức cách mạng, Nguyễn Hữu Thọ tích cực hoạt động kháng chiến ở Sài Gòn bị tạm chiếm “bằng những hình thức thích hợp”. Ông cùng đồng chí, đồng đội - những người hoạt động họp pháp, những cán bộ lãnh đạo bí mật, những chiến sĩ bị giặc bắt giam cầm, xử án - và nhân dân yêu nước Sài Gòn - Chợ Lớn đấu tranh với kẻ thù trên nhiều trận địa, ở các lĩnh vực khác nhau. Cuộc chiến đấu âm thầm, không tiếng súng nhưng vô; cùng nguy hiểm… đòi hỏi sự tỉnh táo, thông minh và sáng suốt.
Trong việc bào chữa cho các chiến sĩ yêu nước, cách mạng hay những đồng bào bị rơi vào tay địch bị đưa ra xét xử, đồng chí Nguyễn Hữu Thọ không chỉ thế hiện tấm lòng yêu mến, kính trọng mà còn biểu lộ tinh thần yêu nước, chiến đấu chống kẻ thù. Ổng đã dựa vào luật pháp của địch để tố cáo tội ác của chúng.
Ngoài nhiệm vụ của một luật sư yêu nước, Nguyễn Hữu Thọ còn tiến hành cuộc đấu tranh yêu nước trong nhiều hoạt động khác, như vận động các trí thức Sài Gòn ra bản “Tuyên ngôn đòi Chính phủ Pháp chấm dứt chiến tranh xâm lược, đàm phán với chính phủ kháng chiến để lập lại hòa bình trên cơ sở công nhận độc lập, tự do cho Việt Nam”.
Chiến thắng mùa xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Sau chiến thăng 30/4/1975, những hy sinh mất mát của đồng bào, đồng chí đã thôi thúc Nguyễn Hữu Thọ trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới, chế độ mới trên đất nước Việt Nam. Với cương vị là Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đồng chí Nguyễn Hữu Thọ nhận thức rõ trách nhiệm của mình trước nhân dân, trước Tổ quốc về những công việc cần thực hiện để tiến tới thống nhất đất nước.
Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam thống nhất được tiến hành trong toàn quốc. Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ được giới thiệu ứng cử ở Sài Gòn và đã trúng cử đại biểu Quốc hội nước Việt Nam thống nhất với số phiếu rất cao. Tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội nước Việt Nam, đồng chí Nguyễn Hữu Thọ đã đọc bản tham luận quan trọng với chủ đề: “Xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh và hạnh phúc là tiếng gọi động viên, đoàn kết chặt chẽ hơn bao giờ hết”. Một lần nữa, ông khẳng định Quốc hội mới được bầu là kết quả của ý chí và nguyện vọng của toàn dân Việt Nam, đó là độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đóng góp lớn cho đất nước
Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI, đồng chí Nguyễn Hữu Thọ được bầu làm Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với cương vị Phó Chủ tịch nước, đồng chí được cử phụ trách các vấn đề về đối ngoại và đã có nhiều đóng góp vào công tác ngoại giao của Đảng, Nhà nước. Một trong những đóng góp quan trọng của đồng chí Nguyễn Hữu Thọ là ông đã cùng Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trường Chinh tổ chức xây dựng dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Với uy tín và kiến thức luật học uyên bác của mình, đồng chí đã cùng với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tập hợp được các luật gia có danh tiếng tham gia soạn thảo bản Hiến pháp sửa đổi. Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ đã có những ý kiến rất thiết thực trong các cuộc họp của Ban dự thảo Hiến pháp, góp phần vào sự hình thành bản Hiến pháp mới trình Quốc hội vào năm 1980.
Ngày 5/4/1980, đồng chí Nguyễn Hữu Thọ được Quốc hội cử làm Quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trên cương vị Quyền Chủ tịch nước, đồng chí Nguyễn Hữu Thọ đã ký lệnh Công bố bản Hiến pháp năm 1980. Hiến pháp năm 1980 đã thể chế hóa đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước Việt Nam, khẳng định rõ những quyền hạn và nghĩa vụ của công dân Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới.
Ghi nhận công lao cống hiến của đồng chí Nguyễn Hữu Thọ, tại Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất (17/11/1995), Tổng Bí thư Đỗ Mười đã khẳng định: “Luật sư Nguyễn Hữu Thọ...nhà trí thức tiêu biểu, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, người chiến sĩ từng trải thử thách trên mặt trận đấu tranh chống xâm lược vì độc lập dân tộc, vì công lý và công bằng xã hội, đã có những đóng góp quý báu vào sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc trong mấy thập kỷ qua”.
Công Nam