Kỷ niệm 60 năm Chiến thắng trận đầu của Hải quân và quân dân miền Bắc

Ngày 2/8, tại Hải Phòng, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng trận đầu của Hải quân Nhân dân Việt Nam và quân dân miền Bắc (ngày 2 và 5/8/1964 – ngày 2 và 5/8/2024).

Dự lễ kỷ niệm có Thượng tướng Phạm Hoài Nam - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Vũ Hải Sản – Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm - Tư lệnh Quân chủng Hải quân; Trung tướng Nguyễn Quang Ngọc - Tư lệnh Quân khu 3…

Ngoài ra, còn có đại diện lãnh đạo một số cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, lãnh đạo thành phố các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình và các đại biểu, cựu chiến binh, cán bộ chiến sĩ Quân chủng Hải quân.

Tại buổi lễ, Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm đã ôn lại bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa to lớn của chiến thắng ngày 2 và 5/8/1964.

60 năm đã trôi qua nhưng những hình ảnh cán bộ, chiến sĩ Hải quân cùng quân dân miền Bắc dũng cảm trong chiến đấu vẫn còn in đậm trong tâm trí mỗi chúng ta.

Toàn cảnh Lễ kỷ niệm 60 Chiến thắng trận đầu của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Toàn cảnh Lễ kỷ niệm 60 Chiến thắng trận đầu của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Nhiều cựu chiến binh từng tham gia trận đánh tới dự lễ kỷ niệm.

Nhiều cựu chiến binh từng tham gia trận đánh tới dự lễ kỷ niệm.

Trước kẻ thù mạnh hơn, đông hơn, thủ đoạn thâm độc hơn, chỉ với những con tàu nhỏ bé (trọng tải chưa đầy 30 tấn), Hải quân Nhân dân Việt Nam lần đầu tiên ra quân chiến đấu đã hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng phòng không, công an vũ trang, quân dân các địa phương ven biển chiến đấu anh dũng, đánh đuổi tàu khu trục Ma-đốc của đế quốc Mỹ ra khỏi vùng biển của ta, bắn rơi 8 máy bay, bắn bị thương nhiều chiếc khác, bắt sống giặc lái Mỹ đầu tiên trên vùng biển, vùng trời miền Bắc.

Chiến thắng ngày 2 và 5/8/1964 là chiến công tiêu biểu đầu tiên của Hải quân Nhân dân Việt Nam và cũng là chiến thắng trận đầu của quân và dân miền Bắc trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm - Tư lệnh Quân chủng Hải quân, ôn lại bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa to lớn của chiến thắng ngày 2 và 5/8/1964.

Phó Đô đốc Trần Thanh Nghiêm - Tư lệnh Quân chủng Hải quân, ôn lại bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa to lớn của chiến thắng ngày 2 và 5/8/1964.

 Tàu khu trục Ma-đốc 731 thuộc biên đội 77, Hạm đội 7 Mỹ xâm phạm vùng biển miền Bắc Việt Nam.

Tàu khu trục Ma-đốc 731 thuộc biên đội 77, Hạm đội 7 Mỹ xâm phạm vùng biển miền Bắc Việt Nam.

Chiến thắng mãi mãi là biểu tượng của ý chí kiên cường bất khuất Việt Nam; là sự khẳng định ý chí dám đánh, quyết đánh và biết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của Hải quân nói riêng và toàn quân, toàn dân ta nói chung.

Đây còn là chiến thắng của sức mạnh tinh thần toàn dân tộc, của trí tuệ và nghệ thuật quân sự Việt Nam “lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn”; phát huy tổng lực sức mạnh của cả dân tộc đánh thắng kẻ thù mạnh hơn ta gấp nhiều lần bằng các trang bị, vũ khí hiện có.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thượng tướng Phạm Hoài Nam - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng luôn ghi nhớ và tri ân các anh hùng liệt sỹ, các đồng chí thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đã tham gia chiến đấu làm nên chiến công lịch sử này.

Truyền thống và những bài học kinh nghiệm từ Chiến thắng trận đầu của Hải quân Nhân dân Việt Nam và quân dân miền Bắc vẫn còn nguyên giá trị, cần tiếp tục được nghiên cứu vận dụng vào thực tiễn để xây dựng Quân đội, Quân chủng Hải quân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại…

Thượng tướng Phạm Hoài Nam - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, phát biểu tại lễ kỷ niệm.

Thượng tướng Phạm Hoài Nam - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, phát biểu tại lễ kỷ niệm.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với các cựu chiến binh.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với các cựu chiến binh.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng lưu ý, Quân chủng Hải quân cần tiếp tục thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân trên biển; chủ động hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng và cấp ủy, chính quyền các địa phương xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân và “thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc.

Đồng thời, tiếp tục tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh trên các địa bàn, các vùng biển, đảo; làm tốt hơn nữa công tác dân vận, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ ngư dân làm ăn sinh sống trên biển, phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn, góp phần cùng các lực lượng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Nguyễn Hoàn

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/ky-niem-60-nam-chien-thang-tran-dau-cua-hai-quan-va-quan-dan-mien-bac-post1660270.tpo